Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại Chi nhánh NHĐT&PT Cầu Giấy.DOC (Trang 51 - 55)

Chỉ một năm sau ngày được thành lập, Chi nhánh Cầu Giấy đã trở thành một trong những đơn vị hoạt động kinh doanh có hiệu quả tiêu biểu của BIDV.

2.1.3.1. Công tác nguồn vốn

Về công tác nguồn vốn: xác định rõ vị trí quan trọng của công tác huy động vốn, Chi nhánh tiếp tục giữ vững và phát triển nền vốn dân cư, tìm kiếm và mở rộng tiền gửi của các tổ chức kinh tế.

Trước khi được nâng cấp, mạng lưới hoạt động của BIDV Cầu Giấy còn mỏng nhưng đến nay đã bước đầu mở rộng. Ngoài việc mạnh dạn chuyển hai phòng giao dịch đến một địa điểm mới gần khu dân cư, Chi nhánh Cầu Giấy còn mở mới 03 quỹ tiết kiệm nhằm đưa các dịch vụ ngân hàng đến gần với người dân hơn. Chỉ trong một thời gian ngắn, BIDV Cầu Giấy đã phát hành được 19.000 thẻ ATM với hiệu suất giao dịch ở mỗi máy đạt tới 600 giao dịch một tháng đã cho thấy những thành công của Chi nhánh trong việc phát triển dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là công tác phát hành thẻ.

Sự phát triển nguồn vốn liên tục tại Chi nhánh được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 5: Tình hình huy động vốn

Năm 2003 2004 2005 2004/2003 2005/2004

Chỉ tiêu Lượng % Lượng % Lượng % C/lệch % C/lệch %

1. Dư TG bình quân 919.86 100 966 100 1478 100 46.14 5.02 512 53.00 - TG tổ chức KT 59.21 6.44 150 15.53 215 14.55 90.79 153.34 65 43.33 - TG dân cư 860.65 93.56 816 84.47 1263 85.45 -44.65 -5.19 447 54.78 2. Dư TG đến 31/12 955.45 100 982 100 1521 100 26.55 2.78 539 54.89 - TG tổ chức KT 85.65 8.96 163 16.60 220 14.46 77.35 90.31 57 34.97 - TG dân cư 869.8 91.04 819 83.40 1301 85.54 -50.8 -5.84 482 58.85 Nguồn: Phòng Nguồn vốn

Qua số liệu của ba năm trở lại đây, ta thấy, trong công tác huy động vốn của Chi nhánh thì tiền gửi của cá nhân chiếm phần lớn so với tiền gửi của các tổ chức kinh tế, thường chiếm tới hơn 80%. Nguyên nhân là do Chi nhánh đóng trên địa bàn quận Cầu Giấy, là nơi có dân cư đông đúc và tập trung chủ yếu là các đơn vị hành chính sự nghiệp. Vì thế mà số dư tiền gửi của các tổ chức kinh tế chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số nguồn tiền gửi.

Kể từ khi chuyển thành Chi nhánh cấp I, hoạt động huy động vốn rất phát triển và tăng trưởng với tốc độ rất nhanh.Dư tiền gửi bình quân năm 2004 mới chỉ tăng có 46.14 tỷ đồng (5.02%) nhưng đến năm 2005 đã tăng với tốc độ ngoạn mục 512 tỷ đồng (53%). Tăng trưởng về nguồn vốn khá là đều giữa 2 loại tiền gửi dân cư và tiền gửi của các tổ chức kinh tế.

2.1.3.2. Công tác tín dụng

Đối với công tác tín dụng, không chỉ nghiêm túc thực hiện chỉ đạo kiểm soát tăng trưởng tín dụng của BIDV Trung ương, Chi nhánh Cầu Giấy cũng đã chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng cho vay có đảm bảo và chú trọng phát triển dịch vụ. Sau một năm hoạt động, chất lượng tín dụng đã được cải thiện, dư nợ phản ánh thực chất hơn, chất lượng tín dụng được nâng lên một bước. Tuy nhiên, dư nợ chủ yếu là dư nợ Nhà nước trong lĩnh vực xây lắp là khu vực tiềm ẩn nhiều rủi ro trong khi ngành chỉ đạo nên giảm cho vay ở lĩnh vực này. Đây chính là vấn đề Chi nhánh đang phải tìm cách tháo gỡ.

