Phƣơng pháp đo độ bền mài mòn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo lớp vỏ mạ crôm gia cường bằng ống nanô cacbon (Trang 49 - 52)

Chƣơng 2: THỰC NGHIỆM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.5.4. Phƣơng pháp đo độ bền mài mòn

Độ bền mài mòn của một vật liệu nói chung hay lớp mạ nói riêng được đánh giá thông qua khả năng chống chịu mài mòn trong điều kiện làm việc có ma sát cao. Độ bền mài mòn thì tỷ lệ nghịch với độ mài mòn, tức là nếu lớp mạ có độ bền mài mòn cao thì sẽ có độ mài mòn thấp. Phương pháp đo độ bền mài mòn dựa trên sự so sánh độ mài mòn (theo khối lượng bị hao hụt sau quá trình đo) của các mẫu ở cùng các điều kiện chuẩn theo quy định của thiết bị. Các mẫu mạ đo độ mài mòn được chế tạo trong cùng một chế độ nhiệt độ, mật độ dòng và thời gian mạ.

Phép đo độ mài mòn được tiến hành trên máy APGI - G13.01 của ĐỨC, (hình 26) tại phòng đo lường, trung tâm công nghệ, Tổng cục đo lường quân đội.

Phép đo được thực hiện với các chuẩn sau: - Mẫu hình trụ  = 16 mm.

- Đế thép dày 6 mm. - Lớp mạ dày 90- 100 μm. - Lực ấn lên đầu mẫu là 1 kg. - Hành trình mài mòn là 40 m. - Giấy ráp loại P100.

Hình 25: Mô tả thiết bị đo độ cứng tế vi theo phép đo Vickers.

Ngoài các phương pháp trên chúng tôi còn sử dụng một số phương pháp phân tích cấu trúc khác. Để xác định sự tạo thành của CNTs biến tính chúng tôi sử dụng phép phân tích phổ hồng ngoại (hệ máy FTIR của viện Hoá học) và phép phân tích phổ tán xạ Raman (máy phân tích phổ tán xạ Raman của viện Khoa học vật liệu). Phép phân tích EDX của hệ máy FE-SEM S-4800 (viện Khoa học vật liêu) được sử dụng để xác định hàm lượng của CNTs trong các mẫu mạ Cr- composit. Cấu trúc pha của các lớp mạ được phân tích trên máy nhiễu xạ tia X (viện Khoa học vật liệu).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo lớp vỏ mạ crôm gia cường bằng ống nanô cacbon (Trang 49 - 52)