SỬA CHỮA HƯ HỎNG CỦA BẢNG MẠCH CHÍNH (MẠCH ĐIỀU

Một phần của tài liệu Máy in.doc (Trang 128)

KHIỂN)

Phần này cung cấp các hướng dẫn để sửa chữa bảng mạch chính khi bị hư hỏng và được miêu tả theo các triệu chứng khác nhau, như là các nguyên nhân, và các điểm kiểm tra. Điểm kiểm tra được thể hiện dưới dạng các dạng sóng, giá trị điện trở, và các giá trị khác để kiểm tra đánh giá hoạt động của các đối tượng có thể bị hư hỏng. Dựa trên cơ sở hướng dẫn dưới đây để phát triển sửa chữa hư hỏng của bảng mạch chính các máy in kim khác.Phần minh hoạ này giới thiệu cách kiểm tra sửa chữa hư hỏng bảng mạch chính của máy in Epson LQ 2180 kết hợp xem sơ đồ nguyên lý bảng mach chính ở hình 5.5.

5.3.1. Máy in không hoạt động khi bật nguồn

Hiện tượng: Bật máy in, đèn LED báo nguồn trên bảng điều khiển không

sáng, máy in ngừng mọi hoạt động.

Nguyên nhân: IC khởi động (RESET) IC2 (PST592D) hỏng hoặc IC

(PROMT) IC 10 (DILB-32P) không được lựa chọn cũng có thể do IC (PSRAM) IC8 (LH5B8128N), IC vi xử lý IC4 (TMP96C141BF) hỏng

Tiến hành sửa chữa: Dùng tuốc nô vít 4 cạnh tháo ốc vít bắt giữ vỏ máy

ra, nhấc vỏ máy ra ngoài, tháo tấm chắn trên bảng mạch chính. Bật máy in, sử dụng máy hiện sóng kiểm tra dạng sóng của tín hiệu điều khiển CH1 tại chân 3 của IC1 (74LS06) vào thời điểm bật công tắc nguồn xem có không. Hình 5.5. miêu tả dạng sóng kiểm tra.

Hình 5.5. Dạng sóng kiểm tra

Nếu không có hãy thay IC2 (PST592D). Nếu tín hiệu điều khiển CH1 tại chân 3 của IC1 (74LS06) có. Tiếp tục kiểm tra tín hiệu thay đổi từ mức cao xuống mức thấp tại chân 22 của IC 10 (DILB-32P) xem có không như hình 5.6.

Hình 5.6. Dạng sóng tín hiệu tại chân 22 IC 10

Nếu không có thay thế IC10. Trường hợp ngược lại khi kiểm tra tín hiệu tại chân 22 của IC10 vẫn có, sử dụng máy hiện sóng kiểm tra tín hiệu thay đổi từ mức cao xuống mức thấp tại chân 1 của IC8 (LH5B8128N) xem có không, nếu không có thay thế IC8. Nếu tín hiệu tại chân 1 của IC8 có, kiểm tra tín hiệu dao động tại chân 26 hoặc 27 của IC vi xử lý IC4 (TMP96C141BF) xem có không như hình 5.7. Nếu tín hiệu này không có hoặc méo dạng cần phải thay thế IC4.

Hình 5.7. Tín hiệu dao động tại chân 26 hoặc 27 vi xử lý IC4

5.3.2. Cơ cấu chuyển động đầu in hoạt động không bình thường

Hiện tượng: Bật máy in, cơ cấu chuyển động đầu in hoạt động không

bình thường, đèn LED báo nguồn sáng, có thể có thể có mã lỗi âm thanh phát ra từ loa gắn trên bảng mạch chính.

Nguyên nhân: IC điều khiển mô tơ IC11 (SLA7024M), IC vi xử lý IC4

(TMP96C141BF) hoặc IC điều khiển IC3 (E05B42YB) hỏng

Tiến hành sửa chữa: Dùng tuốc nô vít 4 cạnh tháo ốc vít bắt giữ vỏ máy

ra, nhấc vỏ máy ra ngoài, tháo tấm chắn trên bảng mạch chính. Bật máy in, sử dụng máy hiện sóng kiểm tra dạng sóng của tín hiệu CH1 (tín hiệu điều khiển mô tơ) tại đầu ra các chân 1, 2, 3 và 4 của IC4 (TMP96C141BF) xem có không, tiếp tục kiểm tra dạng sóng tại đầu ra các chân 8, 1, 18 và 11 của IC11 (SLA7024M) như hình 5.8.

