Trước đây là trường THPT Dân lập Trần Tất Văn - từ tháng 7/1998 - tháng 8/2007) được thành lập theo Quyết định số 1182/QĐ-UB của Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng. Trường có 3 thành viên HĐQT, BGH có 2 người, giáo viên cơ hữu là 33, giáo viên thỉnh giảng là 19, nhân viên là 7. Tổng số cán bộ giáo viên, nhân viên là 64 người.
Tất cả cán bộ giáo viên đều đạt chuẩn và trên chuẩn (Tốt nghiệp Đại học và thạc sĩ). Như vậy, hiện nay trường THPT Trần Tất Văn có thể đảm đương được số lớp từ 27 đến 30 lớp với lượng học sinh từ 1200 em đến 1400 em.
2.3. Thực trạng quản lý sự phối hợp nhà trƣờng - gia đình - xã hội trong giáo dục đạo đức học sinh các trƣờng THPT huyện An Lão, thành phố Hải Phòng
2.3.1. Thực trạng về sự phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội trong giáo dục đạo đức học sinh
Để điều tra thực trạng hoạt động phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội, hoạt động quản lý sự phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội trong giáo dục đạo đức học sinh ở các trường THPT trong huyện An Lão, tác giả đã xây dựng 2 mẫu phiếu trưng cầu ý kiến (Mẫu 1 dành cho cán bộ quản lý, giáo viên; Mẫu 2 dành cho cha mẹ học sinh) và đã tiến hành khảo sát với hai đối tượng trên.
Tác giả đã tiến hành khảo sát tại 4 trường THPT huyện An Lão năm học 2012 - 2013 với số lượng phiếu cụ thể như sau:
Bảng 2.4. Mẫu khảo sát thực trạng STT Trƣờng Cán bộ, giáo viên Cha mẹ học sinh 1 THPT Quốc Tuấn 25 20 2 THPT An Lão 35 20 3 THPT Trần Hưng Đạo 30 20 4 THPT Trần Tất Văn 10 10 Tổng cộng 100 70
48
- Cách xử lý kết quả: Với các kết quả thống kê có được tác giả đưa ra những
phân tích, đánh giá về thực trạng nhận thức, hoạt động phối hợp và quản lý hoạt động phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội trong giáo dục đạo đức học sinh.
2.3.1.1. Thực trạng nhận thức về sự phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội trong giáo dục đạo đức học sinh
Nhận thức về vai trò nhiệm vụ của hoạt động phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội trong giáo dục đạo đức cho học sinh là rấ quan trọng, đặc biệt đối với người làm công tác quản lý. Nếu cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, cha mẹ học sinh đều có nhận thức đầy đủ về vấn đề này thì hiệu quả của sự phối hợp sẽ được nâng cao.
a) Nhận thức về tầm quan trọng và vai trò của hoạt động phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội trong giáo dục đạo đức cho học sinh
Bảng 2.5. Nhận thức của CB, GV và CMHS về tầm quan trọng của sự phối hợp nhà trƣờng - gia đình - xã hội trong giáo dục đạo đức học sinh
TT Mức độ Cán bộ, GV Cha mẹ HS
SL % SL %
1 Rất quan trọng 47 47,0 32 45,7
2 Quan trọng 32 32,0 18 25,7
3 Không quan trọng 21 21,0 20 28,6
Ở bảng 2.5, cán bộ quản lý, giáo viên và cha mẹ học sinh đều nhận thức được tầm quan trọng của sự phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội trong giáo dục đạo đức học sinh. Tuy nhiên, số lượng này chưa nhiều. 47% cán bộ, giáo viên, và 45,7% cha mẹ học cho rằng hoạt động phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội trong giáo dục đạo đức cho học sinh là rất quan trọng và còn một tỉ lệ không nhỏ (21% - cán bộ, giáo viên; 28,6% - cha mẹ học sinh) cho rằng sự phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội trong giáo dục đạo đức cho học sinh là không quan trọng.
Nhận thức sự phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội còn được phản ảnh rõ hơn qua bảng khảo sát nhận thức của cán bộ, giáo viên về vai trò của sự phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội trong giáo dục đạo đức học sinh sau đây.
