Mạ nanô sử dụng vật liệu gia cƣờng là CNTs biến tính

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo lớp vỏ mạ crôm gia cường bằng ống nanô cacbon (Trang 34 - 35)

Một khó khăn khi thực hiện mạ với ống nanô cacbon là sự tụ đám của các ống nanô cacbon. Để khắc phục điều này, người ta thường dùng phương pháp hoá học biến tính bề mặt CNTs bằng cách gắn các nhóm chức hoá học lên vách của CNTs làm cho CNTs phân tán vào trong dung dịch được tốt hơn.

Trong một nghiên cứu gần đây nhất của phòng Vật lý và Công nghệ linh kiện điện tử, tác giả Bùi Hùng Thắng [8] đã tiến hành mạ thành công lớp mạ Ni có gia cường CNTs và CNTs đã biến tính. Bước đầu kiểm tra tính chất cơ học của các lớp mạ cho thấy lớp mạ Ni có gia cường vật liêu CNTs đã biến tính thể hiện các tính chất tốt hơn hẳn. Các ảnh SEM chụp bề mặt lớp mạ cho thấy một lượng CNTs phân tán khá đều trên bề mặt của lớp mạ.

Tuy nhiên, trong nhiều lĩnh vực cơ khí và máy móc lại đòi hỏi một lớp mạ có độ cứng cao và chịu mài mòn tốt, và đa số trong các trường hợp đó thì lớp mạ crôm được ưu tiên lựa chọn sử dụng [48, 49, 50]. Các yêu cầu kỹ thuật thực tế này ngày càng đỏi hỏi lớp mạ crôm có độ cứng và độ bền cao. Mặc dù vậy thì các nghiên cứu để chế tạo lớp mạ crôm có gia cường bằng các vật liệu khác nhau cho đến nay vẫn còn rất khiêm tốn do việc chế tạo lớp mạ crôm composit gặp rất nhiều khó khăn do sự thoát khí hiđrô mạnh. Chính vì vậy việc nghiên cứu để khắc phụ khó khăn này và đáp ứng được các yêu cầu của thực tế trở nên ngày càng quan trọng. Việc lựa chọn CNTs để làm vật liệu gia cường cho lớp mạ crôm hi vọng rằng có thể tạo ra được những kết quả mới như mong đợi.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo lớp vỏ mạ crôm gia cường bằng ống nanô cacbon (Trang 34 - 35)