NHỮNG HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP TRÊN MỘT SỐ MÁY IN

Một phần của tài liệu Máy in.doc (Trang 54 - 105)

LASER THÔNG DỤNG

3.2.1. Hư hỏng của hệ thống vận chuyển giấy

Hệ thống vận chuyển giấy trong máy in Laser thực sự là sự gạn lọc những nét tinh tuý của cơ chế vận chuyển bằng ma sát. Hệ thống tạo hình của máy in Laser là khá phức tạp nếu so sánh với các kiểu in thông thường như in đập hoặc in phun. Cần phải có một chuỗi các trục quay riêng biệt cần thiết để vận hành giấy. tuy nhiên các hệ thống trục quay tương đối giống nhau mặc dù đường đi (hành trình) giấy trong từng máy in của các hãng sản xuất máy in có thể khác nhau.

Từng tờ giấy được chứa chung vào trong một khay đựng giấy gọi là (Page Tray). Một lò xo nhỏ tạo ra một sức ép nhẹ và đều để giữ cho đầu mỗi tờ giấy nằm sát đầu của khay đựng giấy. Khi một chu trình in bắt đầu, hệ thống điều khiển cơ cấu in, điều khiển cuộn hút (Selenoid) làm chuyển động ru lô cuốn giấy (được phủ một lớp cao su ở bên ngoài) để cuốn giấy. Lớp cao su tạo ra ma sát giúp cho nó bắt giữ tờ giấy từ khay đựng giấy và kéo tờ giấy đi vào trong máy in khoảng một vài inch. Một miếng đệm bằng cao su nằm ngay dưới ru lô cuốn giấy (gọi là đệm tách giấy) cọ sát vào phần đầu của tờ giấy một cách nhẹ nhàng để ngăn không cho nhiều hơn một tờ giấy đi vào trong máy in mỗi lần.

Giấy dừng lại trước một tập hợp các trục quay in hình giữ cho mỗi tờ giấy nằm đúng vị trí cho đến khi trống nhạy quang chứa ảnh mực đã hiện hình đến

được một vị trí thích hợp. Hệ thống điều khiển cơ cấu in, sẽ điều khiển các trục quay in hình giữ hướng giấy đi đến trục quay in ảnh. Tại đó giấy nhận được ảnh mực. Trang giấy đã in ảnh mực được đưa đến bộ phận nung nhiệt. Tại đó một trục quay sẽ truyền sức ép còn một trục quay sẽ truyền nhiệt. Cả hai trục quay sau đó sẽ đẩy tờ giấy vào một khay đựng giấy ra.

Mỗi hệ thống trục quay bao gồm cả trống nhạy quang được kéo bởi mô tơ chính. Kết quả là, các trục quay sẽ tiến hành đồng thời trong chu trình in.Mặc dù hệ thống vận chuyển giấy trong máy in Laser rất tinh vi và phức tạp để có thể mô tả một cách rõ ràng, nhưng nó vẫn phải tuân theo mọi nguyên lý cơ bản của các bánh răng, Pu li như trong các hệ thống kiểu ma sát và máy kéo. Để hiểu rõ hư hỏng của hệ thống vận chuyển giấy, ta sẽ tìm hiểu lần lượt các hư hỏng đặc trưng trong hệ thống vận chuyển giấy của máy in Laser.

3.2.1.1. Hư hỏng của hệ thống kéo giấy vào

a. Máy in không kéo được giấy vào hoặc chỉ làm việc một cách chập trờn

Hiện tượng: Khi ra lệnh in một bản in bất kỳ, máy in không kéo được

giấy vào trong máy in hoặc chỉ làm việc một cách chập trờn (phải dùng tay đẩy giấy vào trong máy in), xuất hiện thông báo lỗi giấy trên bảng điều khiển (Page Error). Mọi chức năng khác của máy in đều tốt.

Nguyên nhân: Lớp cao su phủ bên ngoài ru lô cuốn giấy bị mài mòn

nhiều quá hoặc bị lão hoá.

