Tình hình văn hóa giáo dục

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý sự phối hợp nhà trường – gia đình – xã hội trong giáo dục đạo đức cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện an lão, thành phố hải phòng (Trang 55)

2.1.3.1. Tình hình chung

An Lão là huyện có truyền thống hiếu học, Quê hương Trạng nguyên Trần Tất Văn, Thầy Bùi Mộng Hoa, Nhà thơ yêu nước Lê Khắc Cẩn, gia đình Tam tiến sỹ ( Nguyễn Kim, Nguyễn Chuyên Mỹ, Nguyễn Đốc Tín)

44

Huyện có 4 trường THPT, gồm: trường THPT An Lão, trường THPT Trần Hưng Đạo, trường THPT Quốc Tuấn và trường THPT Trần Tất Văn. Ngoài ra, huyện có 1 TTGDTX, 1 Trung tâm Dạy nghề, 17 trường THCS, 19 trường Tiểu học và 18 trường Mầm non tại các xã, thị trấn, đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân.

Công tác xã hội hóa giáo dục được các cấp ủy Đảng, chính quyền cũng như đoàn thể xã hội quan tâm. Qua các hoạt động như: từ huyện đến xã đã có thành lập hội đồng giáo dục, thực hiện ngày toàn dân đưa trẻ đến trường; và các lực lượng xã hội cùng với nhà trường phối hợp để nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt là hội khuyến học đã hoạt động tốt thời gian qua giúp đỡ được nhiều học sinh vượt khó.

2.1.3.2. Tình hình giáo dục trung học phổ thông - Tình hình cán bộ giáo viên và học sinh:

Bảng 2.1. Số lƣợng cán bộ giáo viên và học sinh ở các trƣờng THPT huyện An Lão (Năm học 2012-2013 )

TÊN TRƢỜNG SỐ CBQL SỐ GV SỐ LỚP SỐ HS THPT An Lão 4 110 32 1452 THPT Quốc Tuấn 4 58 22 949 THPT Trần Hưng Đạo 4 91 28 1288 THPT Trần Tất Văn 2 30 13 541 Tổng cộng 14 289 95 4230

(Nguồn từ Phòng GDTrH - Sở GD&ĐT Hải Phòng) - Kết quả học tập của học sinh:

Bảng 2.2. Kết quả xếp loại hạnh kiểm 3 năm gần đây Năm học Tổng số học sinh Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % 2010 - 2011 4475 2259 50.5 1450 32.4 648 14.5 118 2.6 2011 - 2012 4386 2399 54.7 1421 32.4 465 10.6 101 2.3 2012 - 2013 4230 2432 57.5 1316 31.1 398 9.4 84 2.0

45

Bảng 2.3. Kết quả xếp loại học lực 3 năm gần đây Năm học Tổng số học sinh Giỏi Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % 2010 - 2011 4475 255 5.7 1369 30.6 2560 57.2 291 6.5 2011 - 2012 4386 272 6.2 1645 37.5 2237 51.0 232 5.3 2012 - 2013 4230 287 6.8 1722 40.7 2047 48.4 174 4.1

(Nguồn từ Phòng GDTrH - Sở GD&ĐT Hải Phòng) - Một số đặc điểm về giáo viên và học sinh ở các trường THPT huyện An Lão:

+ Số học sinh tương đối ổn định, đội ngũ giáo viên hầu hết đạt chuẩn về bằng cấp theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có phẩm chất, đạo đức tốt, nhiệt tình và có trách nhiệm đối với công việc được giao. Học sinh ở cả bốn trường THPT trong huyện phần lớn là con em nông thôn có cha mẹ chủ yếu làm nghề nông.

+ Cơ sở vật chất - thiết bị dạy học đã được đầu tư, song chưa đáp ứng được yêu cầu, nhất là phục vụ cho công tác đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.

+ Đội ngũ giáo viên có tuổi đời và tuổi nghề không đồng đều. Sự khác biệt này được thấy rõ ở hai loại hình trường: Loại hình trường công lập và loại hình trường ngoài công lập, trường công lập tỉ lệ số giáo viên có tuổi đời cao và giáo viên trẻ gần bằng nhau, nhưng ở trường THPT Dân lập thì lực lượng giáo viên trẻ nhiều hơn. Trình độ đầu vào của học sinh ở hai loại hình trường Công lập và Dân lập cũng khác nhau rất rõ: Học sinh các trường công lập được tuyển chọn qua kỳ thi, còn học sinh trường Dân lập gồm những em còn lại sau tuyển, chủ yếu là học sinh có học lực yếu kém, về đạo đức thì có nhiều em chưa ngoan, chưa chăm chỉ học tập.

+ An Lão là vùng nông thôn có nhiều xã có kinh tế còn khó khăn, trình độ dân trí thấp, việc đầu tư cho con em học tập còn hạn chế, do đó việc nâng cao chất lượng dạy học và các hoạt động giáo dục ở các trường còn gặp nhiều khó khăn.

2.2. Khái quát về các trƣờng THPT huyện An Lão thành phố Hải Phòng

2.2.1. Trường THPT An Lão

Được thành lập năm 1965, trải qua 47 năm xây dựng và phát triển, là trường trung tâm của huyện An Lão. Đến nay, nhà trường đã xây dựng được một hệ thống

46

cơ sở vật chất khang trang, hiện đại, đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh, với 35 phòng học văn hoá và 6 phòng học chức năng.

Nhà trường có tổng số 110 cán bộ, giáo viên. 100% giáo viên đạt trình độ chuẩn; 15 giáo viên có trình độ thạc sĩ. Nhà trường rất tạo điều kiện để cán bộ, giáo viên được tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Năm học 2012-2013, nhà trường có 1452 học sinh chia thành 32 lớp, gồm: 10 lớp 10, 10 lớp 11 và 12 lớp 12. Đây là nhà trường lâu đời và có bề dày thành tích nhất ở huyện An Lão, chính vì thế nhà trường đã thu hút được sự quan tâm của phụ huynh và học sinh, điểm thi đầu vào lớp 10 hàng năm cao nhất so với các trường trên địa bàn huyện. Đây chính là một lợi thế rất lớn góp phần vào kết quả giáo dục chung của nhà trường.

2.2.2. Trường THPT Quốc Tuấn

Trường THPT Quốc Tuấn là một nhà trường mới thành lập năm 2006, mới trải qua hơn 5 năm xây dựng và phát triển. Trường được thành lập nhằm thực hiện chủ trương phổ cập giáo dục của thành phố và đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân trên địa bàn huyện.

Nhà trường có tổng số 72 cán bộ, giáo viên, nhân viên, trong đó: ban giám hiệu: 4 đồng chí; giáo viên giảng dạy: 58 đồng chí; nhân viên: 10 đồng chí. 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên đạt trình độ chuẩn. Trong đó có 6 cán bộ, giáo viên đã tốt nghiệp và đang theo học thạc sĩ.

Năm học 2012-2013, trường có 22 lớp với 949 học sinh. Do điểm thi tuyển sinh vào lớp 10 còn thấp hơn so với các trường công lập khác trong huyện nên kết quả học tập của học sinh chưa cao, cùng với đó là ý thức đạo đức của một bộ phận không nhỏ học sinh còn chưa tốt.

2.2.3 Trường THPT Trần Hưng Đạo

Trường THPT Trần Hưng Đạo là một trường THPT công lập của thành phố Hải Phòng được thành lập vào ngày 14/06/1977.

Năm học 2012-2013, trường có 28 lớp với 1450 học sinh, 91 cán bộ giáo viên Tỷ lệ học sinh lên lớp thẳng hàng năm đạt từ 98,0% trở lên, tỷ lệ học sinh giỏi toàn diện năm học 2012 - 2013 đạt 11,8% (cao nhất từ trước tới nay). Tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp THPT nhiều năm gần đây đạt trên 99,0%. Tỷ lệ học sinh trúng tuyển

47

Đại học, Cao đẳng năm học 2012 - 2013 đạt gần 40,0% trên tổng số học sinh đăng ký dự thi. Số học sinh giỏi thành phố năm sau cao hơn năm trước. Năm học 2012 - 2013 số học sinh giỏi thành phố đạt cao nhất từ trước tới nay với 23 giải trong đó có 2 giải nhất, 6 giải nhì, 6 giải ba, 9 giải khuyến khích, có 1 học sinh được chọn vào đội tuyển Quốc gia thi môn Máy tính cầm tay Hóa học.

2.2.4. Trường THPT Trần Tất Văn

Trước đây là trường THPT Dân lập Trần Tất Văn - từ tháng 7/1998 - tháng 8/2007) được thành lập theo Quyết định số 1182/QĐ-UB của Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng. Trường có 3 thành viên HĐQT, BGH có 2 người, giáo viên cơ hữu là 33, giáo viên thỉnh giảng là 19, nhân viên là 7. Tổng số cán bộ giáo viên, nhân viên là 64 người.

