Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý sự phối hợp nhà trường – gia đình – xã hội trong giáo dục đạo đức cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện an lão, thành phố hải phòng (Trang 98)

Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp đề xuất

TT Biện pháp Tính khả thi Rất khả thi Khả thi Không khả thi SL % SL % SL % 1

Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ học sinh và các tổ chức xã hội về tầm quan trọng của sự phối hợp NT-GĐ-XH trong giáo dục đạo đức học sinh

147 86,5 15 8,8 8 4,7

2

Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý sự phối hợp NT-GĐ-XH trong giáo dục đạo đức cho học sinh

140 82,4 23 13,5 7 4,1

3

Tăng cường nguồn lực cho hoạt động phối hợp NT-GĐ-XH trong giáo dục đạo đức học sinh

127 74,7 28 16,5 15 8,8

4 Thực hiện đa dạng các nội dung hoạt động

giáo dục đạo đức cho học sinh 122 71,8 35 20,6 13 7,6

5

Tăng cường kiểm tra - đánh giá sự phối hợp NT-GĐ-XH trong giáo dục đạo đức học sinh

87

Biểu đồ 3.2. Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đã xuất

Kết quả khảo sát Bảng 3.2 cho thấy, cả 5 biện pháp quản lý sự phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội trong giáo dục đạo đức học sinh mà chúng tôi đưa ra đều có tính khả thi cao:

Trong đó:

+ Biện pháp 1 được đánh giá cao nhất chiếm tỷ lệ 86,5%. + Biện pháp 2 được đánh giá là 82.4%

+ Biện pháp 3 được đánh giá là 74.7% + Biện pháp 4 được đánh giá là 71.8% + Biện pháp 5 được đánh giá là 73.5%

Điều này có thể khẳng định cả 5 biện pháp hoàn toàn đều có thể áp dụng trong điều kiện thực tế hiện nay của các trường THPT huyện An Lão thành phố Hải Phòng và phù hợp với đại bộ phận các lực lượng tham gia vào hoạt động phối hợp giáo dục đạo đức học sinh.

Như vậy, một số biện pháp quản lý sự phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội trong giáo dục đạo đức học sinh mà đề tài đưa ra bước đầu được đánh giá là cần thiết và có tính khả thi cao. Điều đó chứng tỏ các biện pháp mà chúng tôi đề xuất

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90

Biện pháp 1 Biện pháp 2 Biện pháp 3 Biện pháp 4 Biện pháp 5

88

đưa ra đều đảm bảo tính khoa học, đúng đắn, phù hợp với thực tế hiện nay của các trường THPT huyện An Lão. Nếu thực hiện đồng bộ và có chất lượng một số biện pháp trên thì hiệu quả quản lý sự phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội trong giáo dục đạo đức học sinh các trường THPT huyện An Lão, Hải Phòng sẽ đạt hiệu quả cao, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3

Việc đề xuất một số biện pháp quản lý được dựa trên những nguyên tắc nhất định, đó là: Đảm bảo tính pháp chế, đảm bảo tính thực tiễn, đảm bảo tính khoa học và đảm bảo đảm bảo tính thực tiễn.

Mỗi biện pháp đều có mục đích, nội dung, cách thức tiến hành và điều kiện thực hiện cụ thể. Đồng thời mỗi biện pháp đều có vị trí vai trò riêng trong quản lý sự phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội trong giáo dục đạo đức cho học sinh các trường THPT huyện An Lão, thành phố Hải Phòng. Các biện pháp đưa ra tập trung khắc phục các tồn tại trong quản lý sự phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội trong giáo dục đạo đức học sinh những năm qua, đồng thời giải quyết mâu thuẫn giữa yêu cầu cao của mục đích quản lí với thực tế nhà trường hiện nay nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức của nhà trường. Các biện pháp tác động trực tiếp đến hoạt động giáo dục của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Giữa các biện pháp có mối liên hệ, tác động qua lại chặt chẽ.

