- Thỏch thứ c:
2.1.3.1. Gửi lƣu học sinh (LHS) đi đào tạo ở nƣớc ngoà i:
- Số lượng LHS Việt Nam đi học ở các nước ngày càng tăng theo nhiều nguồn khác nhau: học bổng của chính phủ do các nước cấp trên cơ sở Hiệp định, Nghị định thư hợp tác, học bổng theo các đề án/chương trình hợp tác song phương và học bổng do các trường tự liên hệ.
- Để góp phần đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ đầu ngành cho các cơ sở và các trường đại học và cao đẳng. Từ năm 2000, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 322 về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước” đã bắt đầu được thực hiện. Đây là lần đầu tiên, Việt Nam dành nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước (100 tỷ đồng/năm) để gửi cán bộ đi đào tạo ở nước ngoài.
- Song song với việc gửi LHS đi đào tạo ở nước ngoài, hình thức “du học tại chỗ” cũng là một loại hình đào tạo đang trở nên khá phổ biến ở nước ta. Đây là hình thức liên kết đào tạo các trường đại học của Việt Nam với các trường đại học nước ngoài hoặc các chi nhánh của nước ngoài đặt tại Việt Nam. Chẳng hạn, tại một số chương trình đào tạo có quy mô và sức thu hút lớn các sinh viên theo học đang được các trường đại học trong nước đang được triển khai : Chương trình hợp tác đào tạo Cao học Việt - Bỉ EMMC (Bằng Thạc sĩ ĐH Liège - Bỉ cấp), Chương trình xây dựng Trung tâm đào tạo Bảo Dưỡng Công Nghiệp (IUT) do chính phủ Pháp tài trợ về thiềt bị nhằm cung cấp cho nền công nghiệp Việt Nam một đội ngũ kỹ thuật viên lành nghề ngành Bảo dưỡng công nghiệp, Chương trình học bổng nghiên cứu ngắn hạn dành cho các cán bộ giảng dạy do một số trường ĐH Nhật Bản cấp như ĐH Hosei, ĐH Osaka Sanggyo,...; Chương trình đào tạo kỹ sư nói tiếng Pháp ngành Điện, Xây dựng và Công nghệ thông tin trong khuôn khổ chương trình AUF (Hiệp hội các trường ĐH nói tiếp Pháp), Chương trình hợp tác đào tạo Thạc sĩ về Quản Trị Kinh Doanh Maastricht MBA
(hợp tác với ĐH Maastricht - Hà Lan), Chương trình học bổng Đào tạo Cao học ngành Quản Trị Kinh Doanh SAV (liên kết đào tạo với AIT và do chính phủ Thuỵ sĩ tài trợ), Chương trình đào tạo kỹ sư chất lượng cao Việt - Pháp (PFIEV), Chương trình Bán du học (Twinning Program hợp tác với các trường Đại học Úc), Chương trình hợp tác với Viện Công nghệ Châu á (AIT) đào tạo cao học ngành Công nghệ Thông tin cho các cán bộ,…
Hình thức đào tạo này góp phần giúp các trường đại học xây dựng các chương trình đào tạo mang tính quốc tế để có thể thu hút sinh viên nước ngoài vào học tại Việt Nam trong quá trình hội nhập.