Phối hợp là hoạt động cùng nhau của hai hay nhiều cá nhân, tổ chức để hỗ trợ cho nhau thực hiện một công việc chung.
Khi nói: Hiệu trưởng phối hợp với các lực lượng giáo dục là ta nói đến hoạt động của hiệu trưởng, của nhà trường trong việc tổ chức các lực lượng xã hội thực
30
hiện xã hội hóa giáo dục, đồng thời cũng nhấn mạnh đến sự chủ động, tích cực của nhà trường trong hoạt động này. Để phối hợp có hiệu quả, hiệu trưởng phải xác định những lĩnh vực hoạt động chung; trong mỗi lĩnh vực ấy nội dung phối hợp là gì? Mỗi tổ chức phải làm gì? Có trách nhiệm nào?
Phối hợp các lực lượng giáo dục là tạo môi trường giáo dục thống nhất giữa nhà trường – gia đình – xã hội cùng tham gia giáo dục học sinh.
1.3.4.1. Ý nghĩa của sự phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội trong giáo dục đạo đức học sinh
Sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội sẽ tạo nên sự thống nhất với nhau nhằm giáo dục thế hệ trẻ trở thành những người có tài, có đức, có năng lực thực hành, năng động và sáng tạo… thành những người chủ tương lai của đất nước. Chính vì xuất phát từ tinh thần trách nhiệm đối với dân tộc, tình thương yêu đối với con em mình mà nhà trường, gia đình và xã hội phải phối hợp, liên kết chặt chẽ với nhau để chăm sóc, giáo dục họ thành những người có ích cho nước nhà.
Giáo dục nhân cách cho học sinh là một quá trình khó khăn, phức tạp, lâu dài, nếu nhà trường, gia đình và các lực lượng xã hội phối hợp thường xuyên và chặt chẽ sẽ tạo nên một sức mạnh tổng hợp, tạo nên sự thống nhất và liên tục. Học sinh sống và học tập không chỉ ở nhà trường mà còn ở gia đình, và tham gia các hoạt động xã hội, cho nên phải phối hợp giáo dục để nâng cao tinh thần trách nhiệm của cả ba phía nhà trường, gia đình và xã hội, tạo điều kiện cho các em được giáo dục mọi nơi, mọi lúc.
Việc phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội nhằm tạo cho quá trình giáo dục được thống nhất và được tốt hơn. Thực tiễn đã chứng minh ở đâu có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội, thì ở đó kết quả giáo dục sẽ tốt hơn, như Bác Hồ đã căn dặn: “Giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, còn cần có sự giáo dục ngoài xã hội và trong gia đình để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn. Giáo dục trong nhà trường dù tốt đến mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn”.
1.3.4.2. Mục tiêu, nội dung của sự phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội trong giáo dục đạo đức học sinh
31
Mục tiêu của sự phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội đó là những tiêu chuẩn định hướng ban đầu mà sự phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội cần phải đạt được trong quá trình giáo dục học sinh. Mục tiêu sự phối hợp là để có sự thống nhất về quan điểm giáo dục, thống nhất về các nội dung và biện pháp giáo dục học sinh của nhà trường, gia đình và xã hội nhằm làm cho quá trình giáo dục đạt được kết quả cao nhất, tránh được các hiện tượng “trống đánh xuôi kèn thổi ngược” trong giáo dục, giúp cho các em trở thành những con người tốt, có ích cho xã hội. Việc xác định mục tiêu phối hợp đúng giúp cho quá trình giữa nhà trường, gia đình và các lực lượng xã hội được thuận lợi, trôi chảy, nhịp nhàng và thường xuyên, hiệu quả sự phối hợp cao hơn. Tuy nhiên, mục tiêu phối hợp cần phù hợp ở từng địa phương và tùy mức độ nhận thức của các thành viên. Nếu mục tiêu quá khó và vượt khả năng phối hợp thì sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình phối hợp.
Nội dung của sự phối hợp là những công việc cần phải thực hiện của nhà trường, gia đình và xã hội trong sự phối hợp giáo dục học sinh như là:
- Thống nhất quan điểm, nội dung, biện pháp, hình thức giáo dục học sinh cho cán bộ quản lý, giáo viên và cha mẹ học sinh.
- Đưa nội dung, mục tiêu giáo dục trong nhà trường vào các tổ chức xã hội trong địa phương như Đoàn thanh niên , Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, câu lạc bộ những người cao tuổi…nhằm thống nhất định hướng tác động đối với quá trình hình thành và phát triển nhân cách của trẻ.
- Phát huy vai trò nhà trường là trung tâm văn hóa giáo dục của địa phương, tổ chức việc phổ biến các tri thức khoa học kỹ thuật, văn hóa xã hội…đặc biệt là những kiến thức biện pháp giáo dục học sinh trong điều kiện xã hội phát triển theo cơ chế thị trường đang rất phức tạp cho các bậc cha mẹ, giúp họ hiểu được đặc điểm trong đời sống, tâm sinh lý của trẻ hiện nay.
- Phối hợp với địa phương tổ chức cho học sinh tham gia tích cực vào các hoạt động văn hóa xã hội như: xóa đói giảm nghèo, dân số kế hoạch hóa gia đình, đền ơn đáp nghĩa, xây dựng gia đình văn hóa mới…nhằm góp phần cải tạo môi trường gia đình và xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.
- Giúp địa phương theo dõi tiến trình, đánh giá kết quả của việc giáo dục thanh thiếu niên, phân tích các nguyên nhân, đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả và sự phối hợp chặt chẽ giữa các môi trường giáo dục.
32
- Nhà trường theo định kỳ hoặc thường xuyên thông báo cho gia đình học sinh kết quả học tập, rèn luyện của học sinh.
- Nhà trường làm cho gia đình hiểu rõ nhiệm vụ, chức năng của giáo dục gia đình, tạo điều kiện để cha mẹ học sinh nhận thức đúng về trách nhiệm phối hợp với nhà trường.
- Nhà trường lập kế hoạch phối hợp giữa nhà trường - gia đình - các tổ chức đoàn thể xã hội, tổ chức thực hiện kế hoạch, tổng kết đánh giá việc thực hiện kế hoạch.
- Nhà trường tư vấn cho cha mẹ học sinh kiến thức về tâm lý học, và giáo dục học và bồi dưỡng phương pháp giáo dục gia đình cho cha mẹ học sinh.
- Nhà trường huy động khả năng tiềm lực của gia đình và các tổ cức xã hội vào công tác giáo dục học sinh…
1.3.4.3. Phương pháp phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội trong giáo dục đạo đức học sinh
Sự phối hợp của nhà trường với gia đình và các lực lượng xã hội trong việc giáo dục đạo đức học sinh cần có những cách thức phù hợp bổ sung cho nhau:
- Phương pháp phối hợp bằng văn bản: biên bản cuộc họp giữa phụ huynh học sinh với nhà trường, triển khai những văn bản chỉ đạo của cấp trên Điều lệ Hội, những Quyết định của Nhà nước về tổ chức hội phụ huynh học sinh, Luật Giáo dục Việt Nam….), văn bản về kế hoạch phối hợp giữa nhà trường và gia đình, sổ liên lạc của học sinh, gửi thư, thông báo về gia đình học sinh khi cần thiết.
- Phương pháp tuyên truyền cho giáo viên, phụ huynh học sinh và các tổ chức đoàn thể xã hội về hoạt động giáo dục. Tổ chức các buổi hội thảo hướng dẫn, bồi dưỡng kinh nghiệm giáo dục cho cha mẹ học sinh. Tổ chức cho họ báo cáo điển hình ở lớp, ở trường về cách giáo dục con với những gương điển hình.
- Phương pháp phối hợp hành động: Thành lập hội cha mẹ học sinh, tổ chức định kỳ các cuộc họp cha mẹ học sinh, giáo viên chủ nhiệm thường xuyên gặp gỡ trao đổi với cha mẹ học sinh, tổ chức thăm gia đình học sinh.
- Phương pháp kiểm tra đánh giá rút kinh nghiệm thường xuyên, có qui định nhiệm vụ, tiêu chuẩn thi đua, phối hợp cho giáo viên chủ nhiệm, động viên khen
33
thưởng kịp thời. Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tổ chức các hoạt động phối hợp với cha mẹ học sinh cho giáo viên chủ nhiệm lớp.
1.3.4.4. Điều kiện và cơ chế phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội trong giáo dục đạo đức học sinh
Điều kiện của sự phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội là phải phù hợp với trình độ phát triển về kinh tế và văn hóa của thực tế địa phương, trình độ nhận thức của mỗi gia đình học sinh, thời gian thuận tiện để các thành viên trong nhà trường, gia đình và các tổ chức xã hội gắn kết với nhau, đồng thời cần có những quy chế, quy định để các thành viên có điều kiện thực hiện tốt sự phối hợp.
- Nhà trường có vai trò chủ đạo trong quá trình phối hợp, trong đó hiệu trưởng nhà trường là người xây dựng kế hoạch, chịu trách nhiệm chỉ đạo mọi hoạt động phối hợp giữa nhà trường với gia đình học sinh và các tổ chức đoàn thể xã hội.
- Giáo viên chủ nhiệm lớp là lực lượng nòng cốt có trách nhiệm thực hiện các chỉ đạo phối hợp giữa nhà trường - gia đình của hiệu trưởng nhằm kết hợp với mỗi gia đình học sinh để thống nhất nội dung, phương pháp giáo dục học sinh.
- Đoàn thể trong nhà trường (Công đoàn, Đoàn thanh niên…) là những bộ phận kết hợp giữa giáo viên chủ nhiệm lớp với các tổ chức đoàn thể địa phương dưới sự chỉ đạo thống nhất của hiệu trưởng nhà trường.
- Gia đình có vai trò chủ động để thực hiện trong quá trình phối hợp như là: hội cha mẹ học sinh thông qua quy chế, người đại diện cho cha mẹ học sinh thống nhất với nhà trường qua kế hoạch và biện pháp thực hiện, gia đình phải nhận thức đúng trách nhiệm phối hợp với nhà trường, xã hội, gia đình có nhiệm vụ phối hợp với nhà trường, xã hội để giáo dục học sinh theo Luật Giáo dục đã ban hành, chủ động liên hệ với nhà trường để nắm vững mục tiêu giáo dục, tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức, thường xuyên gặp gỡ giáo viên chủ nhiệm lớp để biết tình hình học tập, rèn luyện của con em mình…
1.4. Quản lý sự phối hợp nhà trƣờng – gia đình – xã hội trong giáo dục đạo đức học sinh
Quản lý sự phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội là một trong những nội dung quản lý nhà trường của nhà quản lý, những tác động có ý thức của nhà quản lý nhằm định hướng, tổ chức, điều khiển và kiểm soát quá trình phối hợp nhà trường -
34
gia đình - xã hội trong giáo dục học sinh đúng với nguyên lý giáo dục, phương pháp giáo dục, đảm bảo nguyên tắc quản lý về giáo dục làm cho chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao. Đó là hoạt động xây dựng kế hoạch, tổ chức, phân công, kiểm tra - đánh giá công tác phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội trong giáo dục đạo đức học sinh.
1.4.1. Nội dung quản lý sự phối hợp nhà trường – gia đình – xã hội trong giáo dục đạo đức học sinh
1.4.1.1. Xây dựng kế hoạch, chương trình, nội dung phối hợp nhà trường - gia đình – xã hội trong giáo dục đạo đức học sinh
Hiệu trưởng nhà trường có kế hoạch, chương trình chung cho sự phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội, chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động phối hợp giữa nhà trường - gia đình của giáo viên chủ nhiệm, duyệt kế hoạch chương trình hoạt động phối hợp giữa nhà trường - gia đình theo định kỳ thời gian (tuần, tháng, học kỳ), chỉ đạo điều hành quản lý, giám sát việc thực hiện kế hoạch hoạt động phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội.