Tiến hành sửa chữa:

Bước 1: Dùng tuốc nô vít, loại 4 cạnh tháo các ốc vít bắt giữ vỏ máy ra.

Kiểm tra bề mặt cao su của ru lô cuốn giấy xem có bị mài mòn nhiều quá không (nếu cao su bị mài mòn nhiều quá (khi nhìn vào thấy bề mặt cao su láng bóng, không có độ sần) hoặc dùng tay sờ vào bề mặt cao su xem có còn đàn hồi tốt không (cao su bị lão hoá sẽ chai cứng không có độ đàn hồi), có lớp bụi bẩn bám trên bề mặt cao su không nếu có chuyển sang bước 2.

Bước 2: Tháo ru lô cuốn giấy ra khỏi bộ phận cuốn giấy. Nếu lớp cao su phủ

bên ngoài ru lô cuốn giấy còn tận dụng được, sử dụng bàn chải kết hợp với sà phòng và nước làm sạch bụi bẩn bám trên bề mặt cao su, sau đó lắp ru lô cuốn giấy lại bộ phận cuốn giấy, in thử một vài bản in để chắc chắn ru lô cuốn giấy đã hoạt động tốt. Nếu trường hợp ru lô cuốn giấy không tận dụng được (bị mài mòn nhiều quá hoặc bị lão hoá) thay thế bằng ru lô cuốn giấy mới.

Ví dụ: Dưới đây sẽ minh hoạ quá trình thay thế ru lô cuốn giấy trong máy in

HP LaserJet 5L & 6 L. Đối với các máy in khác cách thức tiến hành tuy có khác nhau nhưng trình tự cơ bản là như nhau.

Bước 1 Tháo nắp chắn phía sau vỏ máy:

5. Rút cáp nguồn và tháo cáp song song nối máy tính với máy in ra 6. Tháo hộp mực ra khỏi máy in

Chú ý: Phải nhấc bộ phận đỡ giấy trước khi tháo nắp chắn phía sau vỏ máy,

nếu không nó có thể bị vỡ hoặc gẫy lấy cài khi tháo nó ra.

8. Dùng tuốc nô vít loại 4 cạnh, tháo 3 ốc vít vị trí như ở hình 3.1 ra.

Hình 3.1 Vị trí ốc vít nắp chắn phía sau vỏ máy

9. Bộ phận này tách rời với vỏ máy chính, sử dụng tuốc nô vít nhỏ loại 2 cạnh, đẩy tách 2 lẫy giữ nắp chắn phía sau vỏ máy ra như ở vị trí 1 hình 3.2. Sau đó kéo nắp chắn vỏ máy về phía sau như vị trí 2.

Hình 3.2. Vị trí lẫy giữ nắp chắn phía sau vỏ máy.

Bước 2 Tháo cửa máy in:

1. Mở cửa máy in ra.

2. Có một chốt giữ cửa máy in ở phía dưới, dùng tay ấn giữ vào chốt này theo chiều mũi tên ở hình 3.3. Sau đó tháo cửa máy in ra. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bước 3 Tháo nắp chắn nâng cấp bộ nhớ mở rộng:

1. Dùng tay ấn giữ chốt cài ở phía dưới và tháo nắp chắn nâng cấp bộ nhớ mở rộng ra như ở hình 3.4 theo chiều mũi tên từ 1 sang 2.

Hình 3.4. Vị trí nắp chắn bộ nhớ mở rộng

Bước 4 Tháo vỏ máy chính và khay đựng giấy:

5. Dùng tuốc nô vít 4 cạnh tháo 2 ốc vít bắt giữ trên đỉnh của vỏ máy ra vị trí 1 như hình 3.5.

6. Dùng tay cậy hai lẫy cài ở mặt trước phía dưới của vỏ máy và nhấc thẳng vỏ máy lên đặt ra ngoài.

7. .Sau khi nhấc vỏ máy ra, tiếp tục nhấc khay đựng giấy ra như ở vị trí 2 hình 3.5.

Hình 3.5. Vị trí vỏ máy chính và khay đựng giấy

Bước 5 Tháo ru lô cuốn giấy:

1. Sau khi tháo vỏ máy chính ra, quay chiều máy (nơi có các bánh răng chuyển động về phía người).

2. Dùng tay kéo 2 lẫy cài của bánh răng nối với trục truyền động của ru lô cuốn giấy ra hai phía như chiều mũi tên, rồi kéo bánh răng ra. Như vị trí 1 hình 3.6.

3. Tháo chốt giữ trục quay ru lô cuốn giấy bên phải của máy in. Dùng banh kẹp hoặc kìm nhấc hai đầu của chốt giữ ra và tháo nó ra khỏi máy in. Hình 3.7 vị trí chốt giữ trục quay ru lô cuốn giấy.

Hình 3.7. Vị trí chốt giữ trục quay ru lô cuốn giấy

4. Sử dụng kìm nhọn kéo bạc đỡ trục quay ru lô cuốn giấy ra theo chiều mũi tên từ 1 sang 2 như hình 3.8.

Hình 3.8. Chiều tháo của bạc đỡ trục quay ru lô cuốn giấy

5. Xoay cửa máy in về phía người, tháo ru lô cuốn giấy ra. Vị trí ru lô cuốn giấy như hình 3.9.

Hình 3.9. Vị trí ru lô cuốn giấy

6. Tháo ru lô cuốn giấy ra, kiểm tra vệ sinh lại ru lô cuốn giấy hoặc thay thế bằng ru lô cuốn giấy mới. Hình 3.10 miêu tả hình dạng ru lô cuốn giấy. Khi tháo ru lô cuốn giấy ra cần phải chú ý đến hai lẫy cài của bộ phận kéo giấy như ở hình 2.10.

Hình 3.10. Vị trí lẫy giữ bộ phận kéo giấy

7. Sau khi thay thế ru lô cuốn giấy, cần lắp ráp lại các bộ phận của máy in lại như ban đầu theo quy tắc “tháo ra trước lắp vào sau, thao ra sau lắp vào trước”. Bật máy in, in thử một vài bản in để chắc chắn bộ phận cuốn giấy đã hoạt động tốt.

b. Máy in kéo một lần nhiều tờ giây

Hiện tượng: Khi ra lệnh in một bản in bất kỳ, máy in kéo một lần nhiều tờ

giấy . Mọi chức năng khác của máy in đều tốt.

Nguyên nhân: Đệm tách giấy và ru lô cuốn giấy bị mài mòn nhiều quá.

Thông thường Hiện tượng này là do đệm tách giấy bị mài mòn quá nhiều gây nên, tuy nhiên cũng không hiếm gặp trường hợp cả đệm tách giấy và ru lô cuốn giấy đều bị hỏng.

Tiến hành sửa chữa:

Bước 1: Dùng tuốc nô vít, loại 4 cạnh tháo các ốc vít bắt giữ vỏ máy ra.

Kiểm tra bề mặt cao su của ru lô cuốn giấy và đệm tách giấy xem có bị mài mòn không (nếu cao su của đệm tách giấy bị mài mòn nhiều quá, khi nhìn vào thấy có các vệt lõm. Đối với ru lô cuốn giấy cách phát hiện như ở mục

3.1.1.1 Máy in không kéo được giấy vào hoặc chỉ làm việc một cách chập trờn). Nếu có, cần phải tiến hành theo bước 2.

Bước 2: Tháo ru lô cuốn giấy và đệm tách giấy ra khỏi bộ phận cuốn giấy. Dùng tuốc nô vít hai cạnh loại nhỏ nậy lớp cao su dán trên bề mặt đệm tách giấy ra và thay thế bằng miếng đệm tách giấy mới. Đối với ru lô cuốn giấy tiến hành thay thế hoặc khắc phục như ở trường hợp1. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mẹo: Đối với máy in chưa sửa chữa lần nào, miếng cao su của đệm tách giấy có

thể tận dụng được, dùng tay kiểm tra xem miếng cao su có còn mềm dẻo và đàn hồi tốt không. Nếu tốt, hãy làm sạch lớp keo bám trên bề mặt của cao su, chỗ bề mặt cao su dán vào vỏ nhựa (có thể sử dụng dung dịch Pu tin để tẩy), sau đó sử dụng một băng dính hai mặt dán lên trên bề mặt cao su đã sử dụng, bề mặt cao su đã bị mài mòn, lật úp miếng đệm cao su xuống quay phần đã bị mài mòn (chỗ bị lõm) vào trong. Dán lên trên vỏ nhựa. Như vậy là đã tận dụng lại được miếng cao su mà không phải thay thế

