Quyền sở hữu trớ tuệ về cỏc tài liệu học tập :

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác quan hệ quốc tế nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và hội nhập trong Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 31 - 35)

Sự lớn mạnh của các dịch vụ giáo dục bậc ĐH đó làm gia tăng sự cạnh tranh trên phạm vi quốc tế giữa các trường ĐH và các cơ sở giáo dục bậc ĐH khác.Trong tỡnh hỡnh đó, các trường ĐH có xu hướng tỡm kiếm sự bảo vệ cỏc tri thức và tài liệu học tập cũng như danh tiếng của mỡnh thụng qua cỏc quyền

sở hữu trí tuệ. Nhưng cũng có những ví dụ ngược lại: Viện công nghệ Massachusetts (MIT) gần đây đó tuyờn bố trong vũng 10 năm tới sẽ đưa tất cả các tài liệu học tập miễn phí lên mạng Internet. Tuy nhiên, kiến thức miễn phí không đồng nghĩa với học tập miễn phí. Việc đưa các tài liệu học tập lên mạng Internet không thể giúp người sử dụng vi tính ở mọi nơi có thể học những điều mà một sinh viên sẽ học khi anh ta ghi tên tại một trường ĐH bởi một khoá học không chỉ giới hạn trong việc cung cấp một bộ tài liệu học tập.

Chƣơng 2

CÔNG TÁC QUAN HỆ QUỐC TẾ – YẾU TỐ QUAN TRỌNG

GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO, NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ HỘI NHẬP. HỘI NHẬP.

2.1. Bối cảnh chung của giáo dục đại học Việt Nam trong xu thế hội nhập toàn cầu. toàn cầu.

2.1.1. Khái quát về hệ thống giáo dục đại học Việt Nam 2.1.1.1. Cơ cấu 2.1.1.1. Cơ cấu

Hệ thống giáo dục đại học và sau đại học của Việt Nam bao gồm: trình độ cao đẳng (3 năm từ tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc chuyên nghiệp); trình độ đại học (4 đến 6 năm tuỳ ngành nghề từ nghiệp trung học phổ thông hoặc chuyên nghiệp, 1 đến 2 năm từ tốt nghiệp cao đẳng); trình độ thạc sĩ (2 năm từ tốt nghiệp đại học); trình độ tiến sĩ (4 năm từ tốt nghiệp đại học, 2-3 năm từ tốt nghiệp cao học).

Ngoài ra còn phương thức giáo dục không chính quy : là phương thức giáo dục giúp mọi người vừa làm vừa học, học từ xa, học liên tục, học suốt đời.

2.1.1.2. Các loại hình trƣờng

Các loại hình trường đại học: Nghị định 43/2000/NĐ-CP ngày 30/8/2000 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục đã quy định các trường đại học có 3 loại: đại học, trường đại học và học viện. Đại học

là tên gọi của các trường đa lĩnh vực và có nghiên cứu khoa học; trường đại học

là tên gọi của các trường thường là đơn ngành hoặc đơn lĩnh vực, hoặc đa ngành nhưng trình độ thấp; học viện là tên gọi loại trường đơn ngành, đơn lĩnh vực nhưng có nhiều cấp đào tạo và có bao gồm cả viện nghiên cứu khoa học chuyên ngành.

Về các loại hình trường cao đẳng, trong Quyết định 47/2001/QĐ-TTg năm 2001 về mạng lưới nhà trường của Thủ tướng Chính phủ có nhắc đến trường cao đẳng cộng đồng, đó là loại trường có nhiều chương trình dạy nghề với thời hạn khác nhau, và chương trình 2 đào tạo giai đoạn đầu đại học để chuyển tiếp

đi học ở các trường đại học khác. Trường cao đẳng cộng đồng gắn chặt với địa phương, đào tạo nhân lực cho địa phương và được địa phương cấp kinh phí.

Nhà trường có các loại hình công lập, bán công, dân lập, tư thục.

Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19/8/1999 về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao đã đưa ra những biện pháp khuyến khích các loại hình nhà trường ngoài công lập.

Luật Giáo dục quy định các tổ chức và cá nhân người nước ngoài có thể được phép mở trường đại học ở Việt Nam. Theo tinh thần này một số chi nhánh đại học nước ngoài đuợc mở tại Việt nam như AIT-CV, chi nhánh Viện Đại học Hoàng gia Men-buốc (RMIT),...

2.2.1.3. Chƣơng trình đào tạo

Đối với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học và sau đại học “chương trình khung” do Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các bộ chuyên ngành quy định. Giáo trình so các trường biên soạn.

“Chương trình khung” là văn bản quy định: mục tiêu đào tạo, khối lượng kiến thức tối thiểu, cơ cấu nội dung các khối kiến thức, tỷ lệ thời gian đào tạo giữa các môn khoa học cơ bản, các môn học chuyên ngành, tỷ lệ thời gian lý thuyết và thực hành, thực tập. Bộ thành lập các hội đồng chuyên môn giúp thẩm định các chương trình khung và sách giáo khoa sử dụng chung.

Về khối lượng kiến thức, Quyết định 2677/GD-ĐT năm 1993 và Quyết định 18/2000/QĐ-BGD&ĐT của Bộ GD&ĐT quy định khối kiến thức tương ứng cho cấp đại học và sau đại học. Quá trình đào tạo được tổ chức theo cách tích luỹ các học phần tương tự như hệ tín chỉ, tuy nhiên vì phương pháp giảng dạy chưa phát huy tính chủ động của sinh viên nên khối lượng giờ học quy định khá nặng. Chẳng hạn, đối với cấp đại học, chương trình cử nhân có 210 đơn vị học trình (đvht), bao gồm khối kiến thức giáo dục đại cương 90 (đvht) và giáo dục chuyên

nghiệp 120 đvht. Khối lượng của chương trình cao học được quy định từ 80-100 đvht.

2.1.1.4. Quản lý trƣờng học

Luật giáo dục công nhận quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các trường đại học. Bộ chỉ thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các trường đại học, bao gồm : vạch chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển giáo dục; ban hành các quy phạm pháp luật; tổ chức bộ máy quản lý; thanh tra kiểm về việc thực hiện luật pháp và kế hoạch,…

Trong hệ thống các trường đại học, hai đại học Quốc gia được cung cấp một quy chế đặc biệt, là đầu mối được giao chỉ tiêu kế hoạch và cấp tài chính hàng năm.

Gần đây có sự cải tiến về việc tăng cơ chế tự chủ tài chính cho các trường đại học nhờ Nghị định 10/2002/NĐ-CP của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp có thu : các đơn vị được tự chủ trong nhiều mức thu chi.

2.1.1.5. Hiện trạng chung của giáo dục đại học Việt nam

Bước vào thế kỷ 21, khi Đại hội 9 của Đảng xác định mục tiêu tổng quát Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2001-2010 “Đưa nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”, đất nước ta đã kịp thời chuyển hoá chiến lược đó đối với giáo dục nhằm đáp ứng sự phát triển của nền kinh tế-xã hội và dần dần từng bước đưa giáo dục của nước ta ngang tầm khu vực và thế giới.

Trong giáo dục thì giáo dục đại học có tác động mạnh mẽ đối với sự phát triển kinh tế-xã hội đặc biệt là trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, khi khoa học công nghệ tiến bộ vượt bậc, kinh tế tri thức đang hình thành và phát triển.

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác quan hệ quốc tế nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và hội nhập trong Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)