Phân tích tình hình xuất khẩu gạo ở các thị trường

Một phần của tài liệu Luận văn - Phân tích hoạt động xuất khẩu gạo của Công ty Cổ phần Mê Kông (Trang 48)

Kim ngạch xuất khẩu gạo của Công ty sang những thị trường được thống kê

như sau:

Bảng 11: Kim ngạch xuất khẩu gạo của Công ty sang các thị trường từ 2006 - 2008 2006 2007 2008 Kim ngạch (tấn) Tỉ trọng (%) Kim ngạch (tấn) Tỉ trọng (%) Kim ngạch (tấn) Tỉ trọng (%) Xuất khẩu trực tiếp Thụy Sỹ 6.000,00 26,89 - - 4.670,00 46,26 Anh - - - - 3.250,00 32,19 Fiji 709,11 3,18 189,135 0,92 - - Philippines - - - 1.675,00 16,59 Xuất khẩu ủy thác Philippines 12.484,16 55,95 13.106,944 79,26 500,00 4,95 Các nước khác 3.121,04 13,98 7.372,656 19,82 - - Tổng cộng 22.314,31 100,00 20.668,735 100,00 10.095,00 100,00

( Nguồn: Tổng hợp từ bảng báo cáo xuất khẩu của Công ty)

Nhìn chung, thị trường xuất khẩu chủ lực của Công ty chưa đa dạng và phong phú lắm. Công ty chủ yếu xuất khẩu sang một số thị trường chính như

Philippines, Thụy Sỹ, Fiji, Anh còn những thị trường khác được xuất khẩu bằng

hình thức ủy thác và tính riêng trên từng thị trường đạt kim ngạch rất thấp.

Tình hình xuất khẩu gạo qua các thị trường được biểu diễn bằng đồ thị

ạt động xuất khẩu gạo của Công ty Cổ phần M

Biểu đồ 5: Cơ cấu những thị trường nhập khẩu gạo của Công ty từ 2006 - 2008

Nhìn chung từ bảng 11 và biểu đồ 5, thị trường xuất khẩu gạo của Công ty qua ba năm có nhiều biến động.

- Năm 2006: ba thị trường chính mà Công ty giao dịch chiếm kim ngạch và tỷ trọng khác nhau: Philippines đạt 12.484,16 tấn chiếm 55,95%, Thụy Sỹ đạt

6.000 tấn chiếm 26,89%, Fiji đạt 709,11 tấn chiếm 3,18% và các nước khác đạt

3.121,04 tấn chiếm 13,98%. Qua số liệu trên cho thấy, thị trường lớn nhất của Công ty trong năm 2006 là Philippines. Nguyên nhân là vì Philippines là thị trường truyền thống của Công ty. Thị trường này có nhu cầu nhập khẩu lớn, yêu cầu chất lượng gạo không cao, giá phù hợp nên Công ty là nhà cung cấp phù hợp

với thị trường này. Bên cạnh đó Thụy Sỹ cũng là một thị trường lớn của Công ty trong năm. Đối với quốc gia này, Công ty có quan hệ giao thương khá tốt với

công ty Novel, vì thế toàn bộ sản lượng gạo năm 2006 Công ty xuất sang thị trường Thụy Sỹ với khách hàng là Novel. Nước thứ ba chiếm tỷ trọng cao trong

kim ngạch xuất khẩu là Fiji. Đối với thị trường Fiji, Công ty chỉ giao thương trực

tiếp đối với công ty Dipal. Tuy nhiên quan hệ kinh doanh giữa hai công ty khá

2006 Philippines. 55,95% Các nước khác. 13,98% Fiji. 3,18% Thụy sĩ. 26,89% 2007 Philippines. 79,26% Fiji. 0,92% Các nước khác. 19,82% 2008 Anh. 32,19% Thụy sĩ. 46,26% Philippines. 21,55%

ạt động xuất khẩu gạo của Công ty Cổ phần M

tốt, đã duy trì mua bán trong nhiều năm. Xuất khẩu của Công ty sang các nước

khác chiếm tỷ trong rất thấp, và tổng tỷ trọng là 13,98%.

