Tồn tại trong việc xác định chủ trương đầu tư:

Một phần của tài liệu quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tần giao thông vận tải ở việt nam (Trang 41 - 45)

I. ĐÁNHGIÁ TỔNG QUAN CÔNG TÁC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CSHT GTVT 5 NĂM 2001-

1. Những tồn tại:

1.2. Tồn tại trong việc xác định chủ trương đầu tư:

- Định hướng đầu tư, xác định khả năng hiệu quả đầu tư, tính khả thi của dự án xây dựng. Đây là công đoạn ảnh hưởng lớn nhất. Chủ trương đầu tư sai chiếm tới 60-70% số thất thoát và lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản. Có thể mất trắng toàn bộ vốn và gây hậu quả lâu dài cho khu vực và xã hội có thể lớn hơn rất nhiều lần so với vốn trực tiếp đầu tư cho công trình ban đầu. Riêng phần này báo chí trước đây hầu như không đề cập tới, thời gian gần đây mới có nói đến nhưng không nhiều và không đi vào gốc rễ vấn đề. Nếu tổng kết thì con số lớn khủng khiếp. Là một nước không lớn nhưng đã có trên 100 cảng biển ở 24 tỉnh, thành phố (một số cảng biển chỉ cách nhau 130 km); 80 cảng hàng không và sân bay chuyên dùng, chi phí đầu tư cho một sân bay lên đến hàng tỷ đô la Mỹ. Ví dụ: chi phí ước tính cho sân bay Long Thành (Đồng Nai) là 8 tỷ USD. Việc bố trí nhiều bến cảng ở các vùng, địa phương quá gần nhau mà chưa tính đến sự liên kết trong việc khai thác có hiệu quả hạ tầng kỹ thuật hiện có, chưa phù hợp với khả năng phát triển kinh tế: cảng Hòn La (Quảng Bình) cách cảng Vũng Áng 25km, Cảng Chân Mây (Thừa Thiên Huế) cách cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) 30 km; cảng Dung Quất cách cảng Kỳ Hà 10 km. Dự án xây dựng hệ thống thoát nước đường Tân Kỳ - Tân Quý, theo kết luận của thanh tra nhà nước do không gắn việc xây dựng dự án với qui hoạch giao thông nên khi dự án xây xong phải phá bỏ toàn bộ hệ thống gồm 216 hầm thoát hố ga và 711 cống phi 400, số tiền thất thoát và lãng phí chiếm 3% tổng mức đầu tư của công trình. Hay như đầu tư dự án không tính đến nguồn cung cấp nguyên liệu sản xuất tương ứng với qui mô của nhà máy dẫn đến thiếu nguyên liệu như công trình nhà máy đường Linh Cảm (Hà Tĩnh), nhà máy sản xuất bột giấy Kon Tum chương trình xây dựng 44 nhà máy mía đường có tổng số vốn xây dựng là 10.050 tỉ đồng nhưng có tới 25 nhà máy thua lỗ, phát sinh dư nợ trên 6.000 tỉ đồng.

- Việc đầu tư theo phong trào dẫn đến hiệu ứng xi măng lò đứng và các nhà máy đường mọc lên ở khắp mọi nơi. Vì vậy khi xây dựng xong một số nhà máy không có đủ điều kiện và nguyên liệu để hoạt động, một số nhà máy phải di dời đến các địa phương khác gây thất thoát và lãng phí về tiền của. Chẳng hạn, công ty đường Linh Cảm (Hà Tĩnh) khi xây dựng xong đã phải vay 70 tỉ đồng để di chuyển qua cả nghìn cây số vào Trà Vinh; nhà máy đường Thừa Thiên Huế cũng phải di chuyển về Phú Yên. Một số Nhà máy đường làm ăn thua lỗ do không tính toán hết các điều kiện khi xây dựng như nhà máy đường Quảng Bình đến hết năm 2002 lỗ khoảng 136 tỉ đồng chưa kể khoản vay khó trả để xây dựng nhà máy là trên 170 tỉ đồng.

