HỘP MỰC (TONER CARTRIDGE) SỬ DỤNG TRONG MÁY IN TĨNH

Một phần của tài liệu Máy in.doc (Trang 141 - 149)

quang (thông thường dùng cho trường hợp các Laser khí là những thiết bị rất khó đóng mở nhanh). Các cụm gương được dùng để thay đổi phương truyền của tia Laser, trong khi các thấu kính được dùng để hội tụ chùm tia và giảm sự phân kỳ của tia tại mọi điểm nằm dọc theo đường truyền của tia sáng. Hình 2.4 minh hoạ một cơ chế ghi laser.

Hình 2.4. Cơ chế ghi Laser

3. HỘP MỰC (TONER CARTRIDGE) SỬ DỤNG TRONG MÁY IN TĨNH ĐIỆN ĐIỆN

Các máy in tĩnh điện đòi hỏi việc sử dụng kỹ thuật chế tạo hết sức chuẩn xác. Để đảm bảo sự chính xác và hoạt động ổn định trước sau như một. Một sự hư hỏng dù chỉ vài phần nghìn của inch cũng có thể gây ra một bản in không đạt

yêu cầu. Thậm chí sự mài mòn cơ học thông thường cũng có thể gây ra một ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng bản in. Nhiều bộ phận then chốt của hệ thống tạo hình in tĩnh điện phải được thay thế sau khi in được từ 5000 đến 10000 trang giấy (tính trung bình) để đảm bảo chất lượng bản in. Như vậy có nghĩa là sau khi in được 10000 bản máy in cần phải được sửa chữa. Nhằm mục đích giảm nhẹ những khó khăn cho nơi sản xuất và cung cấp một phương tiện nhanh chóng, bảo trì thuận tiện cho người sử dụng máy in tĩnh điện, thì các bộ phận chính yếu của hệ thống tạo hình in tĩnh điện, cũng như nguồn cung ứng mực được bố trí trong cùng một hộp mực có thể thay thế được. Hộp mực này được xem như là một vật tư tiêu hao của máy in. Như trình bày ở hình 3.1 một hộp mực điển hình bao gồm trục quay mực, khoang chứa mực, bộ phận chứa mực thải, lưới tĩnh điện, trống nhạy quang và hệ thống gạt mực thừa. Điểm tiếp xúc cao áp và các bánh răng tạo chuyển động cũng được lắp trong hộp mực. Việc lắp đặt các bộ phận vào trong cùng một hộp có thể thay thế được, đã hoàn thiện thêm một cách rõ rệt độ tin cậy của máy in .

Hình 3.1. Cấu tạo của hộp mực

Bằng cách này khi hộp mực bị hỏng thì việc thay thế nó trở nên rất rễ dàng. Một hộp mực điển hình có thể tạo ra được hơn 2500 bản in. Số lượng chính xác tuỳ thuộc vào lượng mực tiêu hao cho mỗi bản in là nhiều hay ít. Các bản in với mật độ dầy hơn sẽ khiến cho mực hết nhanh hơn. Do mực gồm có một phần vật liệu hữu cơ nên nó có thời hạn sử dụng hạn chế (thông thường là không quá 6 tháng sau khi hộp mực được thao ra khỏi hộp đựng). Trống nhạy quang và bộ phận cung cấp mực đặc biệt nhạy cảm với ánh sáng và các điều

kiện của môi trường xung quanh; do vậy cần phải tuân thủ theo đúng quy tắc bảo quản hộp mực

Trống nhạy quang được phủ lớp vật liệu hữu cơ rất nhạy cảm đối với ánh sáng. Mặc dù có một lớp vỏ bảo vệ bao quanh trống nhạy quang khi hộp mực được đưa ra ngoài máy in, nhưng ánh sáng vẫn có thể lọt qua lớp vỏ bảo vệ và chiếu sáng lên bề mặt trống, điều này khiến cho khi lắp hộp mực vào máy in có thể làm cho bản in bị mờ đi, hoặc không có hình ảnh trên trang giấy (hiện tượng bản in trắng).

