a) Yếu tố kinh tế
Các yếu tố như tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lãi suất, tỷ giá, tỷ lệ lạm phát…có ảnh hưởng rất lớn không chỉ đến một doanh nghiệp mà đến tất cả các doanh nghiệp trong ngành và trong nền kinh tế. Do các yếu tố này tương đối rộng cho nên mỗi doanh nghiệp cần chọn lọc để nhận biết các yếu tố tác động cụ thể, ảnh hưởng trực tiếp nhất.
Tỷ lệ lãi suất: Tỷ lệ lãi suất ảnh hưởng đến mức cầu đối với sản phẩm của doanh nghiệp, quyết định mức chi phí về vốn và do đó quyết định mức đầu tư, đó có thể là nhân tố chủ yếu quyết định tính khả thi của chiến lược. Ví dụ, một công ty có thể bỏ vốn vào một chiến lược mở rộng quy mô sản xuất rất tham vọng bằng nguồn tiền vay. Hành động này có thể đưa lại thành công lớn
--- nếu tỷ lệ lãi suất là thấp và được dự đoán là ít biến động. Nhưng là thất bại nếu các dự đoán đưa ra khả năng tăng mạnh lãi suất.
Tỷ lệ lạm phát: Nếu nền kinh tế của một quốc gia có tỷ lệ lạm phát cao sẽ không thể nào dự đoán được giá trị thực của lợi nhuận có thể thu được khi triển khai một dự án, đó chính là nguy cơ đối với các doanh nghiệp khi muốn thực hiện các hoạt động đầu tư và làm cho các hoạt động đầu tư trở nên gặp rủi ro lớn. Thực tế lạm phát năm 2008 cho thấy khi giá nguyên vật liệu tăng cao đại đa số các chủ đầu tư đều có xu hướng dừng hoặc làm chậm tiến độ xây dựng nhằm “tránh bão” tuy nhiên vẫn có rất nhiều các chủ đầu tư không tránh khỏi việc phá sản do dự báo thị trường sai và cơ cấu vốn vay quá nhiều. b) Yếu tố quan hệ quốc tế
Những thay đổi về môi trường quốc tế xuất hiện cả những cơ hội cũng như nguy cơ về việc mở rộng thị trường trong nước và nước ngoài của một doanh nghiệp. Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam hiện nay mang lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào, điểm nổi bật là vào những năm gần đây ngay sau khi gia nhập WTO chúng ta đã thu hút một lượng vốn khổng lồ vào bất động sản. Đồng thời cũng tạo ra sự cạnh tranh ngày càng mạnh hơn thị trường trong nước.
c) Yếu tố công nghệ
Do sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ đã diễn ra xu hướng xuất hiện ngày càng nhiều sản phẩm mới có khả năng thay thế một phần hoặc toàn bộ sản phẩm hiện có trên thị trường, làm cho chu kỳ sống của sản phẩm dần bị ngắn lại, các doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều thách thức tiềm ẩn cũng như có được nhiều cơ hội hơn mở ra trong tương lai. Thực tế cho thấy yếu tố công nghệ thường ảnh hưởng đến giai đoạn khai thác bất động sản hơn giai đoạn đầu tư, ngoài ra khoảng cách thời gian từ khi đầu tư xây dựng cho
--- đến khi khai thác là khá xa nên trong kế hoạch đầu tư cần phải tính toán sao cho khi khai thác, sử dụng bất động sản đạt hiệu quả cao nhất.
d) Yếu tố xã hội
Các yếu tố xã hội như xu hướng tiêu dùng của con người, thói quen tiêu dùng, tỷ lệ tăng dân số, dịch chuyển dân số, phong tục tập quán đều có tác động đến hoạt động của các doanh nghiệp. Chính vì vậy, các doanh nghiệp đều phải phân tích các yếu tố xã hội nhằm xác định rõ văn hoá khu vực dự định đầu tư bất động sản VD: Không thể đầu tư xây dựng khách sạn 5* tại những khu vực liền kề khu ổ chuột được, điều này tạo nên nghịch lý văn hoá của cư dân vùng này và tầng lớp khách hàng sống trong khách sạn
e) Điều kiện tự nhiên:
Trong quá trình đầu tư bất động sản việc xây dựng được tiến hành ngoài trời trên diện rộng với thời gian khá lâu nên việc chịu tác động của tự nhiên là tất yếu, điều này sẽ kéo theo sự điều chỉnh về thời điểm tung sản phẩm, cách thức huy động vốn và sử dụng nguồn lực của các chủ đầu tư. Chính vì vậy chúng ta phải có sự tính toán sao cho hợp lý để đảm bảo tính lien tục của quá trình đầu tư khi bị các tác động của tự nhiên.