Chiến lược nghiên cứu và phát triển:

Một phần của tài liệu Lập chiến lược đầu tư bất động sản tại công ty cổ phần Vinapol.DOC (Trang 35)

a, Mục tiêu và nhiệm vụ

Mục tiêu của chiến lược nghiên cứu và phát triển là đảm bảo kĩ thuật – công nghệ sản xuất đáp ứng được yêu cầu thực hiện các mục tiêu chiến lược tổng quát đã xác định. Để hoàn thành mục tiêu trên, các chiến lược nghiên cứu và phát triển có thể bao hàm các nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, khác biệt hoa sản phẩm.

- Nghiên cứu phát triển công nghệ mới và / hoặc cải tiến hoàn thiện công nghệ hiện có.

- Nghiên cứu lựa chon công nghệ phù hợp với chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp và xây dựng phương thức chuyển giao công nghệ mới phù hợp.

- Nghiên cứu cải tiến, hoàn thiện hoặc đổi mới toàn bộ hoặc một bộ phận trang thiết bị công nghệ.

- Nghiên cứu vật liệu mới thay thế các loại vật liệu đang sử dụng.

b, Các giải pháp chiến lược

--- - Nghiên cứu và phát triển như tổ chức và tổ chức lại đội ngũ cán bộ nghiên cứu và phát triển ở phạm vi toàn doanh nghiệp phù hợp với các nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển đã xác định

- Các giải pháp tài chính: Ngân quỹ dành cho nghiên cứu và phát triển phụ thuộc vào các nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển cụ thể trong thời kì đó.

- Các giải pháp thuộc các lĩnh vực khác: Các giải pháp này liên quan đến các lĩnh vực hoạt động gắn liền với nghiên cứu và phát triển như tài chính, mua sắm, sản xuất,…Mục tiêu là tạo ra sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ phận nghiên cứu và phát triển và các bộ phận có liên quan.

1.4.3.4 .4.Chiến lược sản xuất:

a, Mục tiêu và nhiệm vụ chiến lược

Chiến lược sản xuất có mục tiêu chủ yếu là đảm bảo thực hiện nhiệm vụ sản xuất sản phẩm phụ hợp với các mục tiêu chiến lược tổng quát, với các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp với chi phí kinh doanh tối thiểu.

Nhiệm vụ chủ yếu của chiến lược sản xuất:

- Nghiên cứu mối quan hệ biện chứng giữa quy mô sản xuất và chi phí kinh doanh sản xuất đơn vị sản phẩm bình quân;

- Xác định các nhiệm vụ sản xuất chiến lược cho toàn doanh nghiệp và từng đơn vị kinh doanh chiến lược cụ thể

b, Các nhân tố và giải pháp Các nhân tố chiến lược chủ yếu:

- Xây dựng chiến lược sản xuất và liên kết trong sản xuất nhằm giảm thiểu chi phí kinh doanh sản xuất; tập trung đầu tư cho các yếu tố tạo ra lợi thế chiến lược;

--- Các giải pháp chiến lược cần thiết để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ đâ xác định trong thời kì chiến lược phụ thuộc vào các nhân tố ảnh hưởng tới chiến lược sản xuất. Trong đó, có thể bao hàm các giải pháp liên quan trực tiếp đến các bộ phận sản xuất và phục vụ sản xuất và các giải pháp phối hợp các bộ phận khác nhau trong thực hiện nhiệm vụ sản xuât.

1.

4.3.4.5 Chiến lược mua sắm và dự trữ:

a, Mục tiêu và nhiệm vụ

Chiến lược mua sắm và dự trữ nhằm đảm bảo thực hiện nhiệm vụ mua sắm nguyên vật liệu đáp ứng yêu cầu sản xuất với chi phí kinh doanh tối thiểu và là cơ sở để thực hiện các mục tiêu chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

Mục tiêu chủ yếu phải đạt được là giảm thiểu các rủi ro về nguồn cung cấp nguyên vật liệu và xây dựng các nguồn cung ứng nguyên vật liệu dài hạn, đảm bảo duy trì lợi thế cạnh tranh lâu dài của doanh nghiệp

b, Nhân tố và giải pháp chủ yếu

Để biến các mục tiêu của chiến lược mua sắm và dự trữ thành hiện thực cần xác định các giải pháp chiến lược cần thiết.

Đó là các giải pháp chiến lược đảm bảo nguồn cung ứng chiến lược nhằm xây dựng và phát triển cơ sở vật chất cho quản trị mua sắm và dự trữ như đảm bảo cho nguồn cung ứng chiến lược được duy trì một cách có kết quả và đảm bảo hoạt động quản trị nguồn cung ứng được triển khai có hiệu quả và kết quả.

---

1.5. TRÌNH TỰ LẬP CHIẾN LƯỢC ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN:1.5.1. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN: 1.5.1. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN:

1.5 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

.1.1. Tầm quan trọng của việc xác định mục tiêu chiến lược:

Mục tiêu của doanh nghiệp là kết quả mà doanh nghiệp phấn đấu và có khả năng đạt được trong một khoảng thời gian xác định. Các mục tiêu luôn phải được xác định một cách rõ ràng và cụ thể mới đảm bảo cho doanh nghiệp đạt được thành công.

Các mục tiêu giúp cho nhà quản trị doanh nghiệp thấy được doanh nghiệp của họ trong tương lai và hiệu quả đầu tư. Các mục tiêu là cơ sở cho việc thiết kế, tổ chức các hoạt động và quản lý các hoạt động đó. Nó cũng cung cấp cho các nhà quản trị cơ sở để đưa ra các quyết định phù hợp. Mục tiêu sẽ định hướng và phát triển tinh thần làm việc của doanh nghiệp, không có mục tiêu doanh nghiệp sẽ khó có thể đạt được thành công trong kinh doanh.

Để xác định được mục tiêu hợp lý, doanh nghiệp phải căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp mình. Đặc biệt phải xem xét điểm mạnh, điểm yếu cũng như cơ hội nguy cơ và các mối đe doạ mà doanh nghiệp đã thấy được trong quá trình phân tích môi trường kinh doanh và nội bộ doanh nghiệp.

1.

5.1.2 Các loại mục tiêu của doanh nghiệp:

Thông thường về mặt thời gian doanh nghiệp có ba loại mục tiêu : Ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Việc xác định khoảng thời gian cho ngắn hạn, trung hạn và dài hạn phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp và đặc điểm cụ thể của sản phẩm. Mục tiêu ngắn hạn trong phạm vi một năm, có khi chỉ là một vụ. Nhưng về nguyên tắc mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, mục tiêu ngắn hạn là cơ sở để thực hiện mục tiêu dài hạn.

---

1.

5.1.3 Các nguyên tắc xác định mục tiêu:

Việc xác định mục tiêu cho thời kỳ chiến lược là rất quan tọng, cho nên trong quá trình xác định mục tiêu các nhà quản trị cần thực hiện theo nguyên tắc sau:

- Tính cụ thể: Đề cập đến mục tiêu cần làm rõ liên quan đến vấn đề gì, tiến độn thực hiện như thế nào và kết quả cuối cùng đạt được.

- Tính khả thi: Mục tiêu đặt ra không chỉ dựa trên sự mong muốn của các nhà quản trị mà còn phải căn cứ vào khả năng của doanh nghiệp.

- Tính thống nhất: Các mục tiêu đề ra phải phù hợp với nhau để việc thực hiện một mục tiêu nào đó không cản trở đến việc thực hiện mục tiêu khác. - Tính linh hoạt: Những mục tiêu đề ra cần phải được xem xét thường xuyên để có thể điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với những sự thay đổi của môi trường nhằm tận dụng những cơ hội và tránh những nguy cơ có thể xảy ra.

1.5.2.TRÌNH TỰ LẬP CHIẾN LƯỢC ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN:

Xây dựng chiến lược bao gồm việc phân tích môi trường bên trong để tìm ra những điểm mạnh và điểm yếu, đồng thời phân tích môi trường bên ngoài để xác định các cơ hội và nguy cơ. Dựa trên mục tiêu, điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ để vạch ra các chiến lược và lựa chọn chiến lược tốt nhất.

Yếu tố quan trọng nhất của việc xây dựng và lựa chọn chiến lược chính là tầm nhìn của người hoạch định chiến lược. Sự phân tích và trực giác là cơ sở để ra những quyết định về việc hình thành chiến lược phù hợp với môi trường kinh doanh. Hoạch định chiến lược không chỉ dựa vào các dữ kiện quá khứ, hiện tại mà còn phải dựa trên cơ sở của dự báo tương lai.

Ta có quy trình hoạch định chiến lược kinh doanh bao gồm 8 bước: Hình 2.1 : Quy trình tám bước xây dựng chiến lược

---

( Nguồn Giáo trình chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp – NXB Lao Động- 2002, trang 14)

Bước 1: Phân tích và dự báo về môi trường bên ngoài chính là việc dự báo các yếu tố môi trường có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong thời kỳ chiến lược và đo lường chiều hướng, mức độ ảnh hưởng của chúng.

Bước 2: Tổng hợp kết quả phân tích và dự báo về môi trường bên ngoài chỉ rõ các thời cơ, cơ hội và cả những thách thức, rủi ro, cạm bẫy có thể xảy ra trong thời kỳ chiến lược.

Bước 3: Phân tích dự đoán môi trường bên trong doanh nghiệp. Nội dung đánh giá và phán đoán cần đảm bảo tính toàn diện, hệ thống, cần tập trung vào tình hình hoạt động của doanh nghiệp như hệ thống marketing, nghiên cứu và phát triển, tổ chức nhân sự, tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Phân tích và dự báo về môi trưòng

kinh doanh bên ngoài

Tổng hợp kết quả phân tích và dự báo về môi trường kinh doanh bên

ngoài

Đánh giá và phán đoán đúng môi trường bên trong của doanh nghiệp

Tổng hợp kết quả phân tích và dự báo về môi trường kinh doanh bên

ngoài (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng hợp kết quả phân tích và dự báo về môi trường kinh doanh bên

ngoài Hình thành (các) phương án chiến lược Quyết định chiến lược tối ưu phù hợp với phương pháp sử dụng Xác định các nhiệm vụ nhằm thực hiện chiến lược lựa chọn

--- Bước 4: Tổng hợp kết quả phân tích, đánh giá và dự báo môi trường bên trong doanh nghiệp. Mục tiêu là xác định được điểm mạnh, lợi thế cũng như điểm yếu của doanh nghiệp đặc biệt là so với đối thủ cạnh tranh ở thời kỳ chiến lược.

(2) Chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp – NXB Lao Động – 2002, Trang 14

Bước 5: Nghiên cứu các quan điểm, mong muốn, ý kiến của lãnh đạo doanh nghiệp. Để xác định các chiến lược cụ thể, bước này phải hoàn thành nhiệm vụ đánh giá lại các mục tiêu, triết lý kinh doanh cũng như quan điểm của lãnh đạo doanh nghiệp.

Bước 6: Hình thành các phương án chiến lược.

Bước 7: Quyết định chiến lược tối ưu cho thời kỳ chiến lược. Phải phân tích các phương án chiến lược, so sánh các phương an và dựa trên phương pháp phản biện, tranh luận biện chứng để đưa ra một phương án hiệu quả nhất.

Bước 8: Chương trình hoá phương án chiến lược đã lựa chọn. Đó là việc cụ thể hoá các mục tiêu chiến lược thành các chương trình, phương án, dự án. Sau đó xác định các chính sách kinh doanh, các công việc quản trị nhằm thực hiện chiến lược.

1.5.3. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN:

Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: Môi trường vĩ mô và môi trường vi mô ( môi trường ngành). Các yếu tố được thể hiện như sau:

Môi trường vĩ mô: Bao gồm những yếu tố ảnh chung đến tất cả các

--- xuyên thay đổi và tạo ra những mối đe doạ mới cũng như mang đến những cơ hội mới cho doanh nghiệp. Các yếu tố vĩ mô thường bao gồm:

- Kinh tế

- Chính trị và pháp luật - Xã hội

- Công nghệ

- Điều kiện tự nhiên

Môi trường vi mô: Theo các chuyên gia kinh tế, thông thường có 5 yếu tố của môi trường ngành tác động đến doanh nghiệp, đó là:

- Sự cạnh tranh giữa các công ty đang hoạt động trong ngành. - Sự cạnh tranh của các đối thủ tiềm ẩn.

- Sự cạnh tranh của các công ty sản xuất sản phẩm thay thế - Sức ép của nhà cung cấp

- Sức ép của khách hàng

1.5.3.1 Môi trường vĩ mô

a) Yếu tố kinh tế

Các yếu tố như tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lãi suất, tỷ giá, tỷ lệ lạm phát…có ảnh hưởng rất lớn không chỉ đến một doanh nghiệp mà đến tất cả các doanh nghiệp trong ngành và trong nền kinh tế. Do các yếu tố này tương đối rộng cho nên mỗi doanh nghiệp cần chọn lọc để nhận biết các yếu tố tác động cụ thể, ảnh hưởng trực tiếp nhất.

Tỷ lệ lãi suất: Tỷ lệ lãi suất ảnh hưởng đến mức cầu đối với sản phẩm của doanh nghiệp, quyết định mức chi phí về vốn và do đó quyết định mức đầu tư,

Một phần của tài liệu Lập chiến lược đầu tư bất động sản tại công ty cổ phần Vinapol.DOC (Trang 35)