- Thất thoát và lãng phí trong khâu quyết định đầu tư thường bắt nguồn từ việc xác định mục tiêu đầu tư dự án do không được chủ đầu tư cân nhắc, tính toán trước khi xây dựng nên khi công trình hoàn thành đưa vào sử dụng, chủ đầu tư mới nhận thấy công trình phát huy không hiệu quả. Ví dụ: Tại một số địa phương đã đầu tư hành trăm tỉ đồng để cải thiện và xây dựng mới một loạt chợ như chợ đầu mối Đền Lừ với số vốn đầu tư hơn 10 tỉ đồng, chợ đầu mối Xuân Đỉnh, chợ xe máy Quảng An (Tây Hồ) đầu tư hơn 6 tỉ đồng, chợ đầu mối Hải Bá (Đông Anh) đầu tư 13 tỉ đồng,

+ Trong nông nghiệp còn nặng đầu tư vào các công trình thuỷ lợi (chiếm hơn 70% vốn đầu tư của nghành), chủ yếu là các công trình thuỷ lợi phục vụ cây lúa, việc xây dựng các công trình thuỷ lợi tưới cho các loại cây công nghiệp còn ít, còn coi nhẹ đầu tư thuỷ lợi cấp nước cho công nghiệp và dân sinh, cho nuôi trồng thuỷ sản. Vốn cho công tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, công tác nghiên cứu phát triển giống, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư thời gian đầu chưa được quan tâm thoả đáng (những năm gần đây đã được điều chỉnh).

+ Cơ cấu đầu tư còn nhiều điểm chưa hợp lý như đầu tư ngân sách cho một số nghành và sản phẩm được bảo hộ; đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn và cơ sở hạ tầng còn thấp, Việc đầu tư phục vụ việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế còn ít, nặng về đầu tư quốc doanh, chưa có chính sách tốt để thu hút các nguồn vốn ngoài ngân sách, đầu tư phát triển nông nghiệp và nông thôn.

+ Mới quan tâm đầu tư “đầu vào” nhằm phát triển năng lực sản xuất, chưa quan tâm đến đầu ra của sản xuất, đầu tư cho cơ sở hạ tầng phục vụ lưu thông hàng hoá, đầu tư cho công tác bảo quản chế biến sau thu hoạch, đầu tư thông tin thị trường chưa tương xứng. Mới quan tâm đầu tư theo chiều rộng, lấy số lượng làm chính, do vậy một số hàng hoá nông sản làm ra thường chất lượng không cao, chủng loại, mẫu mã kém, không phù hợp với yêu cầu của thị trường, giá thành cao hơn các nứơc trong khu vực và trên thế giới, khả năng cạnh tranh khó khăn; tỷ lệ nông sản qua chế biến thấp, phần lớn xuất khẩu hàng nông sản của ta vẫn là sản phẩm thô.

+ Do khả năng ngân sách còn hạn chế, nên bố trí đầu tư của nhà nước cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn chỉ đáp ứng được khoảng 55 - 60% yêu cầu phát triển của nghành, chưa tương xứng với vai trò và vị trí của khu vực nông nghiệp và nông thôn.

+ Trong công nghiệp và các nghành kinh tế, hầu hết các công trình đầu tư đã quá chú trọng vào việc đầu tư để tăng công suất sản xuất mà chưa chú ý đúng mức đến năng lực cạnh tranh của đầu ra tiêu thụ sản phẩm được thị trường chấp nhận đến mức nào; tuy có quy hoạch nhưng còn rất lúng túng trong việc tạo ra một hệ thống chính sách, biện pháp phù hợp để thực hiện quy hoạch gắn với thị trường, nên đã dẫn tới việc đầu tư quá mức trong một số ngành, làm cho một số sản phẩm cung vượt quá cầu; chưa tập trung đổi mới công nghệ theo hướng hiện đại nên chất luợng sản phẩm chưa cao, giá thành chưa hạ; chưa đầu tư đúng mức cho công

nghiệp sản xuất vật liệu, công nghiệp chế tạo, công nghiệp công nghệ cao để tăng cường khả năng chủ động của nền kinh tế trong điều kiện hội nhập ngày càng sâu. Một số dự án, chương trình đầu tư phát triển công nghiệp đã đề ra trong mỗi kỳ kế hoạch 5 năm chưa được triển khai hoặc triển khai chậm do chưa tính hết các yếu tố khách quan từ phía đối tác và cả yếu tố chủ quan, trong đó có yếu tố thiếu nguồn vốn.

Một phần của tài liệu quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tần giao thông vận tải ở việt nam (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w