Một số biện pháp quản lý sự phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội trong giáo dục đạo đức cho học sinh các trường THPT huyện An Lão, thành phố Hải Phòng mà chúng tôi đề xuất đã được khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi, thì các biện pháp đã đề xuất đều được đa số các lực lượng phối hợp giáo dục đạo đức và học sinh tán thành. Một số biện pháp trên hoàn toàn cần thiết và có tính khả thi cao. Việc thực hiện một số biện pháp trên một cách có hệ thống, đồng bộ chắc chắn sẽ tạo ra sự chuyển biến tích cực trong quản lý hoạt động phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội trong giáo dục đạo đức cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của các trường THPT huyện An Lão nói riêng và các trường THPT trên toàn thành phố nói chung trong tình hình hiện nay.

89

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu nêu trên chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

Chất lượng giáo dục là mục tiêu hàng đầu của mọi cơ sở giáo dục, của các nhà quản lý. Việc nâng cao chất lượng giáo dục là vấn đề có tính cấp thiết, muốn GD&ĐT vận động và phát triển có hiệu quả cần phải chú trọng đến vai trò của quản lý giáo dục. Trong QLGD, đội ngũ CBQL giữ vai trò then chốt, vì họ là lực lượng quyết định trực tiếp hiệu quả của công tác giáo dục. Bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực quản lí cho đội ngũ CBQL trường học là một trong những vấn đề quan trọng cần thực hiện có hiệu quả. Mặt khác để công tác giáo dục được hiệu quả cao không chỉ đòi hỏi sự phấn đấu của tập thể nhà trường mà còn phải có sự phối hợp chặt chẽ của gia đình và xã hội. Vì vậy quản lý sự phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội là rất cần thiết nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh. Trên cơ sở kế thừa, hệ thống hoá các nghiên cứu về lí luận, đề tài làm sáng tỏ cơ sở lí luận về quản lí sự phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội trong giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THPT huyện An Lão, thành phố Hải Phòng.

Quản lý sự phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội trong giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THPT huyện An Lão, thành phố Hải Phòng trong những năm qua đã góp phần giúp công tác giáo dục học sinh đạt hiệu quả nhất định. Việc lập kế hoạch, phân công, tổ chức thực hiện sự phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội đã gắn kết, liên lạc giữa các lực lượng đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh.

Tuy nhiên, ở mỗi nhà trường vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề đòi hỏi các cán bộ giáo viên phải suy nghĩ và học hỏi để tìm những biện pháp có hiệu quả, phù hợp với thực tế của từng trường để quản lý sự phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội ngày càng tốt hơn. Thực trạng công tác quản lý còn hạn chế ở các trường THPT huyện An Lão, thành phố Hải Phòng thể hiện qua các nội dung được khảo sát, đó là:

- Nhận thức về sự phối hợp, nhận thức về quản lý sự phối hợp NT-GĐ-XH trong giáo dục đạo đức học sinh còn hạn chế ở một số cán bộ, giáo viên và cha mẹ học sinh.

90

- Các nội dung phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội trong giáo dục đạo đức học sinh còn ít và chưa thực hiện một cách thường xuyên và đồng bộ.

- Những phương pháp phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội trong giáo dục đạo đức học sinh chưa được phong phú, còn ít được quan tâm, còn nhiều hạn chế trong xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, kiểm tra - đánh giá hoạt động phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội trong giáo dục đạo đức học sinh.

- Quản lý sự phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội trong giáo dục đạo đức học sinh còn nhiều hạn chế thể hiện ở các hoạt động: đa số cán bộ giáo viên thấy được tầm quan trọng của quản lý sự phối hợp NT-GĐ-XH nhưng họ chưa chú trọng thực hiện. Một số cán bộ giáo viên chưa nhận thức đầy đủ vai trò của hoạt động quản lý sự phối hợp dẫn đến các hoạt động quản lý việc xây dựng kế hoạch phối hợp ở mức độ và hiệu quả chưa cao. Quản lý tổ chức thực hiện hoạt động phối hợp NT-GĐ -XH trong giáo dục đạo đức học sinh có đạt mức độ thường xuyên và hiệu quả nhất định nhưng cũng còn nhiều mặt hạn chế. Hoạt động kiểm tra - đánh giá sự phối hợp NT-GĐ -XH chưa được thường xuyên và có hiệu quả chưa cao.

Những hạn chế ở phần thực trạng có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân từ phía nhà trường:

- Do nhận nhức của cán bộ giáo viên chưa đúng và đầy đủ về vai trò của hoạt động phối hợp và quản lý sự phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội trong giáo dục đạo đức cho học sinh, từ đó còn xem nhẹ công tác này.

- Do cán bộ quản lý chưa có kế hoạch, phân công tổ chức và kiểm tra - đánh giá thực hiện kế hoạch; cán bộ giáo viên chưa thực hiện vai trò chủ đạo của nhà trường; chưa tuyên truyền cho cha mẹ học sinh nhận thức đúng về hoạt động phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội trong giáo dục đạo đức cho học sinh.

Có những nguyên nhân từ phía gia đình:

- Cha mẹ học sinh chưa nhận thức đúng về vai trò của hoạt động phối hợp nhà trường - gia đình-xã hội trong giáo dục đạo đức học sinh.

- Một số cha mẹ chưa quan tâm, còn khoán trắng công tác giáo dục đạo đức học sinh cho nhà trường, còn ngại tiếp xúc với thầy cô giáo…..

Có những nguyên nhân từ xã hội, cho rằng giáo dục đạo đức học sinh là nhiệm vụ của nhà trường và gia đình, xã hội không có trách nhiệm phải tham gia.

91

Trên cơ sở lý luận và thực trạng đã phân tích, chúng tôi đã đề xuất một số biện pháp tăng cường quản lý sự phối hợp NT-GĐ-XH trong giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THPT huyện An Lão, thành phố Hải Phòng nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của công tác quản lý trường học trong giai đoạn mới. Các biện pháp đề xuất gồm:

- Nâng cao nhân thức cho cán bộ, giáo viên và cha mẹ học sinh về tầm quan trọng của sự phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội trong giáo dục đạo đức cho học sinh.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch quản lí sự phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội trong giáo dục đạo đức cho học sinh.

- Tăng cường nguồn lực cho hoạt động phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội trong giáo dục đạo đức cho học sinh.

- Thực hiện đa dạng các nội dung hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh. - Tăng cường kiểm tra - đánh giá sự phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội trong giáo dục đạo đức học sinh.

Các biện pháp mà luận văn đã nêu trên có mối quan hệ hữu cơ với nhau, kết nối với nhau, bổ sung cho nhau tạo nên một thể thống nhất trong quá trình quản lý sự phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội trong giáo dục đạo đức cho học sinh. Tuy nhiên, mỗi biện pháp có đặc tính riêng, độc lập tương đối về vai trò, vị trí, tính chất của nó. Mỗi biện pháp có khả năng phát huy trong từng thời điểm và hoàn cảnh cụ thể của từng trường. Không có biện pháp nào hoàn hảo, chúng chỉ phát huy tối đa hiệu quả khi được sử dụng một cách phù hợp, linh hoạt và sáng tạo. Điều này đòi hỏi đội ngũ cán bộ quản lý của mỗi nhà trường phải có năng lực quản lý, đáp ứng nhu cầu của công tác. Trước mắt và lâu dài cần thiết phải có sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo ngành giáo dục, trực tiếp là Sở Giáo dục và Đào tạo, sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành, các cấp lãnh đạo địa phương. Các biện pháp phải được áp dụng vào những hoàn cảnh thật cụ thể, đảm bảo tính khách quan, khoa học, đồng thời phải có sự nỗ lực của mỗi cán bộ, giáo viên để các biện pháp quản lý sự phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội trong giáo dục đạo đức cho học sinh được thành công.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có những thông tư hướng dẫn về hoạt động phối hợp nhà trường - gia đình - gia đình - xã hội trong giáo dục đạo đức cho học sinh để làm cơ sở pháp lý cho việc tổ chức thực hiện các hoạt động phối hợp này.

