DN quốc doanh
Trong tổng dư nợ cho vay XNK của CN, đối tượng cho vay phần lớn vẫn tập trung cho vay doanh nghiệp quốc doanh nhưng tỷ trọng cho vay doanh nghiệp quốc doanh đã giảm dần qua các năm.
Năm 2006, dư nợ cho vay doanh nghiệp quốc doanh đạt 548 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 83,41% trong tổng dư nợ cho vay XNK. Đến năm 2009, dư nợ cho vay doanh nghiệp quốc doanh tăng lên 1.425 tỷ đồng nhưng tỷ trọng chỉ chiếm 68,21% tổng dư nợ cho vay XNK, tỷ lệ cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh đạt 664 tỷ đồng, chiếm 31,79%, tăng 105.57% so với 2008.
Sở dĩ dư nợ cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng lên nhanh như vậy là do đến thời điểm này, đã có rất nhiều doanh nghiệp quốc doanh tiến hành cổ phần hoá nên tỷ lệ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã tăng lên đáng kể. Bên cạnh đó, do chiến lược phát triển hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam là
khuyến khích phát triển theo hướng giảm tỷ trọng cho vay doanh nghiệp quốc doanh không có TSĐB, chú trọng và ưu tiên cho vay các doanh nghiệp có TSĐB, mà đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh khi muốn vay vốn cần phải có TSĐB để giảm bớt rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tuy nhiên, các khách hàng truyền thống của CN vẫn là các doanh nghiệp quốc doanh lớn, với các dự án cần tài trợ vốn lớn CN sẽ thực hiện cho vay đồng tài trợ để phân tán rủi ro nên tỷ trọng cho vay XNK đối với các doanh nghiệp này vẫn cao.
2.2.1.2. Hoạt động bảo lãnh
Bảo lãnh là hoạt động đang được phát triển tại CN, nằm trong chiến lược phát triển các hoạt động dịch vụ nhằm tăng nguồn thu ngoài lãi của CN. Các sản phẩm bảo lãnh chính thường được khách hàng sử dụng tại CN là: bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh bảo hành, bảo lãnh thanh toán,…Để được CN chấp nhận bảo lãnh, các doanh nghiệp đều phải đáp ứng các yêu cầu về TSĐB, vốn tự có ít nhất bằng giá trị khoản bảo lãnh.
Kết quả đạt được từ hoạt động bảo lãnh của CN là rất khả quan, được thể hiện qua bảng số liệu sau: