Tạo điều kiện doanh nghiệp mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ THÚC ĐẨY KHAI THÁC NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN.doc (Trang 73 - 76)

Đại hội lần thứ VIII của Đảng đã xác định nhiệm vụ “Mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động tham gia các tổ chức quốc tế và khu vực, củng cố và nâng cao vị thế nước ta trên trường quốc tế”. Đại hội lần thứ IX và lần thứ X khẳng định chủ trương “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững”.

Đây là nhiệm vụ chung của cả nước và cũng là nhiệm vụ của ngành Bảo hiểm Việt Nam. Trong điều kiện hiện nay, ngoài việc khắc phục những khó khăn chúng ta cần tận dụng những thời cơ để đưa ngành Bảo hiểm phát triển, hội nhập vào hoạt động Bảo hiểm trong khu vực cũng như trên trường quốc tế.

Cung cấp các thông tin về chính sách của những nước tham gia xuất nhập khẩu với Việt Nam, tìm các khách hàng xuất nhập khẩu giới thiệu cho các doanh nghiệp trong nước,Vận động các doanh nghiệp chào hàng theo điều kiện CIF và nhập khẩu nguyên liệu theo điều kiện FOB.

Cần chú trọng việc đào tạo các luật sư, thẩm phán hiểu biết sâu về lĩnh vực bảo hiểm đặc biệt là trong nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá XNK bởi vì nghiệp vụ này liên quan đến các đối tác nước ngoài, các điều khoản cũng như thông lệ quốc tế để khi xảy ra tranh chấp, khiếu nại về bảo hiểm có thể đưng ra giải quyết mà không cần phải thuê luật sư, thẩm phán nước ngoài. Đây là tất yếu khách quan để phát triển và hoàn thiện hơn nữa ngành bảo hiểm.

KẾT LUẬN

Nhìn nhận lại vấn đề ta thấy nguyên nhân của việc các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước mới chỉ bảo hiểm được gần 7% giá trị hàng hoá xuất khẩu và 33% giá trị hàng hóa nhập khẩu có cá yếu tố khách quan và chủ quan. Trong đó có những nguyên nhân chính như: thói quen xuất theo giá FOB, nhập theo giá CIF của các nhà xuất nhập khẩu Việt Nam; sự phối kết hợp giữa bảo hiểm, nhà xuất nhập khẩu, tàu chở chưa tốt; sự phát triển chưa mạnh của đội tàu trong nước; tiềm lực tài chính của các doanh nghiệp bảo hiểm còn hạn chế, trình độ chuyên môn nghiệp vụ khả năng giao tiếp của khai thác viên còn yếu kém…Do vậy các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước nói chung và PJICO nói riêng muốn khẳng định mình trên mảng thị trường này cần nỗ lực cố gắng. Phải biết tận dụng những thuận lợi, đẩy lùi những khó khăn mà mình đang có. Phải chọn cho mình kênh phân phối phù hợp, cùng sử dụng các biện pháp hỗ trợ kênh phân phối đạt hiệu quả. Bên cạnh đó muốn làm được thì các doanh nghiệp bảo hiểm cần có sự giúp đỡ của các cở quan quản lý nhà nước, hiệp hội bảo hiểm Việt Nam để cùng nâng cao nhận thức về bảo hiểm cho người dân nói chung và cho khách hàng tham gia bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu nói riêng. Napôlêông đã nói: “ Không có gì là không thể” vì vậy các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam hãy bắt tay ngay ngày hôm nay lập cho mình một kế hoạch khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển một cách nhanh nhất và có hiệu quả nhất.

Trong bài viết của em còn rất nhiều thiếu sót, em sẽ hoàn thiên nó tốt hơn trong quá trình học lên cao học sau này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Bảo Hiểm – PGS.TS Nguyễn Văn Định, chủ biên, NXB Thống kê, Hà Nội – 2004.

2. Giáo trình Quản Trị Kinh Doanh Bảo Hiểm -PGS.TS Nguyễn Văn Định, chủ biên, NXB Thống kê, Hà Nội – 2004.

3.Những vấn đề cơ bản về bảo hiểm hàng hoá – PGS.TS Trương Mộc Lâm, chủ biên.

4.Bảo hiểm và giám định hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biển - Đỗ Hữu Vinh, NXB Tài Chính – 2003.

5.Bản tin nội bộ của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam (2007, 2008)

6.Báo cáo thường niên của PJICO 2007.

7. Niên giám Thống Kê – 2007, NXB Thống Kê – 2007. 8. Tạp trí Bảo Hiểm số 6/2007 và số 9/2007. 9. Websites: - WWW.Pjico.com.vn. - WWW.Hiephoibaohiemvietnam.com.vn - WWW.dantri.com.vn. - WWW.Vietnamnet.com.vn. - WWW.vietbao.vn. - WWW.avi.org.vn.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ THÚC ĐẨY KHAI THÁC NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN.doc (Trang 73 - 76)