- Năm 2007: Công ty vẫn duy trì thị trường Fiji, cụ thể là xuất trực tiếp sang

công ty Dipal, mặc dù kim ngạch và tỷ trọng xuất khẩu sang đó là khá nhỏ, đạt

189,135 tấn chiếm 0,92%. Bị mất đi một thị trường quan trọng đó là Thụy Sỹ. Tỷ

trọng xuất sang Fiji bị thu hẹp và không còn sang Thụy Sỹ do trong năm Công ty

chủ yếu ký các hợp đồng xuất ủy thác sang Châu Á. Yêu cầu của hai thị trường này càng cao đòi hỏi Công ty phải tìm hiểu và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Thị trường Philippines vẫn là thị trường chủ lực với kim ngạch đạt 13.106,944

tấn tỷ trọng lên đến 79,26% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Kim

ngạch xuất sang mỗi nước khác vẫn rất thấp nhưng tổng tỷ trọng có gia tăng,

chiếm 19,82%.

- Năm 2008: Thị trường xuất khẩu của Công ty bị thu hẹp đáng kể. Công ty

không còn xuất ủy thác sang các thị trường chiếm kim ngạch thấp khác nữa mà tập trung xuất vào các thị trường có kim ngạch lớn. Năm 2008, Công ty mất đi

thị trường Fiji nhưng bù lại Công ty đã lấy lại thị phần ở thị trường Thụy Sỹ và phát triển thêm thị trường mới đó là thị trường Anh. Ở ba thị trường xuất khẩu

của Công ty đạt kim ngạch và tỷ trọng cụ thể là: Thụy Sỹ đạt 4.670 tấn chiếm 46,26%, Anh đạt 3.250 chiếm 32,19%, Phillipnes đạt 2.175 tấn chiếm 21,54%.

Do tình hình biến động giá gạo nên việc xuất khẩu của Công ty trong năm có

nhiều khó khăn và bị mất đi nột số thị trường nhỏ. Việc lấy lại được thị phần ở

thị trường Thụy Sỹ và mở rộng ở thị trường Anh là có nhiều cố gắng và nỗ lực

của Công ty. Đối với thị trường Phillipines cũng vậy, tuy kim ngạch và tỷ trọng

giảm nhưng Công ty đã bước đầu xuất trực tiếp sang đó, cho thấy kinh nghiệm

cũng như uy tín của công ty được nâng cao.

Qua ba năm, thị trường có nhiều thay đổi, nhưng Công ty vẫn luôn nỗ lực để duy trùy các thị trường mục tiêu và phát triển thị trường mới.

ạt động xuất khẩu gạo của Công ty Cổ phần M

Bảng 12: Tình hình tăng giảm kim ngạch xuất khẩu gạo của Công ty sang các thị trường từ 2006 - 2008 2007/2006 2008/2007 Tuyệt đối (tấn) Tương đối (%) Tuyệt đối (tấn) Tương đối (%) Thụy Sỹ -6.000,000 -100,00 4.670 - Anh - - 3.250 - Fiji -519,865 -73,32 - - Philippines 622,784 5,00 -10.931,944 -83,41 Các nước khác 4.251,616 136,22 -7.372,656 -100,00

Nhìn chung kim ngạch xuất khẩu sang từng thị trường qua các năm có độ

chênh lệch khá lớn.

- Thị trường Thụy Sỹ: năm 2006 nhập khẩu gạo của Công ty với kim ngạch

cao, 6000 tấn. Năm 2007, Công ty bị mất đi thị trường này, giảm lượng tuyệt đối đúng bằng lượng xuất năm 2006 là 6000 tấn, tương ứng số tương đối 100%. Tuy nhiên, năm 2008 lượng xuất là 4.670 tấn, tăng tuyệt đối 4.670 tấn so với năm 2007, tương ứng số tương đối 100%. Đây là thị trường lớn thứ 2 năm 2006, nhưng do yêu cầu ngày càng cao về chất lượng gạo nhập khẩu nên Công ty khó

đáp ứng được trong năm 2007. Tuy nhiên năm 2008 Công ty đã có nhiều nỗ lực

giành lại thị phần ở thị trường này tuy là với kim ngạch còn kém so với năm

2006.