Tất cả cán bộ giáo viên đều đạt chuẩn và trên chuẩn (Tốt nghiệp Đại học và thạc sĩ). Như vậy, hiện nay trường THPT Trần Tất Văn có thể đảm đương được số lớp từ 27 đến 30 lớp với lượng học sinh từ 1200 em đến 1400 em.

2.3. Thực trạng quản lý sự phối hợp nhà trƣờng - gia đình - xã hội trong giáo dục đạo đức học sinh các trƣờng THPT huyện An Lão, thành phố Hải Phòng

2.3.1. Thực trạng về sự phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội trong giáo dục đạo đức học sinh

Để điều tra thực trạng hoạt động phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội, hoạt động quản lý sự phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội trong giáo dục đạo đức học sinh ở các trường THPT trong huyện An Lão, tác giả đã xây dựng 2 mẫu phiếu trưng cầu ý kiến (Mẫu 1 dành cho cán bộ quản lý, giáo viên; Mẫu 2 dành cho cha mẹ học sinh) và đã tiến hành khảo sát với hai đối tượng trên.

Tác giả đã tiến hành khảo sát tại 4 trường THPT huyện An Lão năm học 2012 - 2013 với số lượng phiếu cụ thể như sau:

Bảng 2.4. Mẫu khảo sát thực trạng STT Trƣờng Cán bộ, giáo viên Cha mẹ học sinh 1 THPT Quốc Tuấn 25 20 2 THPT An Lão 35 20 3 THPT Trần Hưng Đạo 30 20 4 THPT Trần Tất Văn 10 10 Tổng cộng 100 70

48

- Cách xử lý kết quả: Với các kết quả thống kê có được tác giả đưa ra những

phân tích, đánh giá về thực trạng nhận thức, hoạt động phối hợp và quản lý hoạt động phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội trong giáo dục đạo đức học sinh.

2.3.1.1. Thực trạng nhận thức về sự phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội trong giáo dục đạo đức học sinh

Nhận thức về vai trò nhiệm vụ của hoạt động phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội trong giáo dục đạo đức cho học sinh là rấ quan trọng, đặc biệt đối với người làm công tác quản lý. Nếu cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, cha mẹ học sinh đều có nhận thức đầy đủ về vấn đề này thì hiệu quả của sự phối hợp sẽ được nâng cao.

a) Nhận thức về tầm quan trọng và vai trò của hoạt động phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội trong giáo dục đạo đức cho học sinh

Bảng 2.5. Nhận thức của CB, GV và CMHS về tầm quan trọng của sự phối hợp nhà trƣờng - gia đình - xã hội trong giáo dục đạo đức học sinh

TT Mức độ Cán bộ, GV Cha mẹ HS

SL % SL %

1 Rất quan trọng 47 47,0 32 45,7

2 Quan trọng 32 32,0 18 25,7

3 Không quan trọng 21 21,0 20 28,6

Ở bảng 2.5, cán bộ quản lý, giáo viên và cha mẹ học sinh đều nhận thức được tầm quan trọng của sự phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội trong giáo dục đạo đức học sinh. Tuy nhiên, số lượng này chưa nhiều. 47% cán bộ, giáo viên, và 45,7% cha mẹ học cho rằng hoạt động phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội trong giáo dục đạo đức cho học sinh là rất quan trọng và còn một tỉ lệ không nhỏ (21% - cán bộ, giáo viên; 28,6% - cha mẹ học sinh) cho rằng sự phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội trong giáo dục đạo đức cho học sinh là không quan trọng.

Nhận thức sự phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội còn được phản ảnh rõ hơn qua bảng khảo sát nhận thức của cán bộ, giáo viên về vai trò của sự phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội trong giáo dục đạo đức học sinh sau đây.

49

Bảng 2.6. Nhận thức của CB, GV và CMHS về vai trò của sự phối hợp nhà trƣờng - gia đình - xã hội trong giáo dục đạo đức học sinh

TT Vai trò Đồng ý Không đồng ý

SL % SL %

1 Tạo cho quá trình giáo dục thống

nhất và được tốt hơn 75 44.2 95 55.8

2 Khắc phục những thiếu sót trong quá

trình giáo dục của NT-GĐ-XH 65 38.3 105 61.7

3 Làm cho giáo dục phù hợp với đối

tượng học sinh 53 31.2 117 68.8

4 Thống nhất mục đích giáo dục học

sinh 57 33.5 113 66.5

5

Tạo sức mạnh tổng hợp, thống nhất và liên tục trong công tác giáo dục học sinh

99 58.2 71 41.8

6 Giáo dục học sinh ở mọi nơi, mọi

lúc 84 49,4 86 50.6

Bảng 2.6 cho thấy một bộ phận cán bộ giáo viên, cha mẹ học sinh và các lực lượng khác chưa nhận thức rõ vai trò của sự phối hợp, phần lớn các đối tượng được hỏi chưa thể hiện sự đồng ý về một số vai trò của sự phối hợp:

