1.3.1.1. Nhân tố con người
Con người là yếu tố cấu thành nên tổ chức do đó tất cả các hoạt động trong tổ chức đều chịu sử tác động của nhân tố này. Tuỳ từng hoạt động mà con người ảnh hưởng nhiều hay ít, đối với công tác đào tạo và phát triển thì yếu tố con người ảnh hưởng mạnh mẽ. Chúng ta đều nhận thấy, con người khác với động vật là biết tư duy, do đó con người luôn có các nhu cầu khác nhau mà nhu cầu học tập và phát triển của NLĐ ngày càng được chú trọng hơn. Nhân tố con người tác động đến đào tạo được chia ra làm hai nhân tố tác
động đó là con NLĐ (lao động trực tiếp) và con người quản lý (cán bộ quản lý).
Còn NLĐ là đối tượng lao động trực tiếp sản xuất tạo ra doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Khi NLĐ muốn nâng cao trình độ thì họ có thể đề xuất với cấp trênnguyện vọng được học tập và nếu họ có nhu cầu muốn học hỏi thì họ sẽ tự
giác học tập, do đó chất lượng sau đào tạo cũng sẽđược nâng cao một cách rõ rệt.
Bất cứ ai cũng có sở thích riêng, có người sở thích học tập nghiên cứu, làm việc, yêu thích một nghề nào đó. Nếu NLĐ yêu thích nghề nghiệp mình
đã chọn thì khi được đi đào tạo họ sẽ hăng say học hỏi, tìm tòi nhiều kiến thức mới. Do đó, công tác đào tạo được tiến hành thuận lợi và hiệu quả đạt được cao hơn. Công tác này cũng nhằm giảm bớt các tác nhân chán nản, không muốn học…
Một yếu tố rất quan trọng của nhóm yếu tố con người tác động đến công tác đào tạo đó là trình độ của NLĐ. Trình độ của họ ở mức độ nào, trình
độ cao hay thấp, ý thức học tập, ý thức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm của NLĐ như thế nào sẽ quyết định đến việc lựa chọn phương pháp đào tạo, chương trình đào tạo và hình thức đào tạo cho phù hợp với từng đối tượng.
1.3.1.2. Nhân tố quản lý
Ngoài nhân tố con người thì có rất nhiều nhân tố khác ảnh hưởng đến công tác đào tạo nhân lực. Như các nhân tố:
Mục tiêu, chiến lược phát triển kinh doanh của doanh nghiệp tác động mạnh mẽđến công tác đào tạo và phát triển NNL. Chính mục tiêu, chiến lược sẽ quyết định hướng phát triển của doanh nghiệp đồng thời đặt ra những yêu cầu cho công việc trong thời gian tới. Bên cạnh đó cũng đưa ra những kỹ
năng, trình độ NNL cần có, bởi vậy sẽ quyết định hình thức đào tạo, phương pháp đào tạo, số lượng đào tạo nhiều hay ít, bộ phận nào có người đi đào tạo, kinh phí đào tạo,…Chúng ta muốn làm một cái gì đó cũng cần phải có kinh phí, do đó công tác này cũng chịu ảnh hưởng của yếu tố tài chính, nếu kinh phí được đầu tư nhiều thì các chương trình đào tạo được tiến hành thuận lợi và có thểđem lại kết quả cao hơn.
Các chương trình đào tạo nhân lực tiên tiến cũng ảnh hưởng không nhỏ đến công tác này. Các chương trình mới, tiên tiến thường phát huy những ưu
điểm và có những giải pháp khắc phục các nhược điểm của các chương trình trước nên doanh nghiệp cũng cần tìm hiểu và nghiên cứu áp dụng thửđối với tổ chức mình. Mặt khác, các đối thủ cạnh tranh mà có các chương trình đào tạo và phát triển mới, hấp dẫn cho NLĐ thì sẽ thu hút những nhân tài từ các doanh nghiệp. Bởi vậy, doanh nghiệp nói chung và công tác đào tạo, phát triển nhân lực nói riêng luôn cần phải cập nhập nhanh chóng các chương trình
Trình độ của đội ngũđào tạo là một phần quyết định đến hiệu quảđào tạo. Chúng ta cần lựa chọn đội ngũ giảng dạy từ các nguồn khác nhau như
trong nội bộ tổ chức hay liên kết với các trường chính quy hoặc mời chuyên gia vềđào tạo. Các giảng viên cần có kiến thức sâu rộng, có kinh nghiệm và
đặc biệt phải am hiểu về tình hình của doanh nghiệp cũng như các chiến lược, phương hướng đào tạo của tổ chức. Tuy theo từng đối tượng mà lựa chọn giảng viên, đối với lao động trực tiếp nên lựa chọn những người có tay nghề
giỏi, có khả năng truyền đạt và có lòng nhiệt tình trong doanh nghiệp để giảng dạy nhằm giảm chi phí thuê ngoài.
