tái tục
-Quy chế quản lý ấn chỉ
ban hành theo Quyết định số 1236BH/KTTV
ngày 28/8/92 của Bảo Việt.
- Xem 6
Theo dõi thu phí, trả hoa hồng, tái tục và
giải quyết mới
Chấp nhận
bảo hiểm
việc cung cấp thông tin cho khách hàng, tiếp nhận thông tin từ khách hàng và xử lý thông tin.
- Khai thác viên có nhiệm vụ thường xuyên tiếp xúc với khách hàng, tuyên truyền, phổ biến và giải thích ý nghĩa, mục đích của việc tham gia bảo hiểm cũng như quyền lợi và nghĩa vụ của người được bảo hiểm, gửi hoặc trao đổi các thông tin về bảo hiểm nhằm giới thiệu các nghiệp vụ bảo hiểm và đáp ứng các nhu cầu của khách hàng.
- Khai thác viên nhận thông tin từ khách hàng, tìm hiểu đối tượng khai thác thông tin qua: Các mối quan hệ trực tiếp hoặc trung gian, các phương tiện thông tin đại chúng, các cơ quan hữu quan, ngành chức năng (Các Bộ, Sở, Cục, Ngân hàng ....)
- Xử lý ban đầu của Khai thác viên khi nhận được thông tin từ khách hàng. Tìm hiểu thêm các thông tin về nguồn vốn, khả năng tham gia bảo hiểm...
- Tiếp cận khách hàng để thuyết phục vận động tuyên truyền, giải thích về bảo hiểm và tiếp nhận các đề nghị, nhu cầu của khách hàng.
2. Phân tích, tìm hiểu và đánh giá rủi ro:
- Thông qua các số liệu thống kê về khách hàng để tư vấn cho Lãnh đạo về chính sách khách hàng, về công tác quản lý rủi ro.
- Giấy yêu cầu bảo hiểm là căn cứ thông tin ban đầu rất quan trọng trong khai thác các nghiệp vụ bảo hiểm. Khai thác viên cần phải hiểu rõ các nội dung để hướng dẫn khách hàng ghi chép đầy đủ chính xác các thông tin trong giấy yêu cầu bảo hiểm làm cơ sở cho việc đánh giá rủi ro và có thể đưa ra một mức chào phí bảo hiểm cho đối tượng được bảo hiểm.
Khai thác viên hoặc Giám định viên đánh giá rủi ro trên cơ sở tiếp xúc trực tiếp với đối tượng bảo hiểm trong trường hợp cần thiết.
Khi khách hàng yêu cầu bảo hiểm theo những điều kiện bổ sung hoặc trong một số trường hợp đặc biệt đã nêu trong mục quản lý rủi ro trong hướng dẫn khai thác bảo hiểm khai thác viên cần phải chú ý hơn việc đánh giá rủi ro trước khi chấp nhận bảo hiểm.
3. Xem xét đề nghị bảo hiểm:
- Trên cơ sở các thông tin khách hàng cung cấp kết hợp với báo cáo đánh giá rủi ro và các số liệu thống kê, chính sách khách hàng, ... cung cấp phí bảo hiểm cho khách hàng.
-Trong trường hợp phải tham khảo phí bảo hiểm của thị trường tái bảo hiểm, thì chỉ chào phí bảo hiểm cho khách hàng khi đã nhận được thông báo phí của thị trường tái bảo hiểm.
- Trường hợp khách hàng đã tham gia bảo hiểm tại một Công ty thành viên của Bảo Việt thì hai Công ty thành viên phải có thông báo cho nhau và phối hợp để có những quyết định đúng đắn, thuyết phục khách hàng tiếp tục bảo hiểm tại Bảo Việt.
