Chiến lược Marketing của Công ty

Một phần của tài liệu Luận văn - Phân tích hoạt động xuất khẩu gạo của Công ty Cổ phần Mê Kông (Trang 44 - 47)

Trong thời đại ngày nay, một doanh nghiệp muốn kinh doanh thành công không thể không chú ý đến việc sử dụng chiến lược marketing phù hợp. Hoạt động marketing giúp doanh nghiệp hạn chế rủi ro, tạo điều kiện thuận lợi và củng

cố vị trí doanh nghiệp trên thương trường.

Vấn đề đặt ra đầu tiên là phải tiến hành nghiên cứu thị trường. Trong những năm qua, công tác nghiên cứu và tiếp cận thị trường của Công ty thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Đây là phương pháp mà Công ty nghiên cứu

các thị trường quen thuộc. Ngoài ra, Công ty còn có một đội ngũ cán bộ ở văn

phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh chuyên nghiên cứu về thị trường

nhằm tìm cách thâm nhập vào những thị trường mới. Từ đó Công ty đề ra chiến lược marketing cho mình như sau:

- Chiến lược sản phẩm

Công ty đầu tư nhiều cho thiết bị máy móc hiện đại ở các xí nghiệp chế biến trong các khâu như tách thóc, máy phân loại gạo nguyên liệu, làm sạch, xát trắng

gạo… để tạo ra sản phẩm với chất lượng cao, mẫu mã bao bì phù hợp với thị hiếu khách hàng nước ngoài. Sản phẩm tạo ra luôn qua một quy trình kiểm tra, giám

sát nghiêm ngặt từ khâu đầu vào, chế biến đến khâu đóng gói bao bì.

Ngoài ra, năm 2008 Công ty còn phát triển thêm sản phẩm trong dãy sản

phẩm của mình đó là gạo lức, nhằm đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng yêu cầu đa

dạng của khách hàng và giành thị phần.

- Chiến lược giá

Giá là dụng cụ để kích cầu, có vai trò quyết định doanh số bán và lợi nhuận.

Vì thế chiến lược giá là một chiến lược rất quan trọng đòi hỏi phải có sự linh động. Ngày nay với sự cạnh tranh gay gắt của thị trường, nếu hàng hóa bán ra có giá thành quá cao sẽ khó tiêu thụ, không có sức cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường.

Chiến lược giá mà Công ty đang áp dụng là chiến lược định giá theo giá

hiện hành của thị trường Thế giới và quan hệ cung cầu của thị trường. Công ty sẽ

theo dõi và định giá sản phẩm sát với mức giá phổ biến trên thị trường. Việc định

ạt động xuất khẩu gạo của Công ty Cổ phần M - Chiến lược phân phối

Kênh phân phối của Công ty, đường đi của sản phẩm từ Công ty đến tay người tiêu dùng nước ngoài, như sau:

Công ty sử dụng kênh phân phối thông qua mạng lưới trung gian của các

nhà buôn quốc tế các thương nhân ở các nước có nhu cầu nhập khẩu gạo, và nhà xuất khẩu ủy thác trong nước. Kênh này có ưu điểm là tận dụng được hệ thống cơ

sở vật chất - kỹ thuật, nhân lực, kỹ năng kinh doanh quốc tế sẵn có. Gạo xuất

khẩu của Công ty sẽ dễ dàng thâm nhập vào thị trường của nước nhập khẩu.

Công ty đang cố gắng mở rộng mạng lưới phân phối và thiết lập các văn

phòng đại diện thương mại tại các thị truờng quen thuộc.

- Chiến lược chiêu th

Tham gia hội chợ triển lãm Quốc tế nhằm thực hiện giới thiệu, quảng cáo

cho sản phẩm của mình. Thông qua hội chợ triển lãm Công ty có thể gặp trực

tiếp các đại lý phân phối nước ngoài, từ đó bán hàng thử thông qua đại lý phân

phối.

Với chiến lược Marketing như trên, Công ty đang cố gắng từng bước áp

dụng và hoàn thiện để tạo ra sản phẩm với chất lượng cao, giá thành phù hợp

nhằm làm cho khách hàng hài lòng và nâng cao sức cạnh tranh của Công ty trên

thương trường.

Tuy nhiên Công ty nên chủ động từng bước lập các cơ sở như văn phòng

đại diện, chi nhánh, công ty con, đại lý,... của mình ở nước ngoài để sử dụng

kênh phân phối trực tiếp của chính mình ở nước ngoài. Có như vậy, Công ty mới

Sản phẩm gạo của Công ty Nhà xuất khẩu ủy thác Bán sỉ hoặc đại lý ở nước ngoài Bán lẻ ở nước ngoài Người tiêu dùng ở nước ngoài Người tiêu dùng ở nước ngoài Nhà nhập khẩu nước ngoài Bán lẻ ở nước ngoài Bán sỉ hoặc đại lý ở nước ngoài Nhà nhập khẩu nước ngoài

ạt động xuất khẩu gạo của Công ty Cổ phần M

thực sự đứng vững trên thị trường, phát huy tối đa năng lực cạnh tranh trong xuất

khẩu. Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm gạo Công ty cũng là vấn đề cần được quan tâm. Có thương hiệu vững mạnh Công ty sẽ có vị trí vững chắc trên thương trường Quốc tế.

4.2.7 Thuế quan và chính sách Nhà Nước

- Thuế quan

Đến nay, Thủ tướng quyết định chưa áp dụng thuế xuất khẩu đối với các

hợp đồng xuất khẩu gạo có giá xuất khẩu theo giá FOB ở mức dưới 800USD/tấn. Gạo xuất khẩu trên mức này sẽ bