NHÁNH THÀNH PHỐ HÀ NỘ
3.1.1. Định hướng hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam
Hoạt động XNK luôn được Đảng và Nhà nước ta coi trọng, coi đó là hoạt động kinh tế mũi nhọn của đất nước. Trong chiến lược kinh tế đất nước đến 2010, Đảng
và Nhà nước đã đưa ra định hướng: “Nhà nước có chính sách khuyến khích mạnh mẽ các thành phần kinh tế tham gia sản xuất kinh doanh XNK hàng hoá, dịch vụ.”
Do trong thời gian vừa qua, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất trong lịch sử đã làm kinh tế các nước gặp nhiều khó khăn khiến hoạt động XNK của các doanh nghiệp nước ta bị tác động mạnh. Sức mua tại các thị trường lớn bị giảm sút, kim ngạch XK của Việt Nam giảm đáng kể. Trong bối cảnh nền kinh tế như vậy, Đảng và Nhà nước đã đưa ra định hướng phát triển hoạt động XNK:
* Về xuất khẩu
Mục tiêu tổng quát của hoạt động XK là phát triển XK với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững, làm động lực thúc đẩy tăng trưởng GDP, giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động. Đẩy mạnh sản xuất và XK các mặt hàng có lợi thế cạnh tranh, tích cực phát triển các mặt hàng khác có tiềm năng thành những mặt hàng XK chủ lực mới, theo hướng nâng cao hiệu quả XK.
Chuyển dịch cơ cấu XK theo hướng đẩy mạnh XK những mặt hàng có giá trị gia tăng cao; tăng sản phẩm chế biến, chế tạo, sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, giảm dần tỷ trọng hàng XK thô.
Để đạt được các mục tiêu trên, các phương hướng chính cần triển khai thực hiện như sau:
Một là, thực hiện đồng bộ các biện pháp nâng cao chất lượng tăng giá trị hàng hóa XK đối với các mặt hàng truyền thống, các mặt hàng sản xuất do bi hạn chế về cơ cấu (diện tích, năng suất, thời tiết... ) không có điều kiện tăng nhiều về khối lượng, trong đó đặc biệt chú ý đến các mặt hàng nông, lâm, thủy sản.
Hai là, tăng cường đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, chú trọng đổi mới công nghệ, thiết bị, đẩy mạnh sản xuất và XK các mặt hàng có kim ngạch lớn, có khả năng tăng trưởng cao, có đóng góp quan trọng cho việc thực hiện kế hoạch XK cũng như giải quyết nhiều công ăn việc làm, góp phần ổn đinh xã hội như các sản phẩm chế biến: dệt may, giầy dép, đồ gỗ, sản phẩm nhựa, dây cáp điện... Rà soát và phát hiện các mặt hàng có khả năng sản xuất nhưng không hoặc chưa bị hạn chế về thi trường như đồ nhựa các loại, sản phẩm cơ khí và túi xách, mũ, ô, dù...
Ba là, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xúc tiến doanh nghiệp, tìm kiếm và mở rộng thị trường, đẩy mạnh đầu tư sản xuất và XK các mặt hàng có tiềm năng phát triển không bị hạn chế về khả năng sản xuất, sử dụng nhiều nguyên liệu trong nước như: hàng thủ công mỹ nghệ, sản phẩm cao su, hàng thực phẩm chế biến, hoá mỹ
Bốn là, tập trung khai thác theo chiều sâu, chiều rộng đối với các thị trường XK truyền thống, thị trường XK trọng điểm đi đôi với việc phát triển các thị trường có chung đường biên giới với Việt Nam thông qua việc xem xét điều chỉnh những quy định không phù hợp hạn chế XK thời gian qua.
Năm là, giảm chi phí sản xuất nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa ở cả doanh nghiệp và Nhà nước. Về phía doanh nghiệp cần tổ chức sản xuất hợp lý, nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. Về phía nhà nước chủ động rà soát và điều chỉnh những cơ chế chính sách chưa phù hợp theo hướng mở; không tăng thuế NK các mặt hàng là đầu vào sản xuất nói chung và XK nói riêng tạo điều kiện cho doanh nghiệp tận dụng cơ hội giảm giá do suy thoái của thị trường thế giới tạo một mặt bằng chung với thị trường thế giới và kích thích sản xuất tiêu dùng.
* Về nhập khẩu
- Nhà nước chủ trương hạn chế tình trạng nhập siêu, thực hiện hạn chế NK như kiểm soát NK theo 3 nhóm hàng: Nhóm cần NK, nhóm cần kiểm soát và nhóm hạn chế NK.
+ Nhóm hàng cần NK: Đây là nhóm hàng thiết yếu, là đầu vào cho sản xuất và XK, do đó phải đảm bảo và tạo thuận lợi cho NK để ổn định sản xuất không áp dụng các biện pháp hành chính và kinh tế để quản lý. Tuy nhiên vẫn phải tính đến khả năng giảm hợp lý NK ở nhóm này thì mới có khả năng giảm nhập siêu vì tỷ trọng khối này chiếm tới gần 4/5 tổng giá trị NK.
+ Nhóm cần kiểm soát: gồm mặt hàng NK tuy cần thiết nhưng vẫn cần phải kiểm soát: sản phẩm chế tạo từ gang thép, sản phẩm dầu gốc, gas, đá quý, kim loại quý, chiếm tỷ trọng 16% trên tổng kim ngạch NK.
+ Nhóm mặt hàng hạn chế NK gồm: nguyên phụ liệu thuốc lá, hàng tiêu dùng, ôtô nguyên chiếc dưới 12 chỗ, linh kiện ôtô dưới 12 chỗ, linh kiện và phụ tùng xe gắn máy. Tỷ trọng nhóm này ở mức thấp nhất so với 2 nhóm trên, chiếm 6,6% trên tăng kim ngạch NK.