- Đối với khách hàng tham gia bảo hiểm tại doanh nghiệp bảo hiểm khác, khai thác viên cần chú ý tới các vấn đề liên quan đến tình hình tài chính, tình hình thanh toán phí bảo hiểm trước đây, tình hình tổn thất. Trường hợp các yêu cầu trên không được thoả mãn, khai thác viên có thể từ chối nhận bảo hiểm. Trường hợp những dịch vụ đặc biệt có giá trị lớn, khách hàng lớn, tính kỹ thuật phức tạp, khai thác viên đề xuất với Lãnh đạo Phòng hoặc Lãnh đạo Tổng Công ty phương án đàm phán. Nếu trên mức phân cấp khai thác thì cần phải xin ý kiến của Lãnh đạo cấp trên.
4. Đàm phán, chào phí:
- Phí bảo hiểm đã chào cho khách hàng nhưng chưa được chấp nhận, tuỳ từng trường hợp, Lãnh đạo Phòng hoặc Lãnh đạo Tổng Công ty sẽ có cuộc gặp để trao đổi và tính toán lại phương án chào phí.
- Việc đàm phán có thể tiến hành trong nhiều ngày và liên quan đến nhiều Phòng cho đến khi nhận được dịch vụ từ khách hàng hoặc khách hàng không chấp nhận những điều kiện mà Bảo Việt đưa ra.
- Trong quá trình đàm phán, các yếu tố liên quan như Quy tắc bảo hiểm, biểu phí, hồ sơ số liệu về khách hàng, chính sách khách hàng, phí của nhà tái bảo hiểm hàng đầu sẽ được Lãnh đạo xem xét để đưa ra được mức phí phù hợp, đáp ứng được nhu cầu bảo hiểm của khách hàng.
5. Chấp nhận Bảo hiểm: Sau khi đã thống nhất các nội dung trong hợp đồng bảo hiểm, khai thác viên thông báo cho khách hàng việc chấp nhận bảo hiểm. Hướng dẫn khách hàng làm các thủ tục cần thiết để cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc hợp đồng bảo hiểm.
6. Cấp giấy chứng nhận bảo hiểm: Căn cứ vào nội dung ghi trong giấy yêu cầu bảo hiểm viết giấy chứng nhận bảo hiểm; Cấp bản phụ lục bổ sung (nếu có); Làm thủ tục thu phí bảo hiểm; Trả hoa hồng cho đại lý bảo hiểm.
7. Theo dõi thu phí, tiếp nhận giải quyết mới: Vào sổ theo dõi khai thác, thống kê; Theo dõi đối tượng bảo hiểm, đôn đốc thu phí bảo hiểm, trả hoa hồng; Sửa đổi bổ sung các điều kiện bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm. Làm các công tác tuyên truyền, đề phòng hạn chế tổn thất... nhằm phục vụ khách hàng sau khi bán hàng và chuẩn bị nắm thông tin phục vụ cho các nhu cầu bảo hiểm tiếp theo của khách hàng và tái tục hợp đồng bảo hiểm.
Trên đây là quy trình khai thác sản phẩm bảo hiểm áp dụng chung cho toàn công ty, với cả khai thác viên là cán bộ cũng như khai thác viên là đại lý.
Khi có sự kiện xảy ra, người được bảo hiểm sẽ khiếu nại và yêu cầu bồi thường trực tiếp với cán bộ phòng hoặc thông qua đại lý bảo hiểm mà khách hàng đó ký hợp đồng. Khi đó, quy trình xem xét bồi thường được tiến hành theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 3: Quy trình xem xét bồi thường khách hàng
Trách nhiệm Tiến trình Mô tả công việc,
tài liệu - Cán bộ bồi thường ( hoặc đại lý) -Ghi sổ tiếp nhận hồ sơ.
-Kiểm tra sơ bộ chứng từ, lập phiếu nhận hồ sơ - Lập hồ sơ Xem 1 - Cán bộ bồi thường -Xác định mức độ, nguyên nhân thiệt hại. - Tạm ứng chi ban đầu khắc phục hậu quả. Xem 2
- Cán bộ bồi thường Kiểm tra và hoàn thiện hồ sơ
-Xác nhận tham gia bảo hiểm - Kiểm tra tính trung thực của các tài liệu
Xem 3 -Cán bộ bồi thường