Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Đào tạo nhân lực tại công ty cổ phần BTH Hà nội (Trang 36 - 38)

1.3.2.1. Đối thủ cạnh tranh

Trong xu thế hội nhập quốc tế, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt và khó khăn hơn. Các doanh nghiệp không chỉ phải cạnh tranh ở cấp độ quốc gia, mà khó khăn hơn là phải cạnh tranh với nhiều doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài có kinh nghiệm hơn trong kinh tế thị trường. Để có thể cạnh tranh thành công, việc đầu tư vào công tác đào tạo và phát triển NNL là điều tất yếu.

Nhận thức được tầm quan trong của công tác đầu tư này, nhiều doanh nghiệp nhà nước cũng như tư nhân đã chú trọng vào công tác đào tạo và phát triển nhân lực hơn nữa, tích cực đổi mới, cải thiện công tác đào tạo và phát triển nhân lực.

Nước ta ngày càng hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, mở cửa hội nhập toàn cầu hóa, vì thế các doanh nghiệp trong nước dần sẽ không còn

được ưu tiên nữa, môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng với tất cả các doanh nghiệp nhà nước cũng như tư nhân, doanh nghiệp Việt Nam cũng như

doanh nghiệp nước ngoài đã và đang diễn ra. Vì thế đầu tư vào con người,

đầu tư vào đào tạo là chiến lược đúng đắn để doanh nghiệp Việt Nam đứng vững trên thị trường của mình.

1.3.2.2. Môi trường kinh tế chính trị, xã hội

Nước ta là quốc gia đã được thế giới công nhận là nước có nền kinh tế

chính trị ổn định, môi trường sống lành mạnh. Vì thế doanh nghiệp Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội hơn để phát triển kinh tế. Các doanh nghiệp làm ăn phát

Thêm nữa, nước ta hội nhập ngày càng sâu rộng, môi trường an ninh ổn

định, cơ chế pháp luật thông thoáng, cơ chế cạnh tranh lành mạnh thì ngày càng nhiều doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam hơn, các doanh nghiệp Việt Nam cũng tiến hành sát nhập và mở rộng quy mô ngày càng lớn vì thế

mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải xây dựng chiến lược cạnh tranh, coi con người là nhân tố quyết định trong cạnh tranh ngày nay. Bởi thế quan tâm đến đào tạo và phát triển là việc cần thiết ở tất cả các doanh nghiệp.

Trong mấy năm gần đây Đảng và Nhà nước ngày càng có nhiều chính sách quan tâm tới học tập hơn, các biện pháp cải tổ nghành giáo dục, tiến tới

đào tạo phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp. Khuyến khích các chương trình hướng nghiệp và hội chợ việc làm để các doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo có điều kiện đào tạo những học viên phù hợp với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp đồng thời các doanh nghiệp cũng tìm được những trung tâm

đào tạo uy tín để cử cán bộ của mình theo học.

Nước ta là nước có dân số trẻ, dân số trong độ tuổi lao động lớn nên nhu cầu được đào tạo và phát triển nghề của người dân cao. Dân tộc ta lại có truyền thống ham học hỏi, chăm chỉ, cần cù, thông minh, sáng tạo nhưng với xuất phát điểm là nước nông nghiệp kém phát triển, nền khoa học kỹ thuật chưa cao vì thế nhu cầu được đào tạo và phát triển ở tất cả các ngành và các lĩnh vực là điều tất yếu, để có thể theo kịp với các quốc gia tiến bộ trên thế

giới.

Như vậy, ngoài các nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến công tác đào tạo nhân lực tại doanh nghiệp thì còn các nhân tố khách quan như: môi trường cạnh tranh, các chủ trương, chính sách của chính phủ, quy định pháp luật và chính trị: Các nhân tố chính phủ, pháp luật và chính trị tác động đến tổ chức cũng như công tác đào tạo và phát triển NNL theo các hướng khác nhau. Chúng có thể tạo ra cơ hội nhưng cũng có thể gây trở ngại, thậm chí là rủi ro

thật sự cho tổ chức. Sựổn định về chính trị, sự nhất quán về quan điểm chính sách sẽ tạo điều kiện cho công tác đào tạo và phát triển được thực hiện một cách suôn sẻ; nó cũng luôn là sự hấp dẫn lớn đối với các nhà đầu tư mà đầu tư

cho đào tạo và phát triển NNL không phải là ngoại lệ. Hệ thống pháp luật về

việc đào tạo và phát triển NNL được xây dựng và hoàn thiện cũng là điều kiện thuận lợi cho công tác này cũng như các tổ chức.

Một phần của tài liệu Đào tạo nhân lực tại công ty cổ phần BTH Hà nội (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)