Giá gạo xuất khẩu

Một phần của tài liệu Luận văn - Phân tích hoạt động xuất khẩu gạo của Công ty Cổ phần Mê Kông (Trang 32 - 44)

Kết quả hoạt động xuất khẩu của Công ty trong năm như thế nào phụ thuộc

vào nhiều nguyên nhân từ chủ quan đến khách quan. Ngoài các yếu tố như tình hình và giá thu mua, chi phí bao bì và chi phí vận chuyển... thì không thể không đề cập đến giá xuất khẩu. Giá gạo được ký kết trong hợp đồng xuất khẩu là bao nhiêu, tại thời điểm nào là rất quan trọng, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh

thu và lợi nhuận mà Công ty thu về.

Giá gạo Thế giới biến đổi liên tục, do đó nếu không theo dõi, bám sát thị trường sẽ dẫn đến trường hợp bán giá không phù hợp sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu

ạt động xuất khẩu gạo của Công ty Cổ phần M

Theo số liệu thống kê giá gạo xuất khẩu trung bình của Công ty qua ba năm như sau:

Bảng 6: Giá gạo xuất khẩu trung bình của Công ty từ 2006 – 2008

Đơn vị: USD/tấn Loại gạo 2006 2007 2008 Chênh lệch 2007/2006 2008/2007 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Loại 5% 250,00 - 664,08 - - - - Loại 10% 251,95 307,11 - 55,16 21,89 - - Loại 15% 268,48 282,95 695,28 14,47 5,39 412,33 145,70 Loại 25% 250,86 282,10 310,00 31,24 12,45 27,90 9,89 Loại khác - - 476,19 - - - -

( Nguồn: Phòng Kế toán, năm 2006, 2007, 2008)

Nhìn chung giá của tất cả các loại gạo qua mỗi năm điều tăng. Giá gạo xuất

khẩu thực tế biến động mỗi ngày, ở bảng 6 chỉ là số liệu trung bình của cả năm

thể hiện tình hình chung của từng năm.

Nếu xét riêng ở mỗi năm, so sánh giá các loại gạo với nhau, ta có thể thấy

rằng giá gạo xuất khẩu của Công ty không hoàn toàn theo nguyên tắc: giá gạo có

chất lượng cao sẽ cao hơn giá gạo có chất lượng kém hơn. Loại gạo 15% tấm

luôn dẫn đầu về giá ở hai năm 2006 và 2008, cao hơn hẳn những loại gạo có chất lượng cao hơn nó là gạo 5% và 10% tấm. Điều này chứng minh rằng giá gạo xuất

khẩu cao hay thấp ngoài yêu cầu về chất lượng gạo ra còn tùy thuộc vào thời điểm ký kết hợp đồng và thị trường tiêu thụ. Nếu Công ty lựa chọn đúng thời điểm thuận lợi để ký kết hợp đồng và khách hàng hài lòng với loại gạo của Công

ty thì họ sẽ sẵn lòng trả giá cao. Từ đó có thể đánh giá chung là Công ty khá thành công khi kinh doanh loại gạo 15% tấm.

Nếu xem xét sự biến động giá xuất khẩu của mỗi loại gạo qua các năm thì ta nhận thấy như sau:

ạt động xuất khẩu gạo của Công ty Cổ phần M

- Gạo 5% tấm: gạo 5% tấm là loại gạo có chất lượng cao, nhu cầu của thị trường thế giới hiện chủ yếu tiêu thụ mạnh loại gạo này. Nhà nhập khẩu gạo 5%

tấm của Công ty trong ba năm qua là thị trường Châu Âu. Trong khi năm 2006

giá bán ra trung bình là 250 USD/tấn thì đến năm 2008 giá xuất khẩu trung bình

lên đến 664,08 USD/tấn. Sự biến động mạnh này là do ảnh hưởng từ tình hình biến động giá gạo Thế giới. Vì thế ở tháng sáu và tháng bảy năm 2008 khi cầu

Thế giới còn cao, Công ty xuất khẩu loại gạo này đạt đến 710 USD/tấn. Nhưng

sang tháng tám và chín giá loại gạo này này giảm xuống chỉ còn từ 590 – 600 USD.