Hình 5.8. Dạng sóng tại đầu ra của IC4 và đầu ra của IC11

Nếu tín hiệu đầu ra của IC4 (TMP96C141BF) không có hoặc méo dạng, thay thế IC4, nếu tín hiệu tại đầu ra của IC11 (SLA7024M) không có thay thế IC11. Trường hợp khác nếu tín hiệu tại đầu ra của IC11 có, sử dụng đồng hồ vạn năng kiểm tra mô tơ chuyển động đầu in, nếu hỏng thay thế mô tơ. Nếu mô tơ không hỏng cần phải kiểm tra IC điều khiển IC3 (E05B42YB). Sử dụng máy hiện sóng kiểm tra tín hiệu tại đầu ra của IC3 các chân 68, 69, 70 và 71 của IC3 xem có không. Nếu tín hiệu tại đầu ra của IC3 không có cần phải thay thế IC3.

5.3.3. Cơ cấu chuyển động kéo giấy hoạt động không bình thường

Hiện tượng: Bật máy in, cơ cấu chuyển động kéo giấy hoạt động không

bình thường, đèn LED báo nguồn sáng, có thể có thể có mã lỗi âm thanh phát ra từ loa gắn trên bảng mạch chính.

Nguyên nhân: IC1 (74LS06), IC12 (A2917SEBTR) hoặc IC điều khiển

IC3 (E05B42YB) hỏng

Tiến hành sửa chữa: Dùng tuốc nô vít 4 cạnh tháo ốc vít bắt giữ vỏ máy

ra, nhấc vỏ máy ra ngoài, tháo tấm chắn trên bảng mạch chính. Bật máy in, sử dụng máy hiện sóng, kiểm tra tín hiệu tại đầu vào của IC12 (A2917SEBTR) các

chân 1, 2, 23 và 24 xem có không, nếu có tiếp tục kiểm tra tín hiệu tại đầu ra của IC12 các chân 6, 3, 18 và 21 xem có không như hình 5.9.

Hình 5.9. Dạng sóng tại đầu vào và đầu ra của IC12 (A2917SEBTR)

Nếu tín hiệu tại đầu vào của IC12 không có cần phải kiểm tra thay thế IC3 (E05B42YB). Nếu tín hiệu đầu vào của IC12 có và tín hiệu đầu ra không có, thay thế IC12.

5.3.4. Máy in không kết xuất được dữ liệu in tới đầu in

Hiện tượng: Bật máy in, khi ra lệnh in, không xuất hiện ký tự trên bản in,

kiểm tra đầu in vẫn hoạt động tốt.

Nguyên nhân: IC điều khiển IC3 (E05B42YB) hỏng

Tiến hành sửa chữa: Dùng tuốc nô vít 4 cạnh tháo ốc vít bắt giữ vỏ máy

ra, nhấc vỏ máy ra ngoài, tháo tấm chắn trên bảng mạch chính. Bật máy in, sử dụng máy hiện sóng kiểm tra tín hiệu đầu ra tại chân 111 của IC3 (E05B42YB) xem có không, nếu tín hiệu tại chân 111 của IC3 không có, cần phải thay thế IC3. Hình 5.10 minh hoạ dạng sóng tại chân 111 của IC3.

Hình5.10. Dạng sóng tại chân 111 của IC3 (E05B42YB)

5.3.5. Máy in không in được hình ảnh hoặc các kỹ tự biến dạng

Hiện tượng: Bật máy in, khi ra lệnh in, không xuất hiện ký tự trên bản in

hoặc các ký tự bị biến dạng.

Nguyên nhân: Một trong các Transistor điều khiển đầu in bị hỏng hoặc

đầu in hỏng.

