Tài sản cố định & đầu tư dài hạn 20.014 22.030 23

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại Chi nhánh NHĐT&PT Cầu Giấy.DOC (Trang 61 - 63)

T.đó: - TSCĐ 18.310 22.030 21.473

TSCĐ hữu hình 18.310 18.397 17.880

TSCĐ vô hình 0 3.633 3.593

Đầu tư tài chính dài hạn 1.704 0 0

B Tổng nguồn vốn 37.567 39.340 40.833

I Nợ phải trả 17.037 16.362 17.034

1 Nợ ngắn hạn 9.448 11.577 11.260

1.1 TĐó: - Vay ngắn hạn 2.993 0 2.976

1.2 -Phải trả cho người bán 5.401 9.538 6.286

-Phải trả CNV 527 333 348

2 Nợ dài hạn 7.589 4.785 5.773

Trong đó vay dài hạn 7.589 4.785 5.773

II Nguồn vốn chủ sở hữu 16.156 22.911 23.800

TĐó: Nguồn vốn KD 16.038 22.200 22.200

Lợi nhuận chưa phân phối 0 579 1.508

Hệ số nợ 0,45 0,42 0,42

Hệ số thanh toán hiện hành 1,40 1,49 1,52

- Tổng tài sản của Công ty qua các năm có xu hướng tăng, tỷ trọng tài sản của Công ty tương đối đồng đều. Đến ngày 31/03/2005 tài sản lưu động chiếm 42,04% tổng tài sản, tài sản cố định chiếm 57,96%. Công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, máy móc thiết bị nhiều nên tỷ trọng tài sản như trên là tương đối hợp lý.

+ Tài sản cố định vô hình 31/3/2005 là 3.593 trđ, đây là giá trị quyền sử dụng đất của Công ty.

+ Các khoản phải thu của Công ty đến thời điểm 31/03/2005 là 3.432trđ, trong đó phải thu của khách hàng là 1.802trđ, đây là các khoản phải thu của các đại lý bán hàng. Trong các khoản phải thu không có phải thu khó đòi.

- Cơ cấu nguồn vốn: Tỷ trọng nợ phải trả/Tổng nguồn vốn tương đối thấp. Đến ngày 31/03/2005 tỷ trọng này là 41,72%, trong đó các khoản phải trả cho người bán chiếm 55,83%. Nguồn vốn chủ sở hữu chiếm 58,29% tổng nguồn vốn. Năm 2004 nguồn vốn kinh doanh của Công ty là 22.200trđ, tăng so với năm 2003 là 6.162trđ, do Công ty cổ phần hoá bổ xung vốn điều lệ. Khả năng tự tài trợ của Công ty tốt.

+ Nợ ngắn hạn đến ngày 31/03/2005 là 11.260trđ, chiếm 66% nợ phải trả. Các khoản phải trả người bán là 6.286trđ, chiếm 56% nợ ngắn hạn. Công ty chiếm dụng vốn của bạn hàng, tiết kiệm chi phí.

- Hệ số thanh toán hiện hành và thanh toán nhanh của Công ty chấp nhận được.

c. Tình hình quan hệ với các TCTD và ngân hàng.

Hiện tại Công ty có quan hệ tín dụng với Ngân hàng ĐT&PT Cầu Giấy, Ngân hàng Công thương Cầu Giấy.

Ngân hàng và TCTD Dư nợ vay đến ngày 31/03/2005 Ngân hàng ĐT&PT Cầu Giấy. Trong đó:

Vay trung hạn TM Vay dài hạn KHNN

4200trđ 4625USD

Ngân hàng Công thương Cầu Giấy 2300trđ

*Xếp loại theo QĐ số 5645/QD-TDDV2 ngày 31/12/2003 của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam và QĐ số 2090 ngày 26/4/2005 của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam về việc sửa đổi, bổ xung QĐ số 5645/QĐ-TDDV: Tại thời điểm 31/12/2004 Công ty cổ phần Thủ Đô được 77 điểm, xếp loại B+.