- Gạo 10% tấm: năm 2006 giá xuất khẩu trung bình là 251,95 USD/tấn, đến năm 2007 thì giá xuất là 307,11 USD/tấn. Như vậy năm 2007 giá đã tăng lên

55,16 USD/tấn tương đương với 55,16%. Có thể thấy trong các loại gạo mà Công ty xuất khẩu năm 2007 thì đây là loại gạo có giá trị gia tăng về giá cao nhất trong năm. Như vậy, xét về mặt giá xuất khẩu, loại gạo 10% Công ty kinh doanh tương đối có hiệu quả.

- Gạo 15% tấm: loại gạo này được Công ty xuất trực tiếp sang thị trường

Châu Âu và ủy thác xuất sang thị trường Philippines. Năm 2007 giá xuất loại gạo này tăng 14,47 USD/tấn so với năm 2006 tương đương 5,39%. Sang năm 2008

giá gạo tăng đến 412,33 USD/tấn tương đương với một lượng tương đối là 145,7%. Không chỉ riêng loại gạo 15% tấm mà giá những loại gạo khác ở năm 2008 đều tăng cao so với những năm trước. Tuy nhiên trong đó, gạo 15% tấm là loại gạo có mức tăng trưởng về giá cao nhất trong năm. Đây là loại gạo có ưu thế

nhất của Công ty về giá xuất khẩu.

- Gạo 25% tấm: giá cũng tăng đều qua các năm. Năm 2007 tăng 31,24

USD/tấn tương đương 12,45% so với năm 2006. Tiếp đếnlà tăng 27,9 USD/tấn tương đương 9,89% ở năm 2008. Giá gạo xuất khẩu tăng đều do ảnh hưởng của

tình hình chung. Loại gạo này chủ yếu được xuất sang thị trường Philippines và xuất tương đối đều đặn trong suốt năm nên có giá bình quân tương đối ổn định. Đây là loại gạo có chất lượng thấp hơn so với những loại gạo trên nên giá trung bình tương đối thấp hơn.

- Loại gạo khác: những loại gạo khác mà Công ty tham gia xuất khẩu là gạo

ạt động xuất khẩu gạo của Công ty Cổ phần M

của khách hàng. Ngoài ra, đây cũng là một chiến lược mở rộng sản phẩm của

Công ty để tăng hiệu quả kinh doanh.

Giá gạo xuất khẩu tăng sẽ góp phần nâng cao doanh thu của Công ty. Tuy

nhiên, giá gạo xuất khẩu tăng nhưng giá gạo nguyên liệu đầu vào và các chi phí khác cũng đều tăng lên. Do đó giá bán tăng không có nghĩa là lợi nhuận tăng. Mà Công ty phải luôn xem xét nên ký hợp đồng với mức giá nào cho phù hợp nhất để mang lại hiệu quả cao nhất.

4.2.4 Loại gạo xuất khẩu

Hiện nay trên thị trường Thế giới tiêu thụ rất nhiều loại gạo, trong đó được ưa chuộng nhất là gạo 5% tấm. Loại gạo mà Công ty thực hiện xuất khẩu là theo yêu cầu đặt hàng của khách hàng, theo hợp đồng xuất khẩu. Tuỳ theo những thị trường khác nhau, những nhu cầu khác nhau mà khách hàng có những yêu cầu

khác nhau về chất lượng gạo xuất khẩu. Thông thường Công ty thường xuất khẩu

gạo theo bốn loại chất lượng sau: loại 5% tấm, 10% tấm, 15% tấm và loại 25%

tấm. Riêng năm 2008 công ty phát triển thêm loại gạo lức, nếp và tấm loại 1.

Phân tích kim ngạch xuất khẩu của từng loại gạo giúp ta thấy rõ hơn về tình hình xuất khẩu, mức tăng trưởng và thế mạnh của từng loại. Nhận biết được loại

gạo nào thị trường có nhu cầu cao và có tiềm năng xuất khẩu trong tương lai. Từ đó biết được đâu là loại gạo kinh doanh có hiệu quả nhất của Công ty và đâu là

loại gạo còn nhiều hạn chế cần khắc phục.

Kim ngạch xuất khẩu theo mỗi loại gạo của Công ty qua ba năm được thống

ạt động xuất khẩu gạo của Công ty Cổ phần M

Bảng 7: Kim ngạch xuất khẩu gạo của Công ty theo loại gạo từ 2006 – 2008

Loại Gạo

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Lượng (Tấn) Giá Trị ( USD) Lượng (Tấn) Giá Trị ( USD) Lượng (Tấn) Giá Trị (USD) Loại 5% 3.500,00 875.00,00 - - 3.550,00 2.365.875,00 Loại 10% 709,11 178.659,09 189,135 58.085,46 - - Loại 15% 3.122,55 838.335,22 9.499,500 2.687.930,75 875,00 703.137,50 Loại 25% 14.982,65 3.758.612,82 10.980,100 3.097.576,55 2.100,00 651.000,00 Loại khác - - - - 3.570,00 1.699.987,50 Tổng cộng 22.314,31 5.650.607,13 20.668,735 5.843.592,76 10.095,00 5.420.000,00

( Nguồn: Tổng hợp từ bảng báo cáo xuất khẩu của Công ty)

Biểu đồ 3: Cơ cấu sản lượng mỗi loại gạo Công ty xuất khẩu từ 2006-2008 Năm 2006 Loại 5%. 15,69% Loại 25%. 67,14% Loại 15%. 13,99% Loại 10%. 3,18% Năm 2007 Loại 15%. 45,96% Loại 10%. 0,92% Loại 25%. 53,12% Năm 2008 Loại khác. 35,36% Loại 5%. 35,17% Loại 15%. 8,67% Loại 25%. 20,80%

ạt động xuất khẩu gạo của Công ty Cổ phần M

Từ bảng 7, biểu đồ 3 ta thấy được qua 3 năm, loại gạo xuất khẩu của Công

ty có một số thay đổi. Năm 2006, Công ty xuất 4 loại gạo đó là gạo 5% tấm, 10%

tấm, 15% tấm và 25% tấm. Sang năm 2007, số loại gạo xuất khẩu giảm xuống

còn 3 loại, không còn xuất khẩu loại 5% tấm. Nhưng sang năm 2008 thì loại gạo

xuất khẩu lại thay đổi khác đi lần nữa, đó là gạo 5% tấm được đưa vào xuất khẩu

trở lại và gạo 10% tấm không còn được xuất khẩu nữa. Điều đó nói lên rằng gạo

15% tấm và gạo 25% tấm là 2 loại gạo kinh doanh có hiệu quả mà Công ty duy trì xuất khẩu trong suốt ba năm qua. Mặt khác, năm 2008 Công ty bắt đầu kinh

doanh thêm loại lương thực mới đó là gạo tấm và gạo lức. Loại gạo này Công ty

bước đầu xuất sang thị trường Anh - một thị trường mà Công ty mới tìm cách thâm nhập vào trong năm 2008. Ngoài ra, điều này cũng cho thấy Công ty có khả năng mở rộng kinh doanh trên loại sản phẩm mới.

Công ty kinh doanh các mặt hàng gạo dựa trên hợp đồng đặt hàng xuất khẩu trực tiếp và ủy thác. Gạo 5% tấm Công ty chủ yếu xuất trực tiếp sang thị trường

Châu Âu. Còn loại gạo 10% tấm Công ty chỉ xuất trực tiếp sang thị trường Fiji.

Sự mất đi các mặt hàng gạo 5% tấm năm 2007 và 10% tấm năm 2008 cũng

chứng tỏ nhu cầu của các thị trường của Công ty không có sự hài lòng thật sự đối

với loại gạo này của Công ty.

 Xét về tỷ trọng xuất khẩu của mỗi loại gạo, từ biểu đồ 3, ta nhận thấy như sau:

- Loại gạo 25% tấm chiếm tỷ trọng cao nhất ở hai năm 2006 và 2007 là 67,14% và 53,12%. Sang năm 2008 tỷ trọng gạo 25% tấm giảm xuống còn

20,8%. Như vậy ở năm 2006 và 2007 loại gạo này có thể xem như loại gạo xuất

khẩu chủ lực của Công ty nhưng năm 2008 thì loại gạo này không còn chiếm ưu

thế nữa. Đây là loại gạo có chất lượng thấp nhất trong số những loại gạo được

xuất khẩu của Công ty. Theo yêu cầu ngày càng cao của thị trường, loại gạo này

ngày càng ít được ưa chuộng hơn. Công ty nên chú trọng đến các loại gạo có chất lượng cao khác nhưng vẫn phải duy trì kim ngạch gạo 25% vì đây là loại gạo

công ty kinh doanh có hiệu quả trong những năm qua.

- Loại gạo 15% cũng là loại gạo được xuất khẩu xuyên suốt ba năm và chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng số các loại gạo xuất khẩu của Công ty. Năm

ạt động xuất khẩu gạo của Công ty Cổ phần M

45,96% và năm 2008 còn 8,67%. Tỷ trọng của loại gạo này có nhiều biến động

lên xuống như vậy là do yêu cầu của thị trường tiêu thụ. Năm 2007 là năm kinh

doanh có hiệu quả loại gạo này nhất.

- Loại gạo 5% tấm chiếm tỷ trọng 15,69% ở năm 2006 và không được xuất

khẩu năm 2007. Nguyên nhân là năm 2007 Công ty không ký kết được hợp đồng

xuất khẩu trực tiếp sang Châu Âu (thị trường tiêu thụ gạo 5% tấm của Công ty)

mà chủ yếu chỉ xuất ủy thác sang Philippines (thị trường ít tiêu thụ gạo 5% tấm).

Việc không xuất khẩu một loại gạo đồng nghĩa Công ty ngừng tham gia giao dịch

với một thị trường. Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh

của Công ty. Nhưng đến năm 2008, Công ty tiếp tục xuất khẩu lại loại gạo này với tỷ trọng khá cao 35,17%. Điều này chứng tỏ năm 2008 Công ty đã có nhiều

cố gắng trong hoạt động tìm kiếm, thâm nhập thị trường và đã chiếm lại thị phần đối với loại gạo này.

- Gạo 10% tấm là loại gạo chiếm tỷ trọng thấp nhất trong những loại gạo

xuất khẩu của Công ty. Năm 2006 chỉ chiếm 3,18% và năm 2007 còn 0,92%.

Sang năm 2008 Công ty không còn xuất khẩu được loại gạo này nữa. Có thể thấy đây là loại gạo không được những khách hàng của công ty ưa chuộng và Công ty không mở rộng kinh doanh xuất khẩu được mặt hàng này. Trong kinh doanh, đa

dạng sản phẩm và đáp ứng tốt yêu cầu khách hàng là điều rất cần thiết. Trong tương lai, Công ty nên nghiên cứu và phát triển hơn nữa loại gạo này.

- Loại gạo khác mới chỉ được xuất khẩu ở năm 2008 nhưng chiếm tỷ trọng khá cao là 35,36%. Như vậy cho thấy việc phát triển sản phẩm mới của Công ty đã bước đầu mang lại hiệu quả. Nhưng để khách hàng thật sự chấp nhận sản

phẩm của mình thì Công ty phải luôn chú ý đến việc bảo đảm chất lượng và cải

tiến bao bì sản phẩm.

ạt động xuất khẩu gạo của Công ty Cổ phần M

Bảng 8: Tình hình tăng giảm sản lượng và giá trị gạo xuất khẩu của Công ty theo loại gạo từ 2006 - 2008

Loại gạo Chênh lệch 2007/2006 2008/2007 Tuyệt đối (tấn) Tương đối (%) Tuyệt đối (tấn) Tương đối (%) Loại 5% -3.500,00 -100,00 3.550,00 - Loại 10% -519,975 -73,33 -189,135 -100,00 Loại 15% 6.376,950 204,22 -8.624,500 -90,79 Loại 25% -4.002,550 -26,71 -8.880,100 -80,87 Loại khác - - 3.570,00 - Tổng cộng -1.645,575 -7.37 -10.573,735 -51,16 Loại gạo Chênh lệch 2007/2006 2008/2007 Tuyệt đối (USD) Tương đối (%) Tuyệt đối (USD) Tương đối (%) Loại 5% -875.00,00 -100,00 2.365.875,00 - Loại 10% -120.573,63 - 67,49 -58.085,46 -100,00 Loại 15% 1.849.595,53 220,63 -1.948.793,25 -73,84 Loại 25% - 661.032,27 -17,59 - 2.446.576,55 - 78,98 Loại khác - - 1.699.987,50 - Tổng cộng 192.985,63 3,42 - 423.592,76 - 7,25

Nhìn chung, sản lượng và giá trị mỗi loại gạo xuất khẩu của Công ty qua ba năm giảm nhiều hơn tăng. Điều này cho thấy Công ty gặp phải khá nhiều khó khăn trong quá trình kinh doanh. Ở từng loại gạo có độ tăng giảm cụ thể là:

- Gạo 5% tấm: năm 2007 không tham gia xuất khẩu nên không so sánh

được độ chênh lệch tăng giảm so với năm trước và sau. Nhưng nhìn chung sản lượng năm 2006 và 2008 tương đương như nhau. Còn về giá trị năm 2008 tăng cao hơn hẳn do giá gạo tăng. Gạo 5% tấm là loại gạo có nhiều tiềm năng phát

ạt động xuất khẩu gạo của Công ty Cổ phần M

- Gạo 10% tấm: Năm 2007 sản lượng giảm 519,975 tấn tương đương

73,33% so với năm 2006. Từ đó kéo theo kim ngạch giảm 120.573,63USD tương đương 67,49%. Đến năm 2008 Công ty không còn xuất khẩu loại gạo này nữa.

Kim ngạch giảm vào năm 2007 và không tiếp tục kinh doanh ở năm 2008, có thể

thấy loại gạo này có nhiều hạn chế, chưa được thị trường đón nhận. Muốn tiếp

tục kinh doanh xuất khẩu loại gạo này Công ty cần quan tâm đầu tư nâng cao

chất lượng cũng như bao bì phẩm cách để đáp ứng yêu cầu đa dạng của khách

hàng.

- Gạo 15% tấm: Có thể thấy năm 2007 Công ty kinh doanh rất hiệu quả loại

gạo này, đạt 9.499,5 tấn tăng 6.376,95 tấn tương đương 204,22% so với năm 2006. Nhưng sang năm 2008 kim ngạch giảm xuống một lượng 8.624,5 tấn tương đương 90,79% so với năm 2007. Có thể nói đây là loại gạo xuất khẩu chủ

lực của Công ty. Nhưng tình trạng tăng đột biến kim ngạch vào năm 2007 và

giảm sút vào năm 2008 cần được xem xét. Việc giảm mạnh kim ngạch ở năm

2008 một phần do nhu cầu của thị trường một phần do Hiệp Hội Lương Thực yêu cầu tạm ngưng xuất khẩu gạo trong quý 2 và 3 của năm nên làm mất đi cơ hội

kinh doanh của Công ty.

- Gạo 25% tấm: Đây là loại gạo kinh doanh chính của Công ty. Tuy nhiên, qua từng năm, kim ngạch loại gạo này bị giảm đáng kể. Năm 2007 giảm 4.002,55

Một phần của tài liệu Luận văn - Phân tích hoạt động xuất khẩu gạo của Công ty Cổ phần Mê Kông (Trang 32 - 44)