- Tạo sức mạnh tổng hợp, thống nhất và liên tục trong công tác giáo dục đạo đức học sinh (58,2% đồng ý), vai trò này được sự đồng ý với số ý kiến có tỉ lệ cao nhất, các vai trò còn lại có nhiều ý kiến ít được đồng ý hơn.

- Giáo dục học sinh ở mọi nơi, mọi lúc (49,4% đồng ý)

- Tạo cho quá trình giáo dục thống nhất và được tốt hơn (44,2% đồng ý) - Khắc phục những thiếu sót trong quá trình giáo dục của nhà trường, gia đình và xã hội (38,3% đồng ý )

- Thống nhất mục đích giáo dục học sinh (33,5 đồng ý )

50

Qua đây cho thấy phần lớn cán bộ, giáo viên, cha mẹ học sinh cũng như các lực lượng giáo dục khác chưa nhận thức đúng và đầy đủ các vai trò của sự phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội trong giáo dục đạo đức học sinh, kiến thức về giáo dục học sinh của họ còn hạn chế, chưa hiểu rõ và hiểu đầy đủ các vai trò trong sự phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội trong giáo dục đạo đức cho học sinh. Mặc dù họ đã thấy được tầm quan trọng, cần thiết phải có sự phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội trong giáo dục đạo đức học sinh (khảo sát ở trên), song cụ thể vai trò của sự phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội vẫn chưa được hiểu đầy đủ, thể hiện nhận thức chung về sự phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội còn hạn chế. Đây chính là một trong những nguyên nhân làm cho sự phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội chưa chặt chẽ, hiệu quả chưa cao.

2.3.1.2. Thực trạng hoạt động phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội trong giáo dục đạo đức cho học sinh

- Mức độ thực hiện hoạt động phối hợp NT-GĐ-XH trong giáo dục đạo đức học sinh

Bảng 2.7. Mức độ thực hiện hoạt động phối hợp NT - GĐ - XH trong giáo dục đạo đức học sinh

TT Mức độ Cha mẹ học sinh Cán bộ giáo viên SL % SL % 1 Rất thường xuyên 18 25.7 10 10.0 2 Thường xuyên 20 28.6 22 22.0

3 Chỉ phối hợp ở đầu năm và cuối năm học 20 28.6 57 57.0

4 Chỉ phối hợp khi có nhiều học sinh vi phạm

đạo đức, nội quy trường học 12 17,1 11 11,0

Bảng 2.7 cho thấy thực tế các trường trung học phổ thông trong huyện An Lão chưa thực hiện phối hợp với cha mẹ học sinh một cách thường xuyên mà chỉ qua những lần đại hội phụ huynh học sinh ở hai học kỳ là cơ bản, qua khảo sát chỉ có 10,0% ý kiến cán bộ giáo viên được hỏi cho rằng sự phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội trong giáo dục đạo đức cho học sinh là rất thường xuyên và 22,0% ý

51

kiến cho rằng rất thường xuyên, có đến 57,0% ý kiến cán bộ giáo viên cho rằng nhà trường - gia đình - xã hội chỉ phối hợp ở đầu năm và cuối năm học, có 11,0% ý kiến cho rằng nhà trường - gia đình - xã hội chỉ phối hợp khi có nhiều học sinh vi phạm đạo đức, nội qui trường học. Thỉnh thoảng riêng ở từng trường, giáo viên chủ nhiệm lớp có mời phụ huynh đến để trao đổi, phối hợp với phụ huynh khi có con em mình vi phạm đạo đức hay học tập yếu kém.

Về phía cha mẹ học sinh có 25,7% ý kiến cho rằng sự phối hợp là rất thường xuyên, 28,6% cho rằng thường xuyên, 28,6% ý kiến cho rằng sự phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội chỉ có đầu năm và cuối năm học, 17,1% ý kiến cho rằng chỉ phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội khi có học sinh vi phạm.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý sự phối hợp nhà trường – gia đình – xã hội trong giáo dục đạo đức cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện an lão, thành phố hải phòng (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)