Những vấn đề chung về khảo nghiệm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý sự phối hợp nhà trường – gia đình – xã hội trong giáo dục đạo đức cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện an lão, thành phố hải phòng (Trang 95 - 98)

3.3.1.1. Mục đích khảo nghiệm

Mục đích khảo nghiệm là để kiểm chứng mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp tác giả đề xuất. Từ đó, tác giả biết được sự nhìn nhận khách quan từ phía các lực lượng giáo dục sử dụng các biện pháp để tài đề xuất.

3.3.1.2. Nội dung khảo nghiệm

Nội dung khảo nghiệm gồm 5 biện pháp đề xuất:

+ Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho cán bộ quản lí, giáo viên, cha mẹ học sinh và các tổ chức xã hội về tầm quan trọng của sự phối hợp NT-GĐ-XH trong giáo dục đạo đức cho học sinh

+ Biện pháp 2: Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch quản lí sự phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục đạo đức cho học sinh

+ Biện pháp 3: Tăng cường nguồn lực cho hoạt động phối hợp NT-GĐ-XH trong giáo dục đạo đức cho học sinh

+ Biện pháp 4: Thực hiện đa dạng các nội dung hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh

+ Biện pháp 5: Tăng cường kiểm tra - đánh giá sự phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội trong giáo dục đạo đức cho học sinh

3.3.1.3. Đối tượng khảo nghiệm

Chúng tôi trưng cầu ý kiến của đội ngũ cán bộ quản lí và các giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong công tác giáo dục đạo đức học sinh, trưng cầu ý kiến của phụ huynh học sinh và cán bộ Đoàn trường ở 4 trường THPT huyện An Lão, Hải

84

Phòng, gồm 170 người, trong đó: 20 ý kiến của Ban giám hiệu, tổ trưởng các tổ chuyên môn, Chủ tịch Công đoàn, Bí thư Đoàn trường, 80 ý kiến của giáo viên, 70 ý kiến của phụ huynh học sinh.

3.3.1.4. Phương pháp khảo nghiệm

Sử dụng mẫu phiếu điều tra về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất. Đồng thời, kết hợp với phỏng vấn trực tiếp, điều tra bằng phiếu hỏi, xin ý kiến chuyên gia…

3.3.1.5. Đánh giá kết quả khảo nghiệm

- Đánh giá mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất theo 3 mức độ: rất cần thiết, cần thiết và không cần thiết.

- Đánh giá tính khả thi của các biện pháp đề xuất theo 3 mức độ: rất khả thi, khả thi và không khả thi.

3.3.2. Phân tích kết quả khảo nghiệm

3.3.2.1. Đánh giá của cán bộ, giáo viên và phụ huynh về mức độ cần thiết của các biện pháp đã đề xuất.

Bảng 3.1. Kết quả khảo về mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất

TT Biện pháp Mức độ cần thiết Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết SL % SL % SL % 1

Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ học sinh và các tổ chức xã hội về tầm quan trọng của sự phối hợp NT- GĐ-XH trong giáo dục đạo đức học sinh

152 89,4 15 8,8 3 1,8

2

Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý sự phối hợp NT-GĐ-XH trong giáo dục đạo đức cho học sinh

149 87,7 12 7,1 9 5,2

3

Tăng cường nguồn lực cho hoạt động phối hợp NT-GĐ-XH trong giáo dục đạo đức học sinh

150 88,2 10 5,9 10 5,9

4 Thực hiện đa dạng các nội dung hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh 137 80,6 21 12,3 12 7,1

5

Tăng cường kiểm tra - đánh giá sự phối hợp NT-GĐ-XH trong giáo dục đạo đức học sinh

85

Biểu đồ 3.1. Khảo nghiệm mức độ cần thiết của các biện pháp đã đề xuất

Kết quả thể hiện ở Bảng 3.1 cho thấy, hầu hết các biện pháp đưa ra đều rất cần thiết. Tất cả các biện pháp đều nhận được sự đồng thuận cao của cán bộ, giáo viên và phụ huynh học sinh. Mức độ cần thiết trung bình của các biện pháp là 92,9%. Trong đó, biện pháp 1 chiếm đồng thuận cao nhất. 167 người trong tổng số 170 người được hỏi cho rằng nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho cán bộ quản lí, giáo viên, cha mẹ học sinh và các tổ chức xã hội về tầm quan trọng của sự phối hợp NT-GĐ-XH trong giáo dục đạo đức học sinh là có mức độ cần thiết trở lên, tương đương với 89,2%. Biện pháp 5 - Tăng cường kiểm tra - đánh giá sự phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội trong giáo dục đạo đức học sinh, được đánh giá thấp nhất. Có 146 trong tổng số 170 người được hỏi đồng ý với mức độ cần thiết trở lên của biện pháp này, chiếm 85,8%, 24 người cho rằng biện pháp này không cần thiết, chiếm 14,2%.

Qua đó chứng tỏ các biện pháp trên mà chúng tôi đề xuất đều rất phù hợp với thực tiễn và phù hợp với yêu cầu của đại bộ phận các lực lượng tham gia vào giáo dục đạo đức cho học sinh. Tất nhiên, xuất phát từ vị trí công tác và nhận thức của từng đối tượng khảo nghiệm nên vẫn có trung bình 12 người (7,1%) cho rằng các

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90

Biện pháp 1 Biện pháp 2 Biện pháp 3 Biện pháp 4 Biện pháp 5 Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết

86

biện pháp là không cần thiết. Theo chúng tôi đó cũng là biểu hiện bình thường vì trình độ xem xét và nhận định vấn đề của từng đối tượng là khác nhau.

Một số cán bộ giáo viên còn băn khoăn về việc theo dõi, nắm tình hình đạo đức học sinh ở ba môi trường giáo dục và thường xuyên trao đổi thông tin giữa các lực lượng giáo dục. Vì cho rằng: việc theo dõi và nắm bắt tình hình đạo đức học sinh là trách nhiệm của nhà trường mà trực tiếp là giáo viên chủ nhiệm lớp, để đánh giá hạnh kiểm học sinh cuối kì và cuối năm, không cần thiết phải đặt ra với phụ huynh học sinh và các tổ chức xã hội.

Có một số ý kiến băn khoăn về biện pháp 5: Tăng cường kiểm tra - đánh giá sự phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội trong giáo dục đạo đức học sinh vì cho rằng có cũng được, không có cũng chẳng sao, sau mỗi học kì việc đánh giá xếp loại học lực và hạnh kiểm đã thể hiện rất rõ trong báo cáo của nhà trường, đều đã phân tích nguyên nhân ảnh hưởng đến hai mặt đó, không nhất thiết phải tổ chức đánh giá giáo dục với quy mô lớn như vậy.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý sự phối hợp nhà trường – gia đình – xã hội trong giáo dục đạo đức cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện an lão, thành phố hải phòng (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)