Bối cảnh trong nƣớc

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác quan hệ quốc tế nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và hội nhập trong Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 38 - 40)

- Xây dựng chiến lƣợc và các số liệu thống kê

2.1.2.1. Bối cảnh trong nƣớc

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 9 của Đảng Cộng sản Việt Nam đã tiếp tục khẳng định rằng trên cơ sở nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc, trong thời gian từ nay đến năm 2010 đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Công cuộc đổi mới do Đảng lãnh đạo từ năm 1986 chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường nhiều thành phần kinh tế, theo định hướng XHCN, đã đạt được những thành tựu đáng kể trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Năm 2002, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 7,04% tổng GDP đạt 536.000 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người đạt 6,7 triệu đồng.

Cơ cấu kinh tế trong GDP đã thay đổi theo chiều hướng tích cực : Nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 22,99% (123.268 tỷ); Công nghiệp, xây dựng chiếm 38,55% (206.684 tỷ); Dịch vụ chiếm 38,46% (206.182 tỷ). Cán cân xuất, nhập khẩu gần đạt thế cân bằng : nhập khẩu đạt 19.300 triệu USD, xuất khẩu đạt 16.530 triệu USD (Nguồn : Tổng cục Thống kê. Niên giám thống kê 2001, Hà nội, 2002). Theo số liệu điều tra của Ngân hàng Thế giới, tỷ lệ số hộ đói nghèo ở nông thôn giảm từ 66% năm 1993 xuống còn 18% năm 1998 và đến tháng 10/2003 giảm còn 11%, tỉ lệ này ở thành thị cũng giảm từ 25% xuống còn 2% trong cùng thời kỳ.

Chỉ số phát triển con người (HDI) năm 2003 đạt mức 0,688 (đứng thứ 109 trong tổng số 175 nước) được Liên hiệp quốc xếp loại trung bình mặc dù thu nhập GDP ở mức thấp (Nguồn : UNDP, 2001).

Thành tựu phát triển quy mô về giáo dục là rõ nét, đặc biệt là giáo dục đại học, nhất là việc mở rộng hệ thống giáo dục thông qua việc đa dạng hoá quy mô

và các loại hình đào tạo đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Tăng trưởng kinh tế đã giúp tăng tỷ lệ đầu tư giáo dục của cả nước và cá nhân, đồng thời các mối quan hệ hợp tác phát triển cũng góp phần đưa giáo dục Việt nam từng bước hoà nhập với khu vực và thế giới.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu mà chúng ta đã đạt được, trong quá trình hội nhập và phát triển chúng ta gặp không ít những khó khăn thách thức. Sau 30 năm chiến tranh, chúng ta bắt tay xây dựng lại đất nước với xuất phát điểm kinh tế và trình độ phát triển lực lượng sản xuất còn ở mức thấp. Thu nhập bình quan đầu người vào năm 1980 chỉ khoảng 250 USD/năm, năm 2002 tuy đạt 487 USD/năm nhưng chỉ đạt hơn 1/2 mức bình quân của thế giới (Nguồn : Kỷ yếu hội nghị hợp tác quốc tế ngành giáo dục và đào tạo, Hà nội tháng 11/2003).

Đất nước ta có những nét đặc trưng tương tự các nước có nền kinh tế kém phát triển, đang tham gia và chịu ảnh hưởng của quá trình toàn cầu hoá kinh tế.

Do đó, đi tắt đón đầu từ một đất nước kém phát triển thì vai trò của giáo dục và khoa học công nghệ càng có tính quyết định. Giáo dục phải đi trước một bước, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài để thực hiện thành công các mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế xã hội.

Sớm nhận ra tầm quan trọng của giáo dục và đào tạo trong sự nghiệp phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương chính sách lớn nhằm phát triển giáo dục, đặc biệt là nâng cao chất lượng đào tạo nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển của thời kỳ mới, phát huy tiềm năng chất xám để có những bước tiến mạnh mẽ trong khoa học công nghệ, tránh tụt hậu và thu hẹp dần khoảng cách với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Kể từ năm 1986 khi khởi xướng công cuộc đổi mới đất nước đến thời điểm trước Đại hội Đảng 9, Đảng ta đã có những nghị quyết chuyên đề về giáo dục và đào tạo: Hội nghị lần thức tư (khoá 8) của Ban chấp hành Trung ương (tháng 12/1996) đã ra nghị quyết “về định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá và nhiệm vụ đến năm 2000”;

Hiến pháp năm 1992 khẳng định “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”; Năm 1998 Quốc hội thông qua Luật giáo dục và năm 2001, Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo 2001-2010 phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; Tháng 11/2004, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục thông qua tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa 11.

2.1.2.2. Những cơ hội và thách thức - Cơ hội :

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác quan hệ quốc tế nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và hội nhập trong Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)