- Thị trường Anh: là thị trường Công ty mới phát triển năm 2008 với sản lượng xuất 3.250 tấn. Đây là một thành công lớn của Công ty trong việc thâm

nhập thị trường, đặc biệt là một thị trường có yêu cầu cao. Tuy nhiên, để có thể đứng vững trên thị trường này, Công ty cần chú ý đảm bảo đúng chất lượng cũng như quy cách bao bì đóng gói theo yêu cầu. Bên cạnh đó cần chú ý đến hoạt động

marketing.

- Thị trường Fiji: kim ngạch xuất sang thị trường này ngày càng giảm. Năm

2007 giảm 519,865 tấn tương đương với một lượng tương đối là 73,32% so với năm 2006. Đến năm 2008 thì không còn xuất sang thị trường này nữa. Công ty

ạt động xuất khẩu gạo của Công ty Cổ phần M

mất thị phần ở thị trường này ngoài yêu cầu ngày càng cao của Fiji ra Công ty

còn gặp trở ngại do không thể cung đúng lúc thị trường này đang có nhu cầu vì tình hình trong nước.

- Thị trường Philippines: năm 2007 kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này tăng 622,784 tấn tương đương 5% so với năm 2006. Đến năm 2008 thì sụt

giảm đến 10.931,944 tấn tương đương 83,41%. Đây là thị trường tương đối dễ

tính, không yêu cầu cao nên Công ty có thể dễ dàng đáp ứng thị trường này. Tuy

nhiên năm 2008 kim ngạch giảm mạnh là do Công ty không được phép xuất khẩu

trong những thời điểm mà Philippines tiến hành thu mua gạo nhiều.

- Những thị trường khác được Công ty ủy thác xuất sang với kim ngạch

từng thị trường rất thấp. Tuy nhiên, tổng kim ngạch của các thị trường còn lại

cũng có biến động lớn: năm 2007 tăng 4.251,616 tấn tương đương 136,22% so

với năm 2006. Nhưng đến năm 2008 không nhập khẩu gạo của Công ty nữa. Đây

là vì Công ty không ký kết được hợp đồng. Do hạn chế về nhiều mặt nên Công ty

chưa có khả năng xuất trực tiếp sang những thị trường này.

Nhìn chung, thị trường chủ lực nhất của Công ty là Châu Á và Châu Âu. Ở

Châu Âu, Thụy Sỹ là thị trường chính. Đây là thị trường khó tính, có yêu cầu cao nhưng Công ty đang cố gắng đứng vững trên thị trường này và mở rộng thêm ở

thị trường Anh. Trong tương lai Công ty sẽ phát triển thêm những thị trường mới ở khu vực này. Để làm được điều này Công ty cần chú ý đảm bảo chất lượng và yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm của châu lục này.

Đối với Châu Á, Philippines là thị trường chủ đạo của Công ty. Nhu cầu của

thị trường này lớn nhưng do khả năng của Công ty về marketing còn nhiều hạn

chế nên dẫn đến việc xuất trực tiếp vào thị trường này rất ít. Nhờ vào hình thức

xuất uỷ thác Công ty mới làm tăng sản lượng xuất sang thị trường này.

Ta có thể thấy thị trường Châu Đại Dương là thị trường có nhiều tiềm năng

vì mặc dù chỉ có một thị trường là Fiji giao dịch với Công ty nhưng sản lượng

nhập khẩu khá cao. Hơn nữa đây là thị trường có dân số đông, sức tiêu thụ mạnh do đó hứa hẹn nhiều tiềm năng mở rộng và phát triển trong tương lai. Vì thế

Công ty cần phải quan tâm đầu tư tìm hiểu nghiên cứu để mở rộng và thâm nhập

vào thị trường này như thế có thể tạo ra cơ hội có thêm khách hàng và nâng cao kim ngạch xuất khẩu.