1.4.1.2. Tổ chức thực hiện sự phối hợp nhà trường - gia đình – xã hội
Người hiệu trưởng phải có kế hoạch tổ chức, phân công các thành viên thực hiện sự phối hợp giữa nhà trường - gia đình trong công tác giáo dục học sinh của các thành viên trong nhà trường mà lực lượng chủ yếu là giáo viên chủ nhiệm lớp như:
- Hướng dẫn cách thức tổ chức hoạt động phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội.
- Lựa chọn giáo viên chủ nhiệm lớp là người có khả năng tham gia phối hợp
với gia đình, xã hội.
- Tổ chức các hoạt động chuyên đề thảo luận trao đổi kinh nghiệm trong công tác phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội.
1.4.1.3. Chỉ đạo, điều hành hoạt động phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội
Với kế hoạch phối hợp đã được đề ra thì hoạt động chỉ đạo, điều hành của người hiệu trưởng là rất cần thiết trong suốt quá trình phối hợp nhà trường -gia đình - xã hội. Điều này giúp cho sự phối hợp tiến hành một cách thường xuyên liên tục đáp ứng cho công tác giáo dục học sinh diễn ra từng ngày. Hiệu trưởng đề ra những
35
công việc cụ thể cho từng giai đoạn của quá trình phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội, hướng dẫn việc thực hiện giải quyết những khó khăn vướng mắc, uốn nắn điều chỉnh những sai lệch trong quá trình phối hợp.
1.4.1.4. Kiểm tra - đánh giá hoạt động phối hợp nhà - gia đình - xã hội
Kiểm tra đánh giá rút kinh nghiệm hàng năm, từng học kỳ và những trường hợp đột xuất nổi bật có hiệu quả cao hay gặp khó khăn trở ngại. Quản lý sự phối hợp cần nắm chắc quan hệ giữa hiệu trưởng với hội cha mẹ học sinh, sự phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm lớp với phụ huynh học sinh ở các lớp, giữa giáo viên chủ nhiệm lớp với giáo viên bộ môn và các bộ phận khác trong nhà trường, giữa ban giám hiệu với tổ chủ nhiệm. Hiệu trưởng cần nắm được kế hoạch phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm lớp với phụ huynh học sinh của từng lớp. Theo dõi các hoạt động qua báo cáo và qua kiểm tra thực tế để kịp thời nhắc nhở uốn nắn cũng như có những khen thưởng và động viên những gương điển hình. Việc kiểm tra - đánh giá hoạt động phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội thể hiện qua các công việc như: Theo dõi kiểm tra việc xây dựng kế hoạch, điều chỉnh hoạt động của giáo viên chủ nhiệm lớp trong hoạt động phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội, quy định các tiêu chuẩn đánh giá, kiểm tra đột xuất và định kỳ ở mỗi học kỳ và cuối năm.
Công tác tổng kết đánh giá cũng là một nội dung của hoạt động quản lý sự phối hợp. Đây là hoạt động của hiệu trưởng để xem lại kết quả quản lý sự phối hợp của nhà trường với gia đình học sinh và xã hội. Sự phối hợp tốt cũng có nghĩa là chất lượng giáo dục của nhà trường cao hơn, ngược lại chất lượng giáo dục chưa cao thì một phần cũng do sự phối hợp này chưa tốt. Tổng kết, đánh giá, kịp thời khen thưởng và động viên của nhà trường giúp thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục và cha mẹ học sinh nhận thức hơn về quan điểm giáo dục mới, nhiệm vụ giáo dục của gia đình mà trong Luật Giáo dục đã đề ra.
1.4.2. Các biện pháp quản lý sự phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội trong giáo dục đạo đức học sinh
Lựa chọn các biện pháp quản lý phối hợp các lực lượng giáo dục học sinh như thế nào là yếu tố quyết định có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thành công của công tác tổ chức quản lý.
36
Căn cứ vào mục tiêu, nội dung, hình thức, nguyên tắc GDĐĐ cho học sinh THPT, căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THPT, sự phát triển nhân cách và hoạt động của học sinh THPT; vai trò của nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục đạo đức học sinh có thể đưa ra một số biện pháp quản lý sự phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội trong giáo dục đạo đức cho học sinh cụ thể như sau: