Những cơ hội và thách thức Cơ hội :

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác quan hệ quốc tế nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và hội nhập trong Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 40 - 42)

- Xây dựng chiến lƣợc và các số liệu thống kê

2.1.2.2. Những cơ hội và thách thức Cơ hội :

Bối cảnh quốc tế và trong nước đã mang đến những thời cơ lớn cho giáo dục nước ta nói chung và giáo dục đại học nói riêng. Giáo dục đại học quốc tế đang thay đổi sâu sắc thông qua những cuộc cải cách, đổi mới giáo dục đại học ở nhiều nước, nhiều khu vực, trên quy mô toàn cầu. Đó là cơ hội tốt để giáo dục đại học Việt Nam có thể tiếp cận nhanh chóng với những xu thế mới, ý tưởng và tri thức mới, cơ sở lý luận mới, phương thức tổ chức, nội dung giảng dạy hiện đại, tiếp thu kinh nghiệm của giáo dục đại học thế giới, vận dụng sáng tạo vào thực tiễn giáo dục đại học của nước ta.

+ Xu thế toàn cầu hoá và hội nhập tạo điều kiện cho giáo dục đại học của nước ta tiếp cận tri thức tinh hoa và khai thác vốn tri thức chung của toàn thế giới. Kinh tế thị trường tạo ra nhiều cơ hội cho sự phát triển của giáo dục đại học. Thị trường lao động yêu cầu tuyển chọn nguồn nhân lực chất lượng cao.

+ Sự phát triển khoa học-công nghệ tạo ra phương tiện mới giúp cho quá trình giáo dục hiệu quả hơn. Quốc gia nào biết tận dụng những cơ hội do tiến bộ khoa học-công nghệ đem lại có thể đẩy nhanh sự phát triển giáo dục. Trong hợp tác và cạnh tranh kinh tế, thương mại và khoa học-công nghệ, thì giáo dục trở nên bí quyết thành công của các quốc gia.

+ Sự phát triển khoa học và công nghệ trên thế giới đang mở ra một thời cơ mới gồm nhiều cơ hội cho giáo dục đại học Việt nam. Bối cảnh phát triển khoa

học và công nghệ hiện đại mở ra cơ hội để nước ta có thể tiến thẳng tới những lĩnh vực khoa học mới cũng như lĩnh vực công nghệ cao.

+ Kinh tế thị trường tạo ra nhiều cơ hội đối với sự phát triển giáo dục và đào tạo, kinh tế thị trường tạo động lực mới cho sự phát triển sản xuất tiêu dùng, cho việc học tập của các tầng lớp dân cư. Sức lao động là hàng hóa do sản phẩm của quá trình giáo dục và đào tạo tạo ra, bởi thế đầu tư làm tăng giá trị sức lao động của người lao động.

Bối cảnh trong nước cũng tạo cho giáo dục đại học của nước ta nhiều thời cơ đáng kể. Đảng, Nhà nước và nhân dân ta ngày càng coi trọng vai trò của giáo dục, quan tâm nhiều hơn và đòi hỏi giáo dục phải đổi mới và phát triển đáp ứng với nhu cầu ngày càng lớn của mọi tầng lớp nhân dân về học tập và tiếp thu những kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, rèn luyện phẩm chất, năng lực cần thiết trong thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế. Chưa bao giờ Chính phủ lại quan tâm ủng hộ đến giáo dục đại học như bây giờ. Tỷ lệ chi ngân sách Nhà nước cho giáo dục luôn theo chiều đi lên tương ứng các mốc thời gian: năm 1997 là 12,8%, năm 2003 là 16,2%, năm 2004 là 17,1%, và dự kiến sẽ đạt ít nhất 20% vào năm 2010. Theo báo cáo khảo sát của Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) năm 2004, thì chi phí của Chính phủ Việt Nam dành cho giáo dục đã tăng hơn gấp đôi từ năm 1998 đến năm 2003: năm 1998 là 11 nghìn tỷ đồng, năm 2001 là 19,7 nghìn tỷ đồng; năm 2003 là 27,2 nghìn tỷ đồng. Như vậy, có thể nói, đây là sự nỗ lực, cố gắng lớn của Chính phủ Việt nam tăng các chi phí dành cho giáo dục, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội. Trong đó một phần lớn được ưu tiên đầu tư tăng cường cơ sở vật chất cho các trường. Riêng với các trường đại học công lập, điều đó càng được thể hiện rõ qua các dự án lớn như: Dự án xây dựng Đại học Quốc gia Hà Nội ở Hoà Lạc trên diện tích 1.000 héc-ta với tổng mức đầu tư khoảng 7.300 tỷ đồng; dự án xây dựng Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh ở Thủ Đức trên diện tích khoảng 600 héc- ta với tổng mức đầu tư khoảng 6.800 tỷ đồng; các trường đại học trọng điểm và

nhiều trường đại học công lập khác cũng được đầu tư hàng ngàn tỷ đồng để nâng cấp cơ sở vật chất - kỹ thuật. Dự án giáo dục đại học nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường đại học công lập bằng nguồn vốn vay khoảng 100 triệu USD từ Ngân hàng Thế giới đã bước vào giai đoạn cuối; các thư viện, phòng thí nghiệm, xưởng sản xuất thử hiện đại được xây dựng ở một số trường; Dự án THCS, THPT do ADB tài trợ.

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác quan hệ quốc tế nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và hội nhập trong Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)