ạt động xuất khẩu gạo của Công ty Cổ phần M

4.3.2 Đặc điểm, thị hiếu tiêu dùng về mặt hàng gạo ở các thị trường 4.3.2.1 Châu Á

Người dân Châu Á chủ yếu tiêu thụ gạo làm nguồn lương thực thực phẩm

chính. Tuy nhiên, gạo có nhiều loại và sở thích tiêu dùng, yêu cầu về chất lượng

gạo ở mỗi nước cũng khác nhau. Trong số những nước ở Châu Á, thì thị trường

Philippines là thị trường chủ lực trong việc xuất khẩu gạo của Công ty trong

những năm qua.

- Thị trường Philippines nhập khẩu gạo của Công ty với nhiều chủng loại đa

dạng, tuy nhiên gạo 25% tấm chiếm tỷ trọng cao nhất. Mặc dù Philippines là thị trường đã có thói quen tiêu dùng hàng hóa nhập khẩu theo tiêu chuẩn của các nước phát triển, song số đông người tiêu dùng vẫn cần những loại hàng hoá có chất lượng trung bình, giá hợp lý. Vì thế hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang

Philippines ngày càng nhiều về số lượng cũng như chủng loại, trong đó có gạo.

Việt Nam và Philippines cùng ở trong khối Asean nên có nhiều thuận lợi

trong việc giao thương với nhau. Philippines là nước nhập khẩu gạo lớn nhất Thế

giới, trung bình mỗi năm nhập khẩu gần 2 triệu tấn gạo. Các doanh nghiệp Việt

Nam nói chung và Công ty nói riêng cần đặc biệt chú trọng đến thị trường gạo

Philippines vì trong những năm tới nước này vẫn còn tiếp tục phải nhập khẩu gạo

với khối lượng lớn. Ngoài ra, chính sách nhập khẩu gạo của Chính phủ

Philippines có thể không thay đổi trong những năm tiếp theo, đây là điều kiện tốt để ta dẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này.

- Thị trường Thái Lan: người tiêu dùng ở Thái Lan thích loại gạo hạt rất dài, gạo lúa cũ (tồn trữ thóc nhiều tháng) chà trắng, cao giá hơn gạo từ thóc mới thu

hoạch (lúa mới), cơm mềm và xốp.

4.3.2.2 Châu Âu

Người Châu Âu tiêu thụ chủ yếu là bột mì (bánh mì, mì sợi, miếng...) nên sử dụng tỷ lệ nhỏ gạo trong năm. Họ thích gạo hạt dài, nhưng không được có bất

kỳ mùi gì. Họ cho rằng mùi là tín hiệu tạp nhiễm hoặc hiện tượng gạo bị hư

hỏng, do đó nếu so sánh thì lúa mì sẽ tốt hơn.

Ở thị trường Châu Âu thì Thụy Sĩ là nước nhập khẩu gạo từ Công ty với

kim ngạch cao nhất, chủ yếu tiêu thụ gạo 5% tấm. Thụy Sỹ là nước nghèo về tài nguyên thiên nhiên, nhiều đồi núi. Do có tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm 1,5

ạt động xuất khẩu gạo của Công ty Cổ phần M

% trong tổng GDP nên hàng năm Thụy Sỹ phải nhập khẩu nông sản với khối lượng lớn. Trước những biến động về giá gạo Thế giới ở năm 2008, giá gạo tại

Thụy Sỹ vẫn giữ nguyên. Vì Chính phủ Thụy Sỹ luôn kiểm tra chặt chẽ giá cả

mọi mặt hàng nhằm bảo đảm kinh tế trong nước ổn định

Khi xuất khẩu sang Thụy Sỹ, Việt Nam nói chung và Công ty nói riêng được hưởng các quy chếưu đãi về thương mại của Thụy Sỹ, như quy chế tối huệ quốc (MFN) theo Hiệp định thương mại song phương (1994) và Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) theo quyết định đơn phương của Thụy Sỹ từ năm 1972

dành cho các nước đang phát triển. Ngoài ra Hiệp địng thương mại năm và hợp

tác kinh tế năm 1993 được ký kết giữa Việt Nam và Thụy Sỹ đã tạo điều kiện

thuận lợi cho họat động thương mại giữa doanh nghiệp hai nước.