Chú ý: Để bảo vệ hộp mực, cần phải chú ý đến các điều sau:

- Không được tháo bỏ lớp vỏ bảo vệ bao quanh trống nhạy quang khi đưa hộp mực ra ngoài ánh sáng trừ khi thực sự cần thiết và cũng chỉ trong khoảng thời gian ngắn (điều đó nhất định sẽ làm cho trống bị mờ đi). Khi một hộp mực bị lộ sáng cần phải đưa hộp mực vào chỗ tối để nó phục hồi trở lại.

- Không được phép để cho trống nhạy quang bị ánh sáng mặt trời chiếu vào. Khi ánh sáng mặt trời tiếp xúc trực tiếp với bề mặt của trống có thể làm hỏng lớp vật chất hữu cơ phủ trên bề mặt trống vĩnh viễn.

- Tránh nhiệt độ và độ ẩm cao. Các nhiệt độ vượt quá 400 C có thể làm hư hỏng vĩnh viễn hộp mực. Độ ẩm cao cũng gây nguy hiểm như vậy.

- Không được để hộp mực nhiễm hơi amôniac hoặc các dung môi hữu cơ khác, là những chất làm hư hại rất nhanh lớp hữu cơ phủ trên bề mặt trống.

- Khi nguồn cung cấp mực tiêu hao hết thì cần phải bố xung lại để đảm bảo cho mực luôn luôn đến được trục cấp phát mực hoặc phải thay thế bằng một hộp mực mới.

THUẬT NGỮ

ACK:(Acknowledge - cảm ơn) Một tín hiệu thoả thuận gửi từ máy in đến máy tính để thông báo rằng máy in đã nhận được thành công một ký tự.

ACII (American Standard Code for Infornation Interchange – Mã chuẩn của Hoa Kỳ dùng trong trao đổi thông tin) Một tập chuẩn các mã nhị phân xác định các chữ cái và chữ số.

AF (Auto Feed - Tự động kéo giấy) Một tín hiệu hiếm khi dùng từ máy tính cho phép máy in tự động lên giấy khi nhận được một ký tự quay trở về của con trượt.

Anode:(a nốt) Điện cực dương của một linh kiện điện tử có hai điện cực.

Base (Bazơ) Một trong ba điện cực của của một Transistor lưỡng cực.

Bound rate (Tốc độ truyền tin) Một hệ thống đếm bao gồm chỉ chữ số chỉ 0 và 1.

Busy (bận) Một tín hiệu thoả thuận gửi từ máy in đến máy tính.

Capacitance (điện dung) Số đo khả năng của một linh kiện lưu trữ điện tích, được tính bằng fara, micrôfara, hoặc picofara.

Capacitor (tụ điện) Một dụng cụ dùng để lưu trữ điện tích

Carriage Return (CR - về đầu dòng) Một tín hiệu điều khiển di chuyển đầu in về đầu dòng

Cathod (ka tốt) Một trong ba điện cực của một transistor lưỡng cực

Continuity (sự thông mạch) Tình trạng nguyên vẹn của một chỗ nối được đo bằng đồng hồ vạn năng và thể hiện một điện trở rất thấp.

Control panel (bảng điều khiển) Một bảng mạch chứa các núm nút chức năng và đèn LED được bố trí trên mặt máy giúp cho nguời sử dụng biết được tình trạng của máy in và thực hiện được một vài chức năng của máy (như in thử) mà không cần nối với máy in với máy tính. Bảng điều khiển thường được bố trí phía mặt trước của máy in.

Corona (cái chụp) Một trường của điện tích tập trung tạo ra bởi một điện thế cao. Sợi dây của cái chụp tạo thành một điện cực của điện thế đó.

CPI (characters per inch) Số lượng các ký tự nằm trong một inch theo dòng nằm ngang, cũng còn gọi là mật độ ký tự.

CPL (characters per line) Số lượng các ký tự chứa trong một dòng nằm ngang.

CPS (characters per second) Tốc độ ký tự tạo ra trong một giây trên trang giấy bởi máy in kim.

CTS (Clear To Send – Xoá để gửi đi) Một đường thoả thuận nối tiếp từ máy tính thông thường được nối với đường dây cáp của máy in.

Data (dữ liệu) Một đường dây bất kỳ trong tám đường dữ liệu song song để truyền thông tin nhị phân từ máy tính đến máy in.