Ví dụ: Dưới đây sẽ minh hoạ quá trình thay thế đệm tách giấy trong máy in

HP LaserJet 5L & 6 L.

Bước 1 Thực hiện từ bước 1 đến bước 4 trong ví dụ hướng dẫn ở mục 3.1.1.1

Bước 2 Tháo các giắc cắm:

1. Tháo các giắc cắm: Điều khiển cuộn hút, điều khiển bộ phận Laser/ Scaner, cảm biến báo mực, công tắc + 12 V, bảng điều khiển từ vị trí 1 đến 4 như ở hình 3.11

Hình 3.11. Vị trí các giắc cắm

2. Sử dụng tuốc nô vít 4 cạnh tháo ốc bắt giữ tấm chắn bảo vệ nguồn bằng kim loại ra như vị trí 1 hình 3.12.

3. Tiếp tục sử dụng tuốc nô vít loại 4 cạnh tháo 4 ốc bắt giữ bộ phận kéo giấy như ở vị trí 2 hình 3.12.

Hình 3.12. Vị trí tấm chắn bảo vệ nguồn và bộ phận kéo giấy 4. Rút giắc nối với bộ phận cảm biến báo giấy như ở hình 3.13.

Hình 3.13. Vị trí giắc nối với bộ phận cảm biến báo giấy

5. Kiểm tra lại một lần nữa để chắc chắn các giắc cắm đã được tháo hết. 6. Tháo bộ phận cuốn giấy ra. Dùng tay ấn giữ đệm tách giấy xuống theo

chiều mũi tên ở hình 3.14 và nâng bộ phận hất giấy, nhấc ra ngoài. Chú ý:

Phía dưới bộ phận hất giấy có một lò xo do vậy khi nhấc ra tránh để lò xo văng ra ngoài.

Hình 3.14 Miêu tả vị trí của đệm tách giấy

Trong trường hợp lò xo bị văng ra, sử dụng một kìm nhọn gắn lại lò xo vào ba chân cắm của bộ phận hất giấy như trong hình 3.15.

Hình 3.15. Vị trí 3 chân cắm của lò xo bộ phận hất giấy

7. Dùng tay hoặc tuốc nô vít hai cạnh đẩy chốt hãm của bộ phận tách giấy (là một miếng nhựa trắng) ở phía sau của bộ phận kéo giấy ra. Vừa kéo vừa đẩy nó lên theo chiều mũi tên. Nhấc hẳn nó ra ngoài. Sau đó tháo đệm tách giấy ra khỏi bộ phận cuốn giấy. Như minh hoạ ở hình 3.16.

Hình 3.16. Vị trí chốt hãm bộ phận tách giấy

8. Sau khi tháo được bộ phận đệm tách giấy ra. Kiểm tra miếng cao su gắn trên đệm tách giấy xem nó có hỏng không (xem hướng dẫn Tiến hành sửa chữa trong phần mẹo ở mục 3.1.1.2). Nếu có thay thế bằng một miếng cao su mới hoặc phục hồi lại. Hình 3.17 miêu tả hình dạng đệm tách giấy trong máy in HP LaserJet 5L & 6L.

Hình 3.17. Hình dạng đệm cuốn giấy

9. Khi đã thay thế cao su của đệm tách giấy, cũng nên thay hai miếng cao su tách giấy phụ. Vị trí hai miếng cao su tách giấy phụ như hình 3.18. Trong trường hợp muốn tận dụng hai miếng cao su tách giấy phụ này cách tiến hành tương tự như ở phần mẹo mục 3.1.1.2.

