Giải pháp về nguồn thông tin.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại Chi nhánh NHĐT&PT Cầu Giấy.DOC (Trang 87 - 89)

- Về cán bộ: Bên cạnh những đội ngũ cán bộ dày dạn kinh nghiệm nghiệp

3.2.4. Giải pháp về nguồn thông tin.

Bước đầu tiên trong quá trình thẩm định dự án đầu tư là việc thu thập thông tin liên quan và có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình vận

hành của dự án nhưng vấn đề khó khăn đặt ra cho công tác thẩm định từ phía ngân hàng là thông tin tư dự án đầu tư do khách hàng xây dựng để vay vốn thường có nhiều thiếu sót, thông tin thị trường thường mang tính chung chung, các thông tin bất lợi cho dự án thường được che dấu, lĩnh vực chuyên môn của các ngành nghề ngày càng đa dạng,…Do đó, vấn đề tìm kiếm thông tin để phục vụ cho công tác thẩm định dự án thường chiếm rất nhiều thời gian, bên cạnh đó việc cập nhật thông tin không đầy đủ, kịp thời, phiến diện cũng sẽ dễ dàng dẫn đến những sai lầm trong công tác thẩm định như bác bỏ một dự án mà nó thật sự tốt hoặc chấp nhận một dự án mà nó không hiệu quả.

Quá trình cạnh tranh ngày càng gay gắt trong nền kinh tế nói chung và đối với ngành ngân hàng nói riêng đã tạo nên những lỗ hổng khá lớn trong công tác thẩm định từ đó dẫn đến những sai lầm trong các quyết định đầu tư đã làm cho tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng ngày càng gia tăng. Do đó, vấn đề thu thập thông tin hiện nay được đánh giá là bước quan trọng nhất có tính chất quyết định đến chất lượng của công tác thẩm định.

Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, với sự đa dạng của các nguồn thông tin cùng với cách thức và các phương tiện xử lý thông tin ngày càng hiện đại, việc thu thập đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin để phục vụ cho công tác thẩm định dự án đầu tư không còn là điều quá khó và chiếm nhiều thời gian trong công tác thẩm định, nhưng cái khó ở đây là ngân hàng phải biết cách chắt lọc những thông tin chính xác và trung thực.

* Đối với thông tin từ phía khách hàng xin vay:

Bên cạnh những tài liệu khách hàng cung cấp, cán bộ thẩm định cần thường xuyên xuống cơ sở, trao đổi trực tiếp với cán bộ công nhân viên, khảo sát đánh giá máy móc thiết bị đang vận hành, từ đó, cán bộ thẩm định có cái nhìn toàn diện và kỹ lưỡng về tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng quản lý, những tài sản hiện có cũng như đời sống của người lao động.

* Đối với nguồn thông tin từ nội bộ Ngân hàng:

Ngân hàng cần xây dựng một hệ thống lưu trữ và cung cấp thông tin nội bộ hiện đại, khoa học. Tất cả các bộ phận thuộc ngân hàng có trách nhiệm và nghĩa vụ phải cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác và thường xuyên cho hệ thống thông tin nội bộ này. Đặc biệt, cần tiến hành phân loại thông tin thành các thông tin bắt buộc và các thông tin tham khảo. Bên cạnh đó, cần phải tăng cường trao đổi thông tin, học hỏi kinh nghiệm giữa các cán bộ thẩm định và giữa các bộ phận trong toàn ngân hàng.

* Đối với nguồn thông tin từ bên ngoài:

Đây là nguồn thông tin rất đa dạng, phong phú nhưng cũng khó chọn lọc vì tính chính xác không cao. Ngân hàng cần cân nhắc chọn lựa để tập hợp những thông tin đáng tin cậy. Nguồn thông tin này gồn có:

- Thông tin từ khách hàng mà ngân hàng có quan hệ: thông qua các khách hàng của mình, nhất là những khách hàng cùng kinh doanh trên lĩnh vực mà dự án sẽ hoạt động, cán bộ thẩm định sẽ thu thập được những thông tin cần thiết

như: thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra, thị trường các nguyên liệu đầu vào, giá thành của sản phẩm,…

- Thông tin từ đối tác của khách hàng: thông qua đối tượng này, cán bộ thẩm định sẽ biết được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong quá khứ và hiện tại, uy tín và năng lực của doanh nghiệp.

- Thông tin từ các chuyên gia kỹ thuật: các thông tin về kỹ thuật của dự án là những thông tin rất khó kiểm chứng đối với cán bộ thẩm định. Họ cần phải tham khảo ý kiến của các chuyên gia kỹ thuật để có được thông tin chính xác nhất về tính hợp lý, khả thi cũng như độ chính xác, an toàn của các máy móc, trang thiết bị liên quan đến dự án đầu tư.

- Thông tin từ các công ty kiểm toán: đây là nguồn thông tin rất đáng tin cậy vì độ chính xác là rất cao tuy nhiên, do chi phí cho một cuộc kiểm toán là khá lớn nên hiện nay, rất ít doanh nghiệp muốn kiểm toán và công tác kiểm toán trở chưa trở nên phổ biến.

* Đối với nguồn thông tin từ Ngân hàng Nhà nước:

Hiện nay, mạng thông tin tín dụng (CIC) của Ngân hàng Nhà nước có thể cung cấp thông tin tương đối đầy đủ về mức độ tín nhiệm tín dụng của khách hàng. Tuy nhiên, độ tin cậy của các thông tin này phụ thuộc rất lớn vào tính chính xác của các báo cáo do các NHTM cung cấp. Vì vậy, ngoài nguồn thông tin này, ngân hàng cần chủ động khai thác thêm thông tin từ các bộ phận khác của Ngân hàng Nhà nước như Vụ chiến lược khách hàng, Vụ tín dụng, Vụ quản lý ngoại hối,…Bên cạnh đó, ngân hàng cần liên kết chặt chẽ với các chi nhánh cùng hệ thống và các NHTM khác vì lợi ích của cả hai bên và vì lợi ích chung của toàn ngành ngân hàng. Ngoài ra, ngân hàng có thể thu thập thông tin từ báo chí, từ mạng Internet,…

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại Chi nhánh NHĐT&PT Cầu Giấy.DOC (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w