- Lãnh đạo phòng Trên phân cấp
a) Với các cơ quan quản lý Nhà nước
Hoàn thiện môi trường pháp lý về kinh doanh bảo hiểm nói chung và bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng để tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng.
Thị trường bảo hiểm Việt Nam tuy hình thành chưa lâu nhưng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp diễn ra rất gay gắt với nhiều thủ thuật và mánh
khoé. Cạnh tranh là động lực thúc đẩy phát triển nhưng cũng gây nhiều khó khăn, thậm chí gây thiệt hại đáng kể cho các công ty bảo hiểm. Hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh giữa các công ty bảo hiểm gây ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh và ảnh hưởng đến uy tín của ngành bảo hiểm nói chung và ảnh hưởng đến từng công ty nói riêng. Giữa các công ty bảo hiểm còn thiếu sự hợp tác, phối hợp hữu hiệu trong lĩnh vực tuyên truyền, giáo dục, phát triển thị trường, đề phòng hạn chế tổn thất. Vì vậy, việc xây dựng hệ thống các văn bản pháp luật trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm và các văn bản pháp luật khác có liên quan một cách hoàn chỉnh, đồng bộ có ý nghĩa quan trọng đảm bảo cho việc phát triển thị trường bảo hiểm lành mạnh, đảm bảo tính công bằng giữa các bên trong hợp đồng bảo hiểm. ở các nước có ngành công nghiệp bảo hiểm phát triển, để điều chỉnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm, các bộ luật bảo hiểm được xây dựng rất công phu, chặt chẽ và chi tiết, bao quát mọi hoạt động của lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, được bổ sung phù hợp với sự phát triển ngày càng đa dạng của các quan hệ bảo hiểm.
Hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm bao gồm các nghị định của Chính phủ, các thông tư, quyết định của Bộ Tài chính, bộ Luật kinh doanh bảo hiểm có hiệu lực từ ngày 01 tháng 04 năm 2001... Nhìn lại hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm ở nước ta có những vấn đề sau:
Số lượng các văn bản nhiều nhưng chưa hoàn chỉnh, các quy phạm pháp luật chỉ nặng về các qui định mà thiếu hẳn bộ phận chế tài, làm cho các qui phạm đó ít có tính khả thi. Khi có sự cố xảy ra trong cạnh tranh hay xung đột giữa các công ty thì rất khó giải quyết.
Các quy phạm pháp luật ra đời chậm không đáp ứng kịp với sự phát triển nhanh của thị trường gây ra những vướng mắc trong quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm.
Để tạo ra môi trường pháp lý lành mạnh cho việc phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam và để thúc đẩy sự phát triển bảo hiểm, trong những năm tới, các quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động bảo hiểm ở nước ta cần phải có bước cải tiến theo hướng sau đây:
- Rà soát lại toàn bộ hệ thống văn bản pháp luật bảo hiểm, sửa chữa hoặ bãi bỏ những vấn đề chưa nhất quán hoặc không còn phù hợp, bổ sung các văn bản pháp luật để tạo tính đồng bộ của hệ thống này.
- Có biện pháp cụ thể, xử lý nghiêm minh đối với các trường hợp gian lận khi ký kết hợp đồng bảo hiểm, gian lận trong khai báo tai nạn, yêu cầu bồi thường bảo hiểm khi khiếu nại bảo hiểm. Cần có các hình thức chế tài cụ thể có tính dăn đe cao nhằm bảo vệ quyền lợi cho các bên khi tham gia hoạt động bảo hiểm và làm cho hoạt động bảo hiểm ngày càng lành mạnh.
- Bên cạnh đó, phải tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân để người dân thấy được ý nghĩa của bảo hiểm, từ đó tự giác tham gia. Trước hết, thông qua các loại hình bảo hiểm bắt buộc, người dân sẽ dần dần hiểu được tác dụng của bảo hiểm từ đó hình thành thói quen tham gia bảo hiểm trong các tầng lớp dân cư. Chỉ khi nào tạo ra được nhu cầu cao về bảo hiểm cho thị trường thì ngành bảo hiểm mới phát triển nhanh và ổn định.
Đề xuất với Chính phủ điều chỉnh và dần nới lỏng tiến tới bãi bỏ những quy định ràng buộc quá chặt chẽ và làm hạn chế sự phát triển thị trường bảo hiểm: rút ngắn thời gian và thủ tục đăng ký, chấp nhận cấp phép cho sản phẩm mới; từng bước nới lỏng vấn đề kiểm soát phí bảo hiểm để vừa tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, vừa có lợi cho người tiêu dùng.
Điều chỉnh khung tỷ lệ hoa hồng theo Luật kinh doanh bảo hiểm, áp dụng đối với từng sản phẩm tuỳ thuộc vào mức độ khó khăn và phức tạp trong quá trình khai thác.
Đối với hiện tượng trục lợi bảo hiểm, cần có sự phối hợp thực hiện giữa các tổ chức, ban ngành liên quan như các doanh nghiệp, trường học, bệnh viện, các cơ quan chức năng liên quan trong việc thông báo tai nạn và xác minh rủi ro. Để hạn chế tình trạng phải trả tiền bảo hiểm cho những trường hợp không thuộc trách nhiệm của các công ty bảo hiểm như: nằm viện không cần thiết, nằm viện điều trị trong khi thực tế người được bảo hiểm lưu trú trong bệnh viện ngắn, kiến nghị với ngành y tế cần kiểm soát chặt chẽ hơn trong công tác xem xét nhập viện, cấp giấy chứng nhận ra vào viện tại bệnh viện, làm cơ sở để các công ty bảo hiểm giải quyết trả tiền bảo hiểm được chính xác, đúng người, đúng nội dung. Về phía người tham gia bảo hiểm cần nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc yêu cầu bồi thường, tạo sự lành mạnh cho ngành bảo hiểm.