49
Bảng 2.6. Nhận thức của CB, GV và CMHS về vai trò của sự phối hợp nhà trƣờng - gia đình - xã hội trong giáo dục đạo đức học sinh
TT Vai trò Đồng ý Không đồng ý
SL % SL %
1 Tạo cho quá trình giáo dục thống
nhất và được tốt hơn 75 44.2 95 55.8
2 Khắc phục những thiếu sót trong quá
trình giáo dục của NT-GĐ-XH 65 38.3 105 61.7
3 Làm cho giáo dục phù hợp với đối
tượng học sinh 53 31.2 117 68.8
4 Thống nhất mục đích giáo dục học
sinh 57 33.5 113 66.5
5
Tạo sức mạnh tổng hợp, thống nhất và liên tục trong công tác giáo dục học sinh
99 58.2 71 41.8
6 Giáo dục học sinh ở mọi nơi, mọi
lúc 84 49,4 86 50.6
Bảng 2.6 cho thấy một bộ phận cán bộ giáo viên, cha mẹ học sinh và các lực lượng khác chưa nhận thức rõ vai trò của sự phối hợp, phần lớn các đối tượng được hỏi chưa thể hiện sự đồng ý về một số vai trò của sự phối hợp:
- Tạo sức mạnh tổng hợp, thống nhất và liên tục trong công tác giáo dục đạo đức học sinh (58,2% đồng ý), vai trò này được sự đồng ý với số ý kiến có tỉ lệ cao nhất, các vai trò còn lại có nhiều ý kiến ít được đồng ý hơn.
- Giáo dục học sinh ở mọi nơi, mọi lúc (49,4% đồng ý)
- Tạo cho quá trình giáo dục thống nhất và được tốt hơn (44,2% đồng ý) - Khắc phục những thiếu sót trong quá trình giáo dục của nhà trường, gia đình và xã hội (38,3% đồng ý )
- Thống nhất mục đích giáo dục học sinh (33,5 đồng ý )
50
Qua đây cho thấy phần lớn cán bộ, giáo viên, cha mẹ học sinh cũng như các lực lượng giáo dục khác chưa nhận thức đúng và đầy đủ các vai trò của sự phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội trong giáo dục đạo đức học sinh, kiến thức về giáo dục học sinh của họ còn hạn chế, chưa hiểu rõ và hiểu đầy đủ các vai trò trong sự phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội trong giáo dục đạo đức cho học sinh. Mặc dù họ đã thấy được tầm quan trọng, cần thiết phải có sự phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội trong giáo dục đạo đức học sinh (khảo sát ở trên), song cụ thể vai trò của sự phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội vẫn chưa được hiểu đầy đủ, thể hiện nhận thức chung về sự phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội còn hạn chế. Đây chính là một trong những nguyên nhân làm cho sự phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội chưa chặt chẽ, hiệu quả chưa cao.
2.3.1.2. Thực trạng hoạt động phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội trong giáo dục đạo đức cho học sinh
- Mức độ thực hiện hoạt động phối hợp NT-GĐ-XH trong giáo dục đạo đức học sinh
Bảng 2.7. Mức độ thực hiện hoạt động phối hợp NT - GĐ - XH trong giáo dục đạo đức học sinh
TT Mức độ Cha mẹ học sinh Cán bộ giáo viên SL % SL % 1 Rất thường xuyên 18 25.7 10 10.0 2 Thường xuyên 20 28.6 22 22.0
3 Chỉ phối hợp ở đầu năm và cuối năm học 20 28.6 57 57.0
4 Chỉ phối hợp khi có nhiều học sinh vi phạm
đạo đức, nội quy trường học 12 17,1 11 11,0
Bảng 2.7 cho thấy thực tế các trường trung học phổ thông trong huyện An Lão chưa thực hiện phối hợp với cha mẹ học sinh một cách thường xuyên mà chỉ qua những lần đại hội phụ huynh học sinh ở hai học kỳ là cơ bản, qua khảo sát chỉ có 10,0% ý kiến cán bộ giáo viên được hỏi cho rằng sự phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội trong giáo dục đạo đức cho học sinh là rất thường xuyên và 22,0% ý
51
kiến cho rằng rất thường xuyên, có đến 57,0% ý kiến cán bộ giáo viên cho rằng nhà trường - gia đình - xã hội chỉ phối hợp ở đầu năm và cuối năm học, có 11,0% ý kiến cho rằng nhà trường - gia đình - xã hội chỉ phối hợp khi có nhiều học sinh vi phạm đạo đức, nội qui trường học. Thỉnh thoảng riêng ở từng trường, giáo viên chủ nhiệm lớp có mời phụ huynh đến để trao đổi, phối hợp với phụ huynh khi có con em mình vi phạm đạo đức hay học tập yếu kém.
