NGÔN NGỮ MÔ TẢ TRANG (PD L PAGE DESCRIPTION

Một phần của tài liệu Máy in.doc (Trang 29 - 32)

LANGUAGE)

Máy in Laser và máy in phun đều được biết đến như một loại máy in trang vì chúng lưu toàn bộ trang giấy trong bộ nhớ trước khi in ra. Điều này ngược lại với máy in kim, dựa trên cơ sở từng ký tự. Khi máy tính được nối với một máy in trang, nó sử dụng một ngôn ngữ đặc biệt gọi là ngôn ngữ mô tả trang, hay PDL, PDL đơn giản là một cách mã hóa tất cả cách trình bày của tài liệu được in sang một chuỗi dữ liệu để có thể truyền cho máy in.

Khi máy in nhận được mã PDL, phần sụn (firmware) bên trong sẽ chuyển đổi mã sang dạng chấm và sau đó in lên giấy. Hiện nay có hai PDL được sử dụng và trở thành các tiêu chuẩn trong nền công nghiệp máy tính là: PCL và POSTSCRIPT (sẽ được đề cập trong các mục tiếp theo).

Máy in không hỗ trợ PDL sử dụng các dãy mã escape để điều khiển các tính năng của máy in trong việc kết hợp với văn bản ASCII chuẩn tạo thành thân của tài liệu.Trình điều khiển máy in được nạp vào máy tính chịu trách nhiệm trong việc in và máy in sẽ hiểu là dùng mã escape hay PDL. Không cần biết nguồn của tài liệu sắp được in là gì cũng như dạng lưu trữ của tài liệu gốc, dữ liệu phải được chuyển đổi sang thành một chuỗi dữ liệu PDL hoặc một chuỗi văn bản ASCII với mã escape để có thể được in ra.

1.3.1. Postscript

POSTSCRIPT là một ngôn ngữ mô tả trang được phát triển bởi Adobe và lần đầu tiên được đưa vào ứng dụng trong máy in Apple Laser Writer năm 1985.

Ngay từ ban đầu, POSTSCRIPT đã đưa ra những khả năng như hỗ trợ đồ họa vectơ và kiểu có thể chia tỉ lệ được, là những khả năng mà đến tận các năm sau đó mới được bổ sung vào PCL. Vì lý do này, POSTSCRIPT nhanh chóng trở thành một chuẩn công nghiệp. Adobe cấp giấy phép sử dụng ngôn ngữ POSTSCRIPT cho các nhà sản xuất máy in khác, với các tính năng làm tăng độ phân giải hình ảnh được dùng trong việc in Opset sách báo và tạp chí.

POSTSCRIPT không sử dụng các dãy mã escape như PCL mà nó giống một ngôn ngữ lập trình. POSTSCRIPT được gọi là một ngôn ngữ hướng đối tượng do máy tính gửi hình ảnh tới máy in như các đối tượng hình học chứ không phải là một bitmap. Điều đó có nghĩa là để in được các kiểu chữ sử dụng một phông chữ riêng biệt, trình điều khiển máy in phải xác định đường bao phông và kích thước xác định. Đường bao phông là một mẫu để tạo một kiểu chữ với bất kỳ kích thước nào. Máy in thực sự sinh hình ảnh của các ký tự từ đường bao phông chứ không phải là lấy ảnh bitmap của mỗi kí tự ở từng kích thước. Kiểu hình ảnh được sinh ra dành riêng để sử dụng trên một trang được gọi là một đồ họa vectơ, ngược lại với đồ họa bitmap. Cho đến phiên bản 5 được đưa ra vào năm 1990, PCL mới có khả năng in các kiểu tỉ lệ được.

Khi bắt đầu in phông chữ, đường bao phông làm đơn giản hóa quá trình bằng cách cho phép máy in được trang bị với nhiều phông máy in hơn để có thể in ở kích thước bất kỳ trong khi các phông bitmap lại thường cần được tải xuống từ máy tính cho máy in. Có thể thấy được sự khác biệt giữa một đối tượng trên cơ sở vectơ và một đối tượng trên cơ sở bitmap khi nhìn vào bản in. Vì một hình ảnh vectơ thực sự được in ra ở bên trong máy in nên chất lượng của nó hoàn toàn tùy thuộc vào các khả năng của máy in. Một hình ảnh vectơ được in trên máy in 600 dpi có chất lượng tốt hơn rất nhiều so với in trên máy in 300 dpi. Trong khi đó, một hình ảnh bitmap lại có chất lượng như nhau khi in trên hai loại máy in khác nhau.