Bảng 6: Công tác tín dụng

Nguồn : Phòng Tín dụng

Năm 2003 2004 2005 2004/2003 2005/2004

Chỉ tiêu Lượng % Lượng % Lượng % C/lệch % C/lệch %

1. Dư nợ CV bình quân 253.9 100 396 100 781 100 142.1 55.97 385 97.22 - Trung, dài hạn 45.77 18.03 58.25 14.71 157 20.10 12.48 27.27 98.73 169.49 - Ngắn hạn 208.12 81.97 337.75 85.29 624 79.90 129.63 62.29 286.27 84.76 2. Dư nợ đến 31/12 247.63 100 354 100 802 100 106.37 42.96 448 126.55 - Trung, dài hạn 39.43 15.92 52.47 14.82 189 23.57 13.04 33.07 136.53 260.21 - Ngắn hạn 208.2 84.08 301.53 85.18 613 76.43 93.33 44.83 311.47 103.30

Qua bảng số liệu trên, ta thấy dư nợ cho vay của Chi nhánh tăng liên tục và tăng một số lượng đáng kể. Dư nợ bình quân cho vay năm 2004 là 396 tỷ đồng, tăng 142.1 tỷ (55.97%) so với năm 2003. Và cao hơn nữa là sư nợ bình quân của năm 2005, đó là 781 tỷ đồng, tăng 385 tỷ ( 97.22%) so với năm 2004. Những con số này đã thể hiện sự tăng trưởng rất tốt về mặt tín dụng. Chi nhánh đã đáp ứng tốt nhu cầu về vốn cho nền kinh tế và hoàn thành xuất sắc kế hoạch đã đề ra.

Về cơ cấu tín dụng, Chi nhánh tập trung nhiều hơn đến cho vay ngắn hạn, chiếm khoảng gần 80% tổng dư nợ. còn trung dài hạn chỉ chiếm khoảng 20% tổng dư nợ.

2.1.3.3. Công tác thanh toán.

* Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt.

Cùng với các nghiệp vụ ngân hàng khác, công tác thanh toán không dùng tiền mặt giữ một vai trò quan trọng. Thanh toán nhanh, chính xác góp phần tăng tốc độ chu chuyển vốn của nền kinh tế, hạn chế đến mức thấp nhất việc chiếm dụng vốn giữa các đơn vị thanh toán.

Hệ thống Ngân hàng ĐT&PTVN và Chi nhánh Cầu Giấy đã và đang từng bước cải tiến công tác thanh toán, hiện đại hóa hệ thống thanh toán. Hiện nay, toàn hệ thống đã triển khai công tác thanh toán tập trung qua mạng vi tính kết nối của trung tâm thanh toán và tất cả các Chi nhánh tỉnh, thành phố và các Chi nhánh trực thuộc tỉnh thay thế cho công tác thanh toán liên ngân hàng trước đây.

Các hình thức thanh toán chủ yếu được sử dụng tại Chi nhánh hiện nay là séc và ủy nhiệm chi. Doanh số thanh toán bằng ủy nhiệm chi chiếm 70%, séc chuyển khoản chiếm 15%, séc bảo chi 15%, ủy nhiệm thu 1% trên tổng doanh số thanh toán không dùng tiền mặt.

* Hoạt động thanh toán bằng tiền mặt.

Cùng với sự phát triển của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, hoạt động thanh toán bằng tiền mặt cũng không ngừng lớn mạnh. Doanh số thanh toán bằng tiền mặt năm 2004 tăng 663 tỷ (4.26%) so với năm 2003. Con số này đối với năm 2005 là 221 tỷ (9.57%) so với năm 2004.

Bảng 7: Tình hình thanh toán trong nước.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại Chi nhánh NHĐT&PT Cầu Giấy.DOC (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w