Tiến hành sửa chữa: Dùng tuốc nô vít 4 cạnh tháo ốc vít bắt giữ vỏ máy

ra, nhấc vỏ máy ra ngoài, tháo tấm chắn trên bảng mạch chính. Bật máy in, sử dụng máy hiện sóng kiểm tra tín hiệu tại đầu ra của IC3 (E05B42YB) các chân từ HD1 đến HD24 xem có không, nếu các tín hiệu này không có cần phải thay thế IC3. Nếu có, tắt máy in, sử dụng đồng hồ vạn năng kiểm tra lần lượt các Transistor từ Q4 đến Q27 (D2604) xem có hỏng không. Sử dụng máy hiện sóng lần lượt kiểm tra cực C của từng Transistor xem có không. Phát hiện linh kiện hỏng thay thế. Hình 5.11 minh hoạ dạng sóng tại các chân từ HD1 đến HD24 của IC3 (E05B42YB).

PHỤ LỤC 1. MÃ ASCII (MÃ KÝ TỰ)

Trước khi sự trao đổi thông tin được thiết lập, thì cả máy in và máy tính phải nói cùng một “ngôn ngữ”. Ví dụ: Khi máy tính gửi ra ngoài một chữ “H”, thì máy in của nó phải có khả năng nhận biết được rằng ký tự đó là một chữ “H”. Nếu không nó sẽ in ra một ký tự loằng ngoằng không thể hiểu nổi. Vì rằng mỗi ký tự và lệnh điều khiển được biểu diễn bằng một mã số riêng duy nhất, nên cả máy in và máy tính phải dùng chung cùng một tập mã. Vào thời điểm ban đầu của máy tính, mỗi hãng sản xuất đều có tập mã riêng của mình. Nghĩa là sẽ rất khó khăn khi phối hợp các thiết bị do các hãng khác nhau sản xuất ra. Khi công nghiệp điện tử phát triển và máy in trở thành phổ dụng, thì yêu cầu về sự tương thích của thiết bị đã buộc các nhà sản xuất phải chấp nhận một tập mã ký tự chuẩn. Mã chuẩn của hoa kỳ dùng trong trao đổi thông tin được gọi là ASCII, đã trở thành một tập mã chuẩn duy nhất đối với việc trao đổi thông tin giữa máy tính và máy in. Bảng 1 trình bày một bảng mã ký tự ASCII thông thường, các mã số của chúng và biểu diễn nhị phân của các số đó.

tự Mã Nhị phân tự Nhị phân tự Nhị phân * 42 0010 1010 U 85 0101 0101 NUL 0 0000 0000 + 43 0010 1011 V 86 0101 0110 SOH 1 0000 0001 , 44 0010 1100 W 87 0101 0111 STX 2 0000 0010 - 45 0010 1101 X 88 0101 1000 ETX 3 0000 0011 . 46 0010 1110 Y 89 0101 1001 EQT 4 0000 0100 / 47 0010 1111 Z 90 0101 1010 ENQ 5 0000 0101 0 48 0011 0000 [ 91 0101 1011 ACK 6 0000 0110 1 49 0011 0001 \ 92 0101 1100 BEL 7 0000 0111 2 50 0011 0010 ] 93 0101 1101 BS 8 0000 1000 3 51 0011 0011 ^ 94 0101 1110 HT 9 0000 1001 4 52 0011 0100 _ 95 0101 1111 LF 10 0000 1010 5 53 0011 0101 ` 96 0110 0000 VT 11 0000 1011 6 54 0011 0110 a 97 0110 0001 FF 12 0000 1100 7 55 0011 0111 b 98 0110 0010 CR 13 0000 1101 8 56 0011 1000 c 99 0110 0011 SO 14 0000 1110 9 57 0011 1001 d 100 0110 0100 SI 15 0000 1111 : 58 0011 1010 e 101 0110 0101 DLE 16 0001 0000 ; 59 0011 1011 f 102 0110 0110 DC1 17 0001 0010 < 60 0011 1100 g 103 0110 0111 DC2 18 0001 0010 = 61 0011 1101 h 104 0110 1000 DC3 19 0001 0011 > 62 0100 1110 i 105 0110 1001

