Theo “Từ điển Tiếng Việt” của Viện Ngôn Ngữ - 1992, “Gia đình là một tập hợp người cùng sống chung thành một đơn vị nhỏ nhất trong xã hội, gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và dòng máu, thường gồm có vợ chồng, cha mẹ và con cái”. [40, tr. 409]
1.3.2.1. Vai trò và đặc điểm của giáo dục gia đình
Gia đình là một thiết chế xã hội hết sức quan trọng, một đơn vị kinh tế, một đơn vị cơ sở, đồng thời là một nhóm tâm lý đặc thù. Đó là nhân tố tích cực thúc đẩy sự phát triển của xã hội và sự hoàn thiện của cá nhân, thông qua việc thực hiện các chức năng quan trọng. Một trong những chức năng hết sức quan trọng của gia đình là giáo dục con cái. Đây là sự đóng góp của gia đình vào sự phát triển của giáo dục nói riêng, sự tồn tại và phát triển của xã hội nói chung.
Giáo dục gia đình có những đặc trưng như: giáo dục gia đình là giáo dục của cha mẹ với con em mình, nhằm hình thành cho họ những năng lực, phẩm chất nhân cách. Quá trình giáo dục gia đình có thể thường xuyên liên tục, có được tổ chức một cách có khoa học hay không, điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào sự quan tâm, trình độ hiểu biết, khả năng, kinh nghiệm hoàn cảnh,… của gia đình. Giáo dục gia đình là cơ
27
sở giáo dục đầu tiên, lâu dài và toàn diện, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của mỗi học sinh. Giáo dục gia đình mang tính cá biệt rõ rệt, dựa trên cơ sở của cuộc sống tự nhiên, cởi mở trong gia đình. Mỗi cá nhân sống trong gia đình thường là thời gian lâu dài, nên rất thuận lợi và có hiệu quả trong việc giáo dục từ gia đình. Gia đình giáo dục con em mình từ mọi khía cạnh của cuộc sống và trong các mối quan hệ vô cùng phong phú. Cơ sở vật chất, trình độ văn hóa, sự hiểu biết của cha mẹ, nề nếp, truyền thống của gia đình, quan hệ ông bà, cha mẹ và con cái…có tác động lớn đến quá trình học tập của con cái. Ở gia đình trẻ được tiếp thu sự giáo dục của gia đình từ lúc còn thơ ấu, thời gian sống ở gia đình của trẻ là nhiều nhất cho đến tuổi trưởng thành, trẻ được tiếp thu những hành vi, ứng xử của các thành viên trong gia đình, trẻ có được những tình cảm mang tính huyết thống, tính sâu sắc. Đó là phương tiện thuận lợi để gia đình giáo dục trẻ. Tuy nhiên, chính tình cảm này cũng làm cho giáo dục gia đình đôi khi thiếu nghiêm khắc, có khi làm cho trẻ không ngoan…
Động cơ thúc đẩy cha mẹ và các thành phần khác trong gia đình thực hiện nhiệm vụ giáo dục con cái không phải chỉ do trách nhiệm trước pháp luật mà còn xuất phát từ lòng yêu thương con em mình, luôn tạo điều kiện tốt nhất trong chừng mực có thể để con em mình được học tập và rèn luyện để trở thành người tốt, có ích cho xã hội. Vì vậy, mặt mạnh của giáo dục gia đình là mang tính xúc cảm, tình cảm nên có khả năng cảm hóa rất lớn.
1.3.2.2. Nhiệm vụ của giáo dục gia đình
So với giáo dục nhà trường nhiệm vụ của giáo dục gia đình cũng theo mục đích giáo dục toàn diện, nhằm thực hiện 5 nhiệm vụ:
- Giáo dục trí tuệ: giáo dục gia đình làm cơ sở cho sự phát triển trí tuệ của trẻ từ mới lọt lòng, việc giúp trẻ quan sát đồvật xung quanh, tập nói, cho đến những kỹ năng sinh hoạt, lao động hàng ngày ở gia đình trong quá trình trẻ lớn lên là nhiệm vụ hết sức cần thiết của gia đình. Khi đến tuổi đi học gia đình có nhiệm vụ hướng dẫn trẻ thực hiện góc học tập, tổ chức học tập một cách khoa học, phân bố thời gian học tập là điều kiện để giáo dục trí tuệ.
- Giáo dục đạo đức: gia đình đã thực hiện giáo dục đạo đức cho trẻ từ rất sớm. Nhân dân ta có câu “Tiên học lễ, hậu học văn”, nhiệm vụ giáo dục đạo đức ở
28
gia đình luôn gắn với truyền thống của gia đình, những nề nếp gia phong có ảnh hưởng rất lớn đến tâm hồn và nhân cách của trẻ.
- Giáo dục thẩm mỹ: ở gia đình được thể hiện qua quan điểm, nhận thức về cái đẹp mà những thành viên trong gia đình cần phải giúp cho trẻ hình thành kiến thức và quan niệm về thẩm mỹ.
- Giáo dục thể chất ở mỗi gia đình việc đầu tiên là nuôi con khỏe, giúp cho trẻ nhận thức việc giữ gìn và bảo vệ sức khỏe trong học tập và trong lao động khi lớn lên.
- Giáo dục lao động - hướng nghiệp: gia đình tùy theo điều kiện, hoàn cảnh mà giúp trẻ có những lao động phù hợp với lứa tuổi, giáo dục cho con em hiểu được ý nghĩa của lao động, tôn trọng lao động và hướng tới nghề nghiệp cho tương lai sau này.