DCD (Data Carrier Detect) Một đường dây thoả thuận nối tiếp thường gặp ở các giao diện nối tiếp của mô đem.

Delay Jams (giấy bị kẹt giữa trừng) thông báo giấy bị kẹt ở đoạn giữa hành trình cuốn giấy.

Diode ( đi ốt) Một linh kiện điện tử có hai cực, được dùng chỉ để cho dòng điện chạy theo một chiều.

DPI (Dot Per Inch - Điểm trên inch) Chỉ số độ phân giải của máy in

Driver (điều khiển) Một bộ khuếch đại được dùng để chuyển đổi các tín hiệu công suất yếu thành các tín hiệu công suất lớn.

DSR (Data Set Ready - Tập dữ liệu đã sẵn sàng) Một đường dây tín hiệu sơ cấp của máy tính dùng trong giao diện nối tiếp để thoả thuận làm phần cứng; được nối với chân DTR của máy in.

DTR ( Data Terminal Ready - Sự sẵn sàng của dữ liệu đầu cuối) Một tín hiệu sơ cấp của máy in nối tiếp dùng để thoả thuận làm phần cứng thông qua một giao diện nối tiếp; được nối với chân DSR của máy tính.

Duty Cycle (Phiên làm việc) Giới hạn số trang in trong một thời gian nào đó, thường chọn là tháng. Đặc tả này được nhà chế tạo chỉ định nhằm bảo đảm tuổi thọ của máy in.

ECP (Electronic Control Parkage - Bộ phận điều khiển điện tử). Hệ thống điện tử chung dùng để điều khiển máy in; nó bao gồm mạch logic chính, bộ nhớ, các mạch điều khiển, nguồn cung cấp và bảng điều khiển.

Emitter (êmítơ) Một trong ba điện cực của transistor lưỡng cực.

Encode (bộ mã hoá) Một dụng cụ điện quang được dùng để tạo ra tín hiệu đưa về mạch logic chính để điều khiển tốc độ và chiều chuyển động của đầu in.

Engine Control Unit (ECU) Bảng mạch chính của máy in tĩnh điện, điều khiển tất cả các hoạt động của máy in, điều khiển Laser, và điều khiển dữ liệu in đã được xử lý của mạch Formatter, mạch ECU cũng bao gồm cả nguồn cung cấp cho máy in.

EPROM (Erasable Programable Read Only Memory - Bộ nhớ chỉ đọc, lập trình được và xoá được) Một dạng tiên tiến của bộ nhớ vĩnh cửu có thể xoá được và ghi lại nhiều lần.

ES (Electronicstatic – Tĩnh điện) Quá trình tạo ra hình ảnh bằng cách dùng các lực của điện cao áp để hút hoặc đẩy mực khi cần thiết tạo ra một hình ảnh như mong muốn.

FONT (phông in) Một tập hợp các ký tự với kích thước và kiểu dáng riêng.

Form Feed (FF - sang trang) Một lệnh cưỡng bức máy in đẩy trang hiện hành ra và bắt đầu một trang mới

Formatter (định dạng) Một bảng mạch điều khiển của máy in tĩnh điện, thực hiện chức năng xử lý dữ liệu in từ máy tính gửi sang, quan sát hoạt động của máy in, hiển thị tình trạng của máy in thông qua bảng điều khiển.

Fuser assembly (bộ phận nung nhiệt) Một bộ phận trong máy in tĩnh điện tạo ra nhiệt độ để nung chảy mực bám dính lên bề mặt giấy.

GATE (cổng) Các mạch tích hợp dùng để tạo ra các chức năng logic đơn giản trên dữ liệu nhị phân trong các hệ thống số.

GPIB (General Purpose Interface Bus - Đường bus giao diện dùng cho nhiều mục đích khác nhau) Một giao diện thông tin song song thiết kế cho các thiết bị mạng cũng còn được gọi là IEEE 488.

Heating Element (phần tử nung nhiệt) nằm trong bộ phận nung nhiệt được nối với nguồn điện cung cấp của máy, tạo ra nhiệt độ để nung chảy nhiệt bám lên bề mặt giấy

HIGH-VOLTAGE POWER (nguồn cao áp) Một mạch nguồn tạo ra nguồn điện áp âm một chiều cung cấp cho các thành phần trong hệ thống tạo ảnh của máy in tĩnh điện.