Về phía cha mẹ học sinh có 25,7% ý kiến cho rằng sự phối hợp là rất thường xuyên, 28,6% cho rằng thường xuyên, 28,6% ý kiến cho rằng sự phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội chỉ có đầu năm và cuối năm học, 17,1% ý kiến cho rằng chỉ phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội khi có học sinh vi phạm.
Qua đây ta thấy mức độ phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội chưa đáp ứng được thực tế cần thiết của sự phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội để giáo dục đạo đức học sinh được tốt hơn. Bên cạnh mức độ phối hợp thì chất lượng sự phối hợp cũng cần phải chú trọng.
- Mức độ thực hiện cá nội dung phối hợp NT-GĐ-Xh trong giáo dục đạo đức học sinh.
Bảng 2.8. Mức độ thực hiện các nội dung phối hợp
NT-GĐ trong giáo dục đạo đức cho HS theo đánh giá của CB, GV
TT Nội dung phối hợp Đã thực hiện Chƣa thực hiện
SL % SL %
1 Bàn bạc, thống nhất nội dung, biện pháp,
hình thức giáo dục đạo đức học sinh 49 49,0 51 51,0
2 Định kỳ hoặc thường xuyên thông báo cho
gia đình học sinh kết quả học tập, rèn luyện 62 62,0 38 38,0
3
Xác định cho gia đình hiểu rõ nhiệm vụ, chức năng giáo dục của gia đình, tạo điều kiện để cha mẹ có trách nhiệm phối hợp với nhà trường
37 37,0 63 63,0
4
Lập kế hoạch phối hợp nhà trường - gia đình, tổ chức thực hiện kế hoạch, tổng kết đánh giá việc thực hiện kế hoạch
23 23,0 77 77,0
5
Tư vấn, bồi dưỡng cho các bậc cha mẹ kiến thức về tâm lý, giáo dục học và phương pháp giáo dục gia đình
20 20,0 80 80,0
6
Có sự quan tâm giúp đỡ, động viên thầy cô giáo trong công tác phối hợp giáo dục đạo đức học sinh
20 20,0 80 80,0
7 Huy động khả năng tiềm lực của gia đình
52
Kết quả ở Bảng 2.8 cho thấy: Về phía nhà trường, một bộ phận không ít cán bộ quản lý, giáo viên có nhận thức chưa sâu sắc và đầy đủ về hoạt động phối hợp nhà trường - gia đình, nhiều nội dung phối hợp chưa được quan tâm thực hiện, mà chỉ đơn thuần là thông báo kết quả học tập và rèn luyện của học sinh ở cuối học kỳ (62,0%), chưa thể hiện hoạt động tuyên truyền về nhiệm vụ phối hợp và những kỹ năng giáo dục đạo đức học sinh cho phụ huynh, để phụ huynh cùng nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Việc thực hiện còn rất hạn chế ở một số nội dung phối hợp giữa nhà trường với gia đình làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng, hiệu quả của sự phối hợp.