Ban đầu, các sửa đổi của ngôn ngữ POSTSCRIPT được dựa trên các khả năng của máy in Laser Apple. Những sửa đổi này thực sự nhiều đến mức đủ để Adobe phát hành một phiên bản mới được gọi là POSTSCRIPT Level 2 vào năm 1992. Sau đó POSTSCRIPT Level 3 tiếp tục được giới thiệu năm 1997. Những nâng cấp này đã cải tiến tốc độ và hiệu năng của các máy in POSTSCRIPT đồng thời cũng có một số thay đổi vật lý như việc tăng bộ nhớ hay bổ sung các khay giấy, nhưng họ không công bố những tính năng mới và dù có thay đổi nhưng những khả năng cũ vẫn được duy trì.

1.3.2. Mã escape

Hầu hết máy in Laser và máy in phun đều cung cấp ít nhất một ngôn ngữ mô tả trang, nhưng với một số máy in, đặc biệt là các máy in kim lại không có. Trong những trường hợp như vậy trình điều khiển máy in thường liên lạc với máy in bằng các dãy mã escape. Tương tự như các lệnh PCL được trình bầy ở trên, mã escape là các dãy điều khiển sử dụng được dùng để kích hoạt các tính năng của một máy in riêng biệt. Gọi mã escape là do giá trị ASCII của phím Esc trên bàn phím máy tính được dùng làm ký tự đầu tiên của đoạn mã thông báo cho máy in biết tiếp sau là đoạn mã lệnh chứ không phải là phần văn bản đang được in.

Trong các máy in kim, có thể lựa chọn được độ phân giải, phông chữ và tốc độ tuỳ theo các khả năng của máy in. Trình điều khiển máy in cài đặt trong máy tính được thiết kế nhằm đưa ra các dãy mã escape dựa trên các tuỳ chọn được xác định trong trình ứng dụng cũng như trong cấu hình trình điều khiển máy in. Nếu trình điều khiển máy in không đưa ra được những mã như mong muốn, người sử dụng có thể đặt phông chữ, kích cỡ cho toàn bộ văn bản thông qua bảng điều khiển hoặc phần mềm điều khiển của máy in. Mã escape không được chuẩn hoá như PDL, do vậy cũng có thể gặp các mã khác nhau cho cùng một công việc ở các máy in khác nhau.

1.3.3. Host – Based/ GDI

Một số máy in phun và máy in kim không sử dụng các ngôn ngữ PDL thông thường như (PostScript hoặc PCL), thay vào đó chúng dùng máy tính để kết xuất trang in. Những máy in loại này được gọi là máy in host – based. Một số kiểu in host – based như các máy in dùng cơ cấu Windows GDI (giao tiếp thiết bị đồ hoạ) gọi là các máy in GDI, hay dòng máy in PPA của HP. Nhìn chung những máy in này có một số ưu điểm sau:

- Giá thành thấp: Do việc kết xuất trang in được thực hiện bởi máy tính nên máy in không cần PDL và nhờ đó giá thành giảm đáng kể.

- Máy tính nhanh dẫn đến công việc in nhanh hơn: Do hầu hết các công việc in được thực hiện bởi máy tính, tốc độ in có thể được cải tiến bằng cách cắm thêm RAM, tăng tốc độ bộ vi xử lý hoặc sử dụng kết nối máy in hai chiều như IEEE-1284.

- Kiến trúc mềm dẻo với PPA (Printing Performance Architecture): PPA của HP có thể có được hầu hết các chức năng của máy in được thực hiện

trong máy tính (vì lý do kinh tế) hoặc có thể chuyển một số tính năng vào máy in (tăng hiệu năng).

Ngoài những ưu điểm trên host – based cũng bộc lộ một số nhược điểm sau:

- Không kết nối trực tiếp sẽ không in được: Các máy in host – based phải được nối trực tiếp với máy tính trong quá trình in vì công việc mà các máy in này phải làm là đưa ra các hình ảnh đã được hoàn tất. Hạn chế này biểu hiện rất rõ ràng trong các mạng nhỏ do máy in không có máy chủ thực sự để làm việc. Đây cũng là vấn đề của máy in GDI và dòng PPA của HP. Yêu cầu phải có máy chủ làm cho các máy in loại này không thể làm việc với một sever in như dòng HP JetDirect. Đây cũng là vấn đề đối với các mạng ngang hàng.

- Trục trặc khi in từ những trình ứng dụng không tương thích với

Windows: Tuỳ thuộc vào thiết kế của máy in host – based mà có thể sẽ

không in được với những hệ điều hành khác Windows. Tuy nhiên một số máy in có thể in từ cửa sổ DOS - một ứng dụng của MS-DOS chạy trong Windows.

Một phần của tài liệu Máy in.doc (Trang 29 - 32)