DC4 20 0001 0100 ? 63 0011 1111 j 106 0110 1010 NAK 21 0001 0101 @ 64 0100 0000 k 107 0110 1011 SYN 22 0001 0110 A 65 0100 0001 l 108 0110 1100 ETB 23 0001 0111 B 66 0100 0010 m 109 0110 1101 CAN 24 0001 1000 C 67 0100 0011 n 110 0110 1110 EM 25 0001 1001 D 68 0100 0100 o 111 0110 1111 SUB 26 0001 1010 E 69 0100 0101 p 112 0111 0000 ESC 27 0001 1011 F 70 0100 1000 q 113 0111 0001 FS 28 0001 1100 G 71 0100 0111 r 114 0111 0010 GS 29 0001 1101 H 72 0100 1000 s 115 0111 0011 RS 30 0001 1111 I 73 0100 1001 t 116 0111 0100 US 31 0010 0000 J 74 0100 1010 u 117 0111 0101 SP 32 0010 0001 K 75 0100 1011 v 118 0111 0110 ! 33 0010 0010 L 76 0100 1100 w 119 0111 0111 ” 34 0010 0011 M 77 0100 1101 x 120 0111 1000 # 35 0010 0100 N 78 0100 1110 y 121 0111 1001 $ 36 0010 0101 O 79 0100 1111 z 122 0111 1010 % 37 0010 0101 P 80 0101 0000 { 123 0111 1011 & 38 0010 0110 Q 81 0101 0001 | 124 0111 1100 ’ 39 0010 0111 A 82 0101 0010 } 125 0111 1101 ( 40 0010 1000 S 83 0101 0011 ~ 126 0111 1110 ) 0010 1001 T 84 0101 0100 DEL 127 0111 1111 Bảng 1. Bảng ASCII chuẩn

Mã ASCII chuẩn bao gồm các chữ cái (chữ hoa và chữ thường), các chữ số, ký hiệu đơn giản để chấm câu, hàm toán học và một vài mã điều khiển cơ bản. Ví dụ: Nếu muốn in một chữ “D” hoa thì máy tính phải gửi ra con số “68” đến máy in. Sau đó máy in sẽ phiên dịch “68” thành một mô hình chấm, phản ánh phông chữ đã lựa chọn, độ đậm nhạt và hoa văn để tạo ra chữ cái “D”. Để in từ “Hello” thì máy tính phải gửi ra một chuỗi các số “F2”, “101”, hai chuỗi số “108”, và cuối cùng là “111”. Mã ASCII thuần khiết khởi thuỷ sử dụng các mã từ 0 đến 127.

Tuy nhiên, do cách mà các ký tự được gửi ra mà phần lớn các máy in cũng có thể sử dụng các mã bao gồm từ 128 đến 255. Nhưng cần phải lưu ý bất kỳ một mã nào vượt quá 127 đều không phải là mã ASCII chuẩn. Các mã từ 128 đến 255 đôi khi cũng được gọi là một tập ký tự luân phiên (alternate character set). Một tập ký tự luân phiên có thể bao gồm một khối ký tự đồ hoạ duy nhất, các ký hiệu Hy Lạp, hoặc các chữ cái của các ngôn ngữ nước khác. Trong một số trường hợp, các mã từ 128 đến 255 chỉ đơn giản là mã chồng của 0 đến 127. Nếu máy tính gửi ra một mã từ 128 đến 255 thì ta có thể in các ký tự khác hẳn so với các ký tự trên màn hình máy tính.

2. CÔNG NGHỆ IN LASER

Các máy in Laser hay còn gọi là máy in tĩnh điện (ES – Electrostatic) khác về cơ bản so với máy in kim và máy in phun. Các máy in đó tạo ra các chấm thông qua sự va đập hoặc phun mực, còn đối với máy in tĩnh điện thì lại không phải đơn giản như thế. Các hình ảnh được tạo thành bởi một sự tương tác phức tạp và tinh vi của tia sáng, tĩnh điện, hoá học, áp suất nén và nhiệt độ, tất cả những việc đó đều được thực hiện bởi một mạch ECP (Electronic Control Parkage- Bộ phận điều khiển điện tử) phức tạp.