Tuy nhiên, Thụy Sỹ là thị trường rất khó tính nên đòi hỏi chất lượng sản

phẩm nhập khẩu rất cao. Ngoài ra, xuất khẩu nông sản, trong đó có gạo vào Thụy

Sỹ còn phải chịu chế độ cấp phép rất chặt chẽ nhằm đảm bảo yêu cầu về sức

khỏe, vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì vậy, để tiếp cận sâu, có chỗ đứng tại thị trường Thụy Sỹ đòi hỏi các Công ty phải có trình độ kỹ thuật cũng như phương

thức quản lý chuyên nghiệp và uy tín.

4.3.2.3 Châu Phi

Gạo là một trong bốn loại lương thực quan trọng nhất của Châu Phi, cùng với kê, ngô và lúa miến. Với số dân khoảng một tỷ người, nhu cầu tiêu thụ gạo ở

Châu Phi là rất lớn. Người Châu Phi thường chế biến gạo theo nhiều cách như

nấu thành cơm, nấu thành cháo hoặc bánh, tuy nhiên nấu thành cơm theo cách

truyền thống vẫn là phương thức phổ biến ở nhiều nước Châu Phi.

Hàng năm kim ngạch nhập khẩu gạo của Châu Phi là hơn 1 tỷ USD, sản lượng khoảng chín triệu tấn gạo, và mức tăng nhập khẩu vào khoảng 5%/năm,

chiếm 0,4% trong tổng kim ngạch nhập khẩu, trong đó loại gạo 25% tấm là chủ

yếu. Do đây là mặt hàng có giá trị thấp nên thực tế lượng gạo nhập khẩu rất cao.

Về thị hiếu tiêu dùng thì một số nước Tây Châu Phi sẽ trả giá rất cao nếu hạt

gạo hơi có màu đỏ. Vùng Tây Châu Phi, Banladesh và nhiều bang của Ấn Độ rất

thích gạo đồ vì dễ nấu và họ cảm thấy ngon cơm. Đây là loại gạo được chế biến

từ thócđã được luộc bằng hơi nước, sau phơi khô và xay chà làm thực phẩm. Tuy nhiên, các nước khác trong khu vực chủ yếu nhập khẩu loại gạo tấm có phẩm

ạt động xuất khẩu gạo của Công ty Cổ phần M

chất và giá thành vừa phải. Những thị trường nhập khẩu gạo nhiều nhất là thị trường Ni-giê-ria chiếm 30% tổng lượng gạo nhập vào châu lục, tiếp đến là Nam Phi (5%) và Xê-nê-gan (5%). Đây là những thị trường tiềm năng cần được khai

thác.

4.3.2.4 Châu Mỹ

Người dân Châu Mỹ có yêu cầu khá cao về các loại gạo. Hàng năm nhu cầu

nhập khẩu gạo ở Châu lục này khá cao đặc biệt là Hoa Kỳ. Người Hoa Kỳ yêu cầu gạo phải trắng hoàn toàn, nếu có một ít vết đỏ hoặc vàng hoặc có sọc trên hạt

thì họ sẽ trả giá thấp mặc dù giá trị dinh dưỡng không có gì khác nhau.

4.3.2.5 Châu Đại Dương

Đối với Châu Đại Dương, thị trường trọng yếu của Công ty là Fiji. Fiji là

nướcđược thiên nhiên phú cho rừng, khoáng sản và các nguồn tài nguyên cá, là một trong các nền kinh tế phát triển nhất tại các đảo Thái Bình Dương. Fiji có tỷ trọng ngành công nghiệp chiếm 22%, nông nghiệp: 19% và dịch vụ: 59% GDP cả nước. Yêu cầu về chất lượng gạo của Fiji cũng khá cao. Hàng năm, Fiji đều phải nhập khẩu gạo tuy với khối lượng không lớn lắm. Gạo Công ty xuất sang

Một phần của tài liệu Luận văn - Phân tích hoạt động xuất khẩu gạo của Công ty Cổ phần Mê Kông (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)