92

- Bộ Giáo dục và Đào tạo cần quan tâm hơn nữa về chế độ ưu đãi về mặt chính sách nâng cao đời sống của giáo viên, tạo tâm lý ổn định, an tâm công tác trong ngành giáo dục đặc biệt là công tác phối hợp giáo dục học sinh giữa nhà trường gia đình.

2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng

Sở Giáo dục và Đào tạo cần có những chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể hơn về công tác xã hội hóa giáo dục, cũng như sự phối hợp giữa nhà trường với cha mẹ học sinh như: các qui định về chức năng, nhiệm vụ của giáo viên phải tham gia hoạt động phối hợp này một cách cụ thể hơn.

Trong công tác thanh tra trường học, nên có nội dung thanh tra, kiểm tra về hoạt động phối hợp NT-GĐ-XH. Điều này sẽ giúp các nhà trường quan tâm hơn về sự phối hợp NT-GĐ-XH trong giáo dục đạo đức học sinh. Trong công tác duyệt kế hoạch hoạt động của trường hàng năm, các cấp lãnh đạo Sở cần quan tâm nhiều về kế hoạch phối hợp của nhà trường với gia đình và xã hội, xem đây là tiêu chuẩn thi đua trong công tác quản lý toàn diện

2.3. Đối với các trường THPT huyện An Lão

- Hiệu trưởng nhà trường cần có nhận thức đúng và đầy đủ vai trò, vị trí của hoạt động phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội trong giáo dục đạo đức học sinh trong giai đoạn hiện nay, từ đó đầu tư thích đáng về thời gian công sức cho hoạt động này, thực hiện một cách linh hoạt sáng tạo các biện pháp quản lý trong điều kiện cụ thể của từng trường.

- Hiệu trưởng cần phải tuyên truyền phổ biến cho cán bộ giáo viên và gia đình học sinh cũng như các lực lượng xã hội nhận thức rõ tầm quan trọng của hoạt động phối hợp NT-GĐ-XH trong giáo dục đạo đức học sinh, để động viên nhiều nguồn lực phối hợp làm cho kế hoạch phối hợp được hiệu quả cao.

- Nhà trường cần có kế hoạch chủ động trong sự phối hợp, tuyên truyền, vận động cho gia đình, các lực lượng xã hội hiểu rõ ý nghĩa và sự cần thiết phải phối hợp với nhau trong giáo dục đạo đức học sinh một cách có hiệu quả.

2.4. Đối với Ban đại diện Cha Mẹ học sinh

Ban đại diện Cha Mẹ học sinh cần có những người am hiểu về công tác giáo dục; có kinh nghiệm, năng động, tích cực trong hoạt động phối hợp với nhà trường

93

và xã hội để giáo dục con, em. Từ đó cùng với nhà trường tuyên truyền, vận động mọi gia đình học sinh tích cực phối hợp với nhà trường để giáo dục học sinh được tốt hơn.

2.5. Đối với tổ chức chính trị, xã hội (Chính quyền địa phương, tổ dân phố...): Nâng cao tinh thần trách nhiệm trong việc xây dựng một môi trường giáo dục lành mạnh trong toàn xã hội.

Cần chú trọng xây dựng mối quan hệ phối hợp chặt chẽ với gia đình học

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý sự phối hợp nhà trường – gia đình – xã hội trong giáo dục đạo đức cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện an lão, thành phố hải phòng (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)