Inch (insơ) Đơn vị đo chiều dài của Anh bằng 2, 54 cm.

Inductance (cảm kháng) Số đo khả năng của một dụng cụ dùng để lưu trữ năng lượng từ, được đo bằng henry, milihenry và micrôhenry.

Inductor (cuộn cảm) Một dụng cụ để lưu trữ năng lượng từ.

Innitializtion (sự khởi động) Sự sửa chữa sai hỏng hoặc các điều kiện khởi phát của máy in do sai hỏng gây ra, hoặc khi bật điện máy in.

Laser (la de) Một thiết bị tạo ra một sóng ánh sáng đơn sắc, kết hợp và có cường độ lớn.

Laser/ Scaner (hộp quang) Một bộ phận trong máy in tĩnh điện gồm có hệ thống quang học và mạch phát Laser, tạo ra tia sáng chiếu lên bề mặt trống nhạy quang.

LCD (Liquid Crystal Display - Chỉ thị bằng tinh thể lỏng) Một loại chỉ thị dùng các chữ tạo ra từ lớp chất lỏng bị phân cực do điện áp. Ở trạng thái không có dòng điện, chất lỏng là trong suốt; ở trạng thái có dòng điện chạy qua chất lỏng là phản quang.

LED (Light Emitting Diode – Đi ốt phát quang) Một linh kiện điện tử bằng chất bán dẫn, được thiết kế sao cho nó giải phóng các phton ánh sáng khi lớp tiếp giáp p – n của nó được phân cực thuận.

Line Feed (tín hiệu chuyển dòng, tín hiệu xuống dòng) Một tín hiệu báo cho máy in biết khi bắt đầu một dòng mới.

Line Feed (LF - xuống dòng mới) Tín hiệu chuyển dòng, tín hiệu xuống dòng

LPI (Lines Per Inch - Số dòng trên một in sơ) Số lượng các dòng nằm ngang chứa trong một inch theo chiều dọc của trang in cũng còn được gọi là mật độ dòng in.

Microprocessor (Vi xử lý) một vi mạch logic phức tạp có thể lập trình được, nó thực hiện các thao tác logic khác nhau và các phép tính theo các lệnh chương trình đã xác định từ trước.

Motor (mô tơ) Một dụng cụ dùng để biến đổi năng lượng điện thành chuyển động cơ học

MTBF (Mean Time Between Failures - thời gian trung bình giữa các lần sai hỏng) Một số đo của độ tin cậy, của một thiết bị được biểu thị bằng thời gian hoặc bằng lượng sử dụng.

Multimeter (Đồng hồ vạn năng) Một dụng cụ kiểm tra được dùng để đo các thông số của mạch điện như là điện áp, dòng điện và điện trở.

NLQ (Near Letter Quality - chất lượng gần như chữ) Các ký tự ma trận chấm chất lượng cao được tạo ra bởi các đầu in mật độ cao hoặc bằng cách in chồng nhiều lần.

Optical System (hệ thống quang học) Một hệ thống bao gồm mô tơ quét, các cum gương phản xạ và thấu kính hội tụ được lắp trong bộ phận Laser/ Scaner của máy in tính điện.

Page Jams (kẹt giấy) Thông báo máy in bị kẹt giấy

Page Out (hết giấy) Thông báo máy in hết giấy ở khay cung cấp giấy

Pager Error (lỗi về giấy) Một tín hiệu thoả thuận gửi đi từ máy in để báo cho máy tính rằng giấy đã dùng hết.

Paper Jam Detection (nhận diện giấy kẹt) Máy in được bố trí các cảm biến báo giấy để phát hiện tình trạng giấy bị kẹt trong máy in.

Paper Pickup Assembly (bộ phận nâng giấy) Một bộ phận được bố trí trong hệ thống kéo giấy có nhiệm vụ nâng giấy lên để bộ phận cuốn giấy kéo được giấy vào trong máy in..

Paper-Feed System (hệ thống kéo giấy) Hệ thống kéo giấy của máy in tĩnh điện bao gồm mô tơ chính, ru lô chuyển động và các hệ thống bánh răng.