Nhận xét chung: Công ty cổ phần Thủ Đô được cổ phần hoá từ Công ty Bánh kẹo Thủ Đô, có vốn Nhà nước chiếm 51,76% tổng vốn điều lệ.Tổ chức và hoạt động theo luật doanh nghiệp. Công ty có đầy tủ tư cách pháp nhân. Sản xuất kinh doanh tăng trưởng và có lãi, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

sách Nhà nước. Trong quan hệ tín dụng với Ngân hàng ĐT&PT Cầu Giấy không phát sinh nợ quá hạn và lãi treo.

2.2.2.2. Nội dung thẩm định dự án “ Đầu tư dây chuyền sản xuất bánh kẹo”.

a, Mục đích và sự cần thiết phải đầu tư dự án:

Công ty cổ phần Bánh kẹo Thủ Đô tiền thân là nhà máy kẹo Thủ đô được thành lập ngày 22/08/84 trên cơ sở sát nhập 2 xí nghiệp: Xí nghiệp kẹo Thủ đô và Xí nghiệp chế biến bột mỳ Thanh Xuân. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chính của công ty là công nghiệp bánh kẹo, rượu và nước giải khát. Trải qua những khó khăn sau khi sát nhập cùng với những biến động mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, Công ty đã hết sức cố gắng khắc phục sự thiếu hụt về vốn và cơ sở vật chất nghèo nàn để đưa sản xuất vào thế ổn định, từ chỗ chỉ có một vài loại sản phẩm sản xuất bằng phương pháp thủ công hoặc bán cơ khí, đến nay Công ty đã có hàng chục loại sản phẩm với hai dây chuyền cơ khí hoá sản xuất kẹo cứng của Ba lan và bốn dây chuyền tự động sản xuất các loại kẹo mềm cao cấp của Đức, một dây chuyền sản xuất kẹo cứng cao cấp của Hà lan. Những thiết bị đã được đầu tư từ những năm 90, mặc dù Công ty đã rất quan tâm đến việc cải tiến quy trình công nghệ cũng như mẫu mã sản phẩm nhưng vì thiết bị và công nghệ sản xuất lạc hậu nên chất lượng sản phẩm kẹo không cao. Mặt hàng kẹo trên thị trường rất phong phú và đa dạng về chất lượng cũng như chủng loại sản phẩm, luôn được đổi mới về mẫu mã và chất lượng sản phẩm kể cả sản phẩm được sản xuất trong nước và nhập ngoại. Sản phẩm kẹo Thủ Đô chịu sự cạnh tranh khốc liệt. Hiện nay sản lượng kẹo tiêu thụ của Công ty đang giảm dần, đặc biệt là sản lượng kẹo Hương cốm và các loại kẹo mềm cao cấp. Vì vậy, Công ty quyết định đầu tư mới dây chuyền sản xuất kẹo sữa nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường về sản phẩm kẹo, mặt hàng chủ lực và đang là thương hiệu của Công ty.

Sản phẩm bánh “French Pancake“, một loại bánh kiểu trứng nướng theo công nghệ của Pháp – Có công nghệ sản xuất và tính năng sản phẩm gần giống với sản phẩm bánh quế Thủ Đô. Việc lựa chọn đầu tư dây chuyền sản xuất bánh “French Pancake“, không những để tiếp tục phát triển dòng sản phẩm bánh quế, đa dạng hoá chủng loại, mẫu mã sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh, củng cố thương hiệu về sản phẩm bánh cao cấp trên thị trường của Công ty cổ phần Bánh kẹo Thủ Đô.

b, Tổng vốn đầu tư của dự án và chi phí của từng hạng mục công trình.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại Chi nhánh NHĐT&PT Cầu Giấy.DOC (Trang 61 - 63)