Bảng 2.9. Mức độ thực hiện các nội dung phối hợp GĐ-NT theo đánh giá của cha mẹ học sinh
TT Nội dung phối hợp Đã thực hiện Chƣa thực hiện
SL % SL %
1 Chủ động liên hệ với nhà trường để nắm
vững mục tiêu nội dung giáo dục đạo đức 18 25,7 52 74,3
2 Tham gia các hoạt động giáo dục do nhà
trường tổ chức 16 22,9 54 77,1
3
Thường xuyên gặp gỡ GVCN lớp để biết tình hình học tập, rèn luyện của con em mình
23 32,9 47 67,1
4 Nhận thức đúng trách nhiệm phối hợp với
nhà trường trong việc giáo dục con em 32 45,7 38 54,3
5 Tạo điều kiện cho con học tập ở nhà 49 70,0 21 30,0
6 Quan tâm giúp đỡ, kiểm tra con em về
mọi mặt 47 67,1 23 32,9
7 Thường xuyên đóng góp xây dựng nhà
trường nơi con em mình học tập 13 18,6 57 81,4
8
Thực hiện tốt các công việc của hội phụ huynh học sinh phân công để hỗ trợ nhà trường
53
Kết quả thống kê ở Bảng 2.9 đã cho thấy tình trạng thực hiện các nội dung để phối hợp với nhà trường theo đánh giá của cha mẹ học sinh là chưa tốt, đa số phụ huynh có tạo điều kiện cho con em học tập ở nhà (70%), thỉnh thoảng có kiểm tra đôn đốc con em mình học tập (67,1%). Tuy nhiên, đây mới chỉ là hoạt động chăm sóc con em ở điều kiện bình thường, điều đó chưa thể hiện đầy đủ các nội dung phối hợp giữa gia đình với nhà trường trong giáo dục đạo đức cho học sinh. Có nhiều nội dung quan trọng mà cha mẹ học sinh cần phải phối hợp với nhà trường chưa được quan tâm thực hiện, đó là: chủ động liên hệ với nhà trường để nắm vững mục tiêu nội dung giáo dục đạo đức (74,3%); tham gia các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức (77,1%); Thường xuyên gặp gỡ GVCN lớp để biết tình hình học tập, rèn luyện của con em mình (67,1%); Thường xuyên đóng góp xây dựng nhà trường nơi con em mình học tập (81,4%). Điều này làm cho sự phối hợp nhà trường - gia đình thời gian qua ở các trường THPT huyện An Lão chưa được tốt.
TT Nội dung phối hợp Đã thực hiện
Chƣa thực hiện
SL % SL %
1 Tổ chức học sinh tham gia các hoạt động
vui chơi, rèn luyện trong cộng đồng 22 22,0 78 78,0
2 Thông báo tình hình rèn luyện đạo đức
của học sinh ở địa phương cho nhà trường 22 22,0 78 78,0
3 Kết hợp với nhà trường giáo dục pháp luật 61 61,0 39 39,0
4 Tổ chức các hoạt động giao lưu văn hoá,
thể dục thể thao với nhà trường 46 46,0 54 54,0
6 Quản lý hoạt động của học sinh tại khu
dân cư 36 36,0 64 64,0
7 Kết hợp với nhà trường ngăn chặn văn hoá
phẩm đồi truỵ, vũ khí và các tệ nạn xã hội 47 47,0 53 53,0
Kết quả thống kê ở Bảng 2.10 đã cho thấy cách thức phối hợp giữa nhà trường và xã hội chưa có hiệu quả cao trong giáo dục đạo đức học sinh. Địa phương chưa thường xuyên tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động văn hoá, chính trị – xã hội ở địa phương như tham quan các di tích lịch sử văn hoá, các lễ hội tại địa phương (78,0%). Địa phương chưa chủ động phối hợp với nhà trường trong việc ngăn chặn các tệ nạn xã hội, các loại văn hoá phẩm độc hại xâm nhập học đường (53,0%). Việc thông báo tình hình rèn luyện đạo đức của học sinh ở địa phương cho nhà trường chưa được thực hiện thường xuyên (78,0%). Một thực tế hiện nay là
54
những tụ điểm vui chơi giải trí không lành mạnh, các quán internet, quán điện tử tiến sát cổng trường đã lôi kéo không ít học sinh bỏ giờ học tham gia vào các hoạt động không lành mạnh, làm phát sinh hiện tượng học sinh nói dối xin tiền cha mẹ đóng học để đi chơi game, chơi chát; trộm cắp tài sản của bạn, của gia đình,... Vì vậy các cán bộ quản lý cần phải tăng cường tuyên truyền giáo dục, đề ra kế hoạch với những nội dung phong phú, phù hợp với từng nhà trường, từng địa phương trên địa bàn để thực hiện sự phối hợp giữa nhà trường - xã hội thực hiện tốt hơn.
2.3.2. Thực trạng quản lý sự phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội trong giáo dục đạo đức học sinh các trường THPT huyện An Lão, thành phố Hải Phòng
2.3.2.1 Các biện pháp phối hợp gia đình - nhà trường trong GDĐĐ cho học sinh
Sự phối hợp gia đình - nhà trường được thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau. Mỗi biện pháp mang lại những hiệu quả khác nhau, sự phối hợp nhà trường -