Ngoài các nhân tố thuộc về nội dung đào tạo tác động đến quá trình thì một yếu tố khác cũng có sự ảnh hưởng không nhỏ đó là công tác đánh giá thực hiện công việc. Nếu công tác đánh giá được tiến hành công bằng, đúng
đắn với các chỉ tiêu chính xác, sát với từng nhóm công việc sẽ giúp cho việc xác định các nội dung đào tạo, nhu cầu đào tạo do yêu cầu công việc cũng như đối tượng đào tạo, loại hình đào tạo được chính xác và đem lại hiệu quả
cao hơn.
Công tác tuyển mộ, tuyển chọn lao động trong doanh nghiệp cũng cần
được xây dựng mang tính chiến lược và tổ chức thực hiện một cách cụ thể, công bằng. Doanh nghiệp cần lập các kế hoạch về nguồn lao động cho từng bộ phận từ đó tiến hành tuyển mộ và tuyển chọn nhân lực phù hợp. Qua đó, chất lượng lao động mới tuyển vào từng bước được nâng cao giúp ích cho công tác đào tạo mới được tiến hành thuận lợi, đơn giản hơn và giảm các chi phí đào tạo lại.
Bên cạnh đó, một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến công tác này là các nguồn lực của doanh nghiệp bao gồm: tài chính, tài sản, uy tín của doanh nghiệp trên thị trường,…sẽ quyết định hướng mà doanh nghiệp định đầu tư
cho công tác đào tạo và phát triển là nhiều hay ít, có áp dụng những khoa học tiên tiến nhanh chóng hay không?,…
Hàng năm, doanh nghiệp thường tiến hành rà soát chất lượng của các trang thiết bị, máy móc và công nghệ để ra các quyết định có nên trang bị
thêm các công nghệ, thiết bị mới cho phù hợp với nhu cầu của công việc cũng như nhu cầu của xã hội. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nên các doanh nghiệp cũng tiến hành chuyên môn hoá nhiều hơn đồng thờiáp dụng triệt để các thành tựu của khoa học vào quá trình sản xuất - kinh doanh nhằm thu được kết quả cao. Chính vì vậy, nó ảnh hưởng đến công tác đào tạo và phát triển NNL trong doanh nghiệp. Công tác này nhằm cung cấp một lượng lao động không nhỏ có chất lượng cao và nhằm định hướng, chuẩn bị cho NLĐ những công việc trong tương lai phù hợp với xu thế mới. Do vậy, muốn công tác đào tạo đạt kết quả cao thì doanh nghiệp cần trang bị đầy đủ các thiết bị máy móc phục vụ cho quá trình thực hiện.
Nếu công ty đưa ra các chính sách hỗ trợ đào tạo, các chủ trương nâng cao nghiệp vụ, tính lương qua năng suất lao động, các cuộc thi đua người tốt việc tốt…Các chính sách đưa ra càng cụ thể, rõ ràng và quan tâm đến NLĐ đặc biệt là việc nâng cao trình độ của NLĐ thì càng tác động mạnh mẽ đến công tác đào tạo và phát triển NNL đồng thời đáp ứng được nhu cầu học tập,
đào tạo của NLĐ. Do đó các chương trình khuyến khích vật chất và tinh thần cũng tác động sâu sắc đến công tác đào tạo và phát triển NNL đồng thời là nhân tố quan trọng góp phần làm tăng năng suất lao động cũng như tạo lợi thế
cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Các nhân tố khác như triết lý quản lý, văn hoá doanh nghiệp và các chương trình phúc lợi là yếu tố đem lại những lợi ích cho NLĐ. Nếu một doanh nghiệp chú trọng đến văn hoá doanh nghiệp thì đời sống của NLĐ được quan tâm nhiều hơn, những mong muốn của họ cũng có thể được đáp
ứng dễ dàng hơn do đó cũng ảnh hưởng đến công tác đào tạo và phát triển nhân lực trong doanh nghiệp.