2.1. Phương pháp tĩnh điện

Do kết quả của sự tương tác đó, in tĩnh điện được hình thành thông qua cả một quá trình chứ không đơn giản chỉ là một đầu in. Tập hợp các bộ phận để thực hiện quá trình in tĩnh điện được gọi là hệ thống tạo hình in tĩnh điện. Hệ thống tạo hình in tĩnh điện được tạo thành từ tám khu vực khác nhau: trống nhạy quang, ru lô nạp mực, ru lô chuyển động sơ cấp, bộ phận cấp phát mực, bộ phận xoá, bộ phận nung nhiệt, bộ phận Laser/ Scaner (hộp quang), hệ thống điều khiển. Trống nhạy quang được miêu tả như ở hình 2.1. Trống nhạy quang nói chung được xem là bộ phận cơ bản nhất của bất kỳ một hệ thống tạo ảnh in tĩnh điện nào. Trống nhạy quang là một hình trụ được làm bằng hợp kim nhôm, bên ngoài được bao phủ bởi một lớp hợp chất hữu cơ không độc hại có tính chất dẫn quang, tức là lớp phủ sẽ dẫn điện khi được chiếu sáng. Phần thân trụ bằng hợp kim nhôm được nối với đất của mạch tạo nguồn cao áp trong máy in. Thực chất trống nhạy quang mới ghi lại được hình ảnh từ một cơ chế ghi, và sau đó thông qua bộ phận tráng mực hình ảnh sẽ được truyền lại lên giấy. Cũng có thể nói rằng trống nhạy quang đóng vai trò như một đầu in, vì nó chuyển hình ảnh lên bề mặt của tờ giấy, nhưng lúc này hình ảnh vẫn chưa thật sự trở thành một bản in đúng với thực chất của nó. Thông qua một vài bước nữa nó mới tạo cho hình ảnh trên giấy trở thành một bản in hoàn chỉnh. Nó bao gồm sáu bước sau: làm sạch mực bám trên bề mặt của trống nhạy quang, tích điện cho trống, ghi hình lên bề mặt trống, tráng mực vào các phần đã được ghi hình trên bề mặt trống (hiện hình lên trên trống), in hình ảnh lên bề mặt giấy và nung chảy hạt mực bám trên bề mặt giấy, các bước này đều liên quan đến tám bộ phận đã được nêu trong hệ thống tạo hình in tĩnh điện. Để thực sự hiểu được hệ thống tạo hình in tĩnh điện , cần phải tìm hiểu kỹ nguyên lý hoạt động của máy in tĩnh điện.

Hình 2.1. Sơ đồ của một trống nhạy quang

2.2. Laser (la de)

Laser xuất hiện vào khoảng những năm đầu của thập kỷ 60 và hiện nay chúng đã phát triển với số lượng rất lớn, chúng khác nhau về hình dạng, kích thước và công suất ra. Để hiểu được tại sao ánh sáng Laser có thể tạo ra cơ chế ghi hữu ích như vậy, ta cần hiểu được sự khác nhau giữa ánh sáng Laser và ánh sáng “trắng” thông thường như minh hoạ ở hình 2.2.

Hình 2.2. So sánh ánh sáng thường và ánh sáng Laser Ánh sáng thường

Các bước sóng ngẫu nhiên của các kiểu ánh sáng giao thoa

Tia Laser

Các đường biểu diễn ánh sáng đơn sắc kết hợp chỉ một bước sóng

Ánh sáng “trắng” ánh sáng thường, thực ra không phải là trắng. Ánh sáng mà ta nhìn thấy bao gồm rất nhiều bước sóng mà mỗi bước sóng truyền theo phương riêng của mình. Khi các bước sóng khác nhau đó tổ hợp lại, chúng thực hiện điều đó một cách ngẫu nhiên. Nó làm cho ánh sáng này rất khó điều khiển và hầu như không có khả năng tạo ra một tia sáng mảnh sắc nét. Có thể ví dụ

Một phần của tài liệu Máy in.doc (Trang 128)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(156 trang)
w