Đổi mới công tác quản lý các chƣơng trình dự án hợp tác quốc tế

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác quan hệ quốc tế nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và hội nhập trong Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 73 - 76)

Các dự án hợp tác đào tạo và nghiên cứu đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu khoa học đồng thời cũng góp phần quan trọng vào việc chuyển giao công nghệ và trang thiết bị hiện đại của phía nước ngoài cho ĐHQGHN. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong điều kiện thiết bị khoa học của Việt Nam còn nhiều thiếu thốn.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các dự án hợp tác vẫn còn tồn tại những hạn chế :

+ Các thủ tục xét duyệt còn phức tạp, mất nhiều thời gian đôi khi bỏ lỡ cơ hội;

+ Các quy định như chế độ chi tiêu, quyết toán, đấu thầu, báo cáo theo mẫu của phía ta và phía bạn cần phải được cải tiến để không làm ảnh hưởng đến tiến trình thực hiện dự án;

+ Các dự án hợp tác chủ yếu vẫn do các cơ sở tự liên hệ xin được, do đó tiến trình thực hiện dự án chưa được báo cáo đầy đủ lên cấp ĐHQGHN;

+ Công tác quản lý điều hành các dự án quốc tế thiếu sự phối hợp giữa các dự án có cùng mục tiêu; năng lực cán bộ quản lý của một số dự án còn yếu cả về kinh nghiệm quản lý và hiểu biết chuyên môn, dẫn tới hiệu quả thực hiện dự án bị hạn chế.

Để khắc phục những hạn chế, tình trạng dàn trải, manh mún và phát huy hiệu quả của các dự án hợp tác quốc tế, cần thực hiện các nội dung sau:

+ Có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành đặc biệt là Bộ Kế hoạch và Đầu tư để giải quyết nhanh chóng các thủ tục phê duyệt dự án, không bỏ lỡ thời cơ và gây sự hiểu lầm của các đối tác ngoài nước ngoài;

+ Sử dụng hợp lý và đúng mục đích các nguồn viện trợ quốc tế, tránh lãng phí, không đúng địa chỉ và không đúng đối tác;

+ Cải tiến công tác quản lý, tăng cường thanh tra, kiểm tra việc sử dụng các nguồn tài trợ quốc tế;

+ Cần xây dựng một bộ phận chỉ đạo và điều phối các chương trình, dự án hợp tác quốc tế và quản lý các dự án đầu tư nước ngoài. Bộ phận này có chức năng:

Tư vấn và cung cấp thông tin cho các nhà tài trợ quốc tế về ưu tiên phát triển của ĐHQGHN.

Giám sát việc triển khai, thực hiện các dự án trong ĐHQGHN, phát hiện những bất cập trong quá trình thực hiện để giải quyết kịp thời những khó khăn, bất cập.

Tư vấn cho lãnh đạo ĐHQGHN những thông tin cần thiết trong việc lựa chọn, phân bổ dự án cho các đơn vị thực hiện;

Thẩm định các đề án sao cho phù hợp với các ưu tiên phát triển chiến lược của ĐHQGHN.

Như Chương 2 đã trình bày, đây là một giải pháp có tính đột phá mà ĐHQGHN thực hiện trong một vài năm qua để nhanh chóng vươn lên khẳng định uy tín chất lượng đào tạo là đẩy mạnh triển khai các chương trình liên kết đào tạo quốc tế với các trường đại học có uy tín thuộc nhiều nước khác nhau trên thế giới. Nhận rõ vai trò quan trọng của các chương trình liên kết đào tạo quốc tế trong việc nâng cao chất lượng đào tạo và thúc đẩy tiến trình hội nhập với nền giáo dục đại học khu vực và trên thế giới, tháng 12/2002, ĐHQGHN đã quyết định thành lập Chương trình Liên kết đào tạo quốc tế do GS. Mai Trọng Nhuận, Phó Giám đốc ĐHQGHN làm Chủ nhiệm Chương trình.

Việc liên kết đào tạo được thực hiện dưới nhiều hình thức phong phú, đa dạng với sự tham gia và vai trò ngày càng tăng của phía Việt Nam: bắt đầu do phía đối tác nước ngoài chủ trì chuyên môn và cấp bằng; rồi hai bên cùng giảng dạy, cấp bằng; tiến đến phía ĐHQGHN chủ trì chuyên môn và cấp bằng. Các chương trình này không chỉ dành cho sinh viên Việt Nam "du học tại chỗ" mà còn thu hút sinh viên nước ngoài theo các hiệp định trao đổi cũng như du học tự do.

Trong xu thế hội nhập quốc tế, việc thực hiện du học chính là hình thức nhập khẩu tri thức KH&CN có hiệu quả cao của các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Với việc du học (đại học, sau đại học) bằng ngân sách nhà nước và tự túc thì trong tương lai gần một thế hệ các cán bộ KH&CN vừa giỏi về công nghệ vừa quen với môi trường quốc tế và tinh thông ngoại ngữ sẽ được đào tạo một cách có kế hoạch.

Liên kết đào tạo với các trường đại học nước ngoài không chỉ dừng lại ở khía cạnh kinh tế mặc dù hiện đang có sự cạnh tranh không hề kém quyết liệt so với bất kỳ lĩnh vực nào khác, mà còn là sự mở rộng giao lưu và hợp tác về kinh tế, chính trị, văn hoá, KH&CN,... Hơn nữa tiến hành chương trình liên kết đào tạo với các trường đại học nước ngoài sẽ giúp cho ĐHQGHN từng bước chuẩn

hoá chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế, tiến tới sự công nhận của quốc tế về văn bằng của ĐHQGHN.

Như Chương 1 đã trình bày, việc liên kết đào tạo hiện nay chưa có một khung quốc tế về đảm bảo và chứng nhận chất lượng trong giáo dục đại học. Do vậy, hoạt động này mang lại những hiệu quả tích cực nhưng cũng đang có những vấn đề này sinh. Đó là vấn đề chất lượng và học phí.

Để đẩy mạnh chương trình liên kết đào tạo một cách hiệu quả, cần phải tiến hành các nội dung sau :

- Xây dựng chiến lược phát triển các chương trình liên kết đào tạo quốc tế đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực vừa phát huy thế mạnh của ĐHQGHN ;

- Xây dựng hướng dẫn về tổ chức đào tạo theo chương trình liên kết đào tạo quốc tế;

- Tiến hành đánh giá và kiểm định chất lượng đào tạo thông qua bộ tiêu chí theo tiêu chuẩn quốc tế;

- Cung cấp cho các đơn vị được giao thực hiện liên kết đào tạo quốc tế đầy đủ những thông tin cần thiết về các trường đại học đối tác với ĐHQGHN;

- Theo dõi và chỉ đạo các đơn vị xây dựng và triển khai các chương trình liên kết đào tạo quốc tế;

- Tổ chức giới thiệu tuyển sinh du học ở các trường đại học nước ngoài mà ĐHQGHN đã ký kết, đồng thời đề nghị các trường đại học đối tác nước ngoài tiếp nhận thêm học viên và nghiên cứu sinh các ngành khoa học xã hội và nhân văn;

- Xây dựng chế độ chính sách khuyến khích các đơn vị đào tạo thu hút sinh viên nước ngoài vào học và nghiên cứu tại ĐHQGHN;

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác quan hệ quốc tế nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và hội nhập trong Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)