Parallel Printer ( máy in song song ) Một loại máy in được thiết kế để có thể nối vào cổng song song của máy tính.

Parity (tính chẵn lẻ) Một bít dư được thêm vào từ dữ liệu nối tiếp dùng để kiểm tra lỗi trong thông tin.

Photosensitive (sự nhạy quang) Liên quan đến vật liệu hoặc thiết bị có phản ứng về phương diện khi được chiếu sáng.

Photosensitive Drum (trống nhạy quang) Một bộ phận gắn trong hộp mực của máy in tĩnh điện rất nhạy cảm với ánh sáng.

Pickup Jams (kẹt giấy khi cuốn giấy) Thông báo máy in bị kẹt giấy khi cuốn giấy.

Piezoelectric (áp điện) Tính chất của một số vật liệu nhất định bị dao động khi có điện áp tác dụng lên chúng.

Power-On Jams (kẹt giấy khi bật nguồn) Thông báo giấy bị kẹt trong máy in khi bật nguồn.

RAM (bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên) Bộ nhớ của máy in, trong đó các chỉ lệnh chương trình và dữ liệu được được gửi từ máy tính sang sẽ được lưu trữ vào nó thông qua bus dữ liệu ghép nối giữa máy tính và máy in.

Regulator (bộ ổn áp) Một thiết bị điện dùng để điều khiển đầu ra của điện áp và dòng điện của một bộ nguồn nuôi sao cho điện áp ra luôn giữ nguyên không đổi.

Resistance (điện trở) Số đo khả năng của một linh kiện hạn chế dòng điện, được đo bằng ôm, ki lô ôm và mê ga ôm.

Resistor (cái điện trở) Một linh kiện điện tử dùng để hạn chế dòng điện.

Resolution Enhancement (REt – Tăng độ phận giải) Một mạch được tích hợp trên mạch Formatter cho phép tăng độ phân giải của bản in, mà không làm thay

đổi dữ liệu hình ảnh dưới dạng những điểm ảnh thông mạch điều khiển một chiều để tạo ra những đường bao phông nhẵn và mịn hơn. REt được điều chỉnh bởi phần mềm ứng dụng cho phép bật hoặc tắt ứng dụng này.

ROM (Read Only Memory - Bộ nhớ chỉ đọc) Một phần của bộ lưu trữ trong máy in, dùng để chứa thông tin của nhà sản xuất về máy in cũng như lưu trữ các tập lệnh điều khiển máy, phông chữ, bản in kiểm tra mà không bị mất nội dung khi tắt điện.

RTS (Request To Send – Yêu cầu gửi đi) Một đường dây thoả thuận nối tiếp của máy in, được nối giữa máy tính và máy in thông qua cáp in

Rx (Receive Data - đường thu dữ liệu) Lối vào nối tiếp. Đường Rx của máy in được nối với đường Tx của máy tính.

Select (lựa chọn) Tín hiệu điều khiển từ máy tính để chuẩn bị cho máy in nhận dữ liệu.

Selenoid (cuộn hút) Một linh kiện điện – cơ bao gồm một cuộn dây quấn xung quanh một lõi tạo ra một lực hút tương tự như một nam châm điện khi có dòng chạy qua nó và nó thường được bố trí ở bộ phận cuốn giấy trong máy in.

Sensor (cảm biến) Được bố trí trong máy in, báo cho máy in biết tình trạng hoạt động của các bộ phận.

Toner (mực in) Một loại bột mịn bằng chất dẻo mầu đen trộn lẫn với mạt sắt được dùng để tạo ra ảnh in trong các hệ thống máy in tĩnh điện. Chúng được chứa trong khoang chứa mực của hộp mực.

Toner Cartridge (hộp mực) Một bộ phận cung cấp mực trong máy in tĩnh điện

Transistor (bóng bán dẫn) Một dụng cụ điện tử có ba chân mà tín hiệu đầu ra của nó tỷ lệ với tín hiệu đầu vào, được bố trí trên bảng mạch của máy in.

Tx (Transmit Data - Truyền dữ liệu) Đường dây ra của dữ liệu nối với các thiết

Một phần của tài liệu Máy in.doc (Trang 141 - 149)