10.Sau khi thay miếng cao su của đệm tách giấy và hai miếng cao su tách giấy phụ xong. Lắp ráp lại bộ phận kéo giấy như ban đầu. Lắp ráp lại máy, in một vài bản in kiểm tra để chắc chắn bộ phận cuốn giấy đã hoạt động tốt.

c. Máy in có kéo giấy nhưng dừng lại ở phần cảm biến báo giấy vào:

Hiện tượng: Khi ra lệnh in một bản in bất kỳ, máy in có kéo giấy nhưng

chỉ đến phần cảm biến báo giấy vào thì dừng lại xuất hiện thông báo lỗi kẹt giấy (Page Jam) trên bảng điều khiển. Mọi chức năng khác của máy in đều tốt.

Nguyên nhân: Bộ phận kéo giấy bị hỏng (sức ép của hai bánh xe tỳ giấy

không đều, khiến giấy bị trượt) hoặc mất sức ép lên giấy của hai bánh xe tỳ do bộ phận kéo giấy bị tuột ra khỏi giá đỡ .

Tiến hành sửa chữa: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bước 1: Dùng tuốc nô vít, loại 4 cạnh tháo các ốc vít bắt giữ vỏ máy ra.

Quan sát xem bộ phận kéo giấy có bị nứt vở hỏng không, dùng tay ấn giữ bánh xe tỳ để kiểm tra sức ép lên bề mặt giấy. Nếu bộ phận kéo giấy bị nứt vỡ hỏng hoặc sức ép của bánh xe tỳ không đều. Tiến hành theo bước 2.

Bước 2: Dùng tuốc nô vít 4 cạnh tháo vít bắt giữ bộ phận kéo giấy ra. Kiểm tra xem bánh xe tỳ có bị mòn quá không, nếu có thay thế bằng bánh xe tỳ mới. Nếu bánh xe tỳ không hỏng, kiểm tra các phần bị nứt vỡ của bộ phận kéo giấy sử dụng keo hoặc mỏ hàn gắn lại chô bị nứt, vỡ, hỏng. Trường hợp không thể khắc phục được phải thay thế bằng bộ phận mới.

Mẹo: Cũng có thể khắc phục bánh xe tỳ của bộ phận kéo giấy bằng cách, đảo

đầu của hai bánh xe lại, bởi vì hai bánh xe được làm bằng cao su, sau một thời gian hoạt động nhất định cao su sẽ bị mài mòn. Tuy nhiên vấn đề ở chỗ cao su chỉ bị mài mòn ở hai điểm đầu của bánh xe chứ không phải toàn bộ bề mặt của bánh xe nên khi đảo đầu bánh xe vẫn có thể sử dụng được.

Ví dụ: Dưới đây sẽ minh hoạ quá trình kiểm tra khắc phục và thay thế bộ

phận kéo giấy trong máy in HP LaserJet 5L & 6 L.

Bước 1 Thực hiện từ bước 1 đến bước 4 trong ví dụ hướng dẫn ở mục 3.1.1.1.

Bước 2 Thực hiện theo bước 2 trong ví dụ hướng dẫn ở mục 3.1.1.2. từ 1 đến 4

Bước 3 Tháo bộ phận kéo giấy:

1. Sau khi tháo xong ốc bắt giữ hệ thống kéo giấy và các giắc cắm, nhấc toàn bộ hệ thống kéo giấy ra ngoài.

2. Lật hệ thống kéo giấy ngược lại, dùng tay hoặc tuốc nô vít hai cạnh bậy lẫy chốt giữ trục quay nối với hai bánh xe tỳ theo chiều mũi tên 1 và 2 như hình vẽ 3.19.

Hình 3.19. Vị trí lẫy chốt giữ trục quay nối với bánh xe tỳ

3. Sử dụng tuốc nô vít 4 cạnh tháo ốc bắt giữ bộ phận kéo giấy ra như ở vị trí

Một phần của tài liệu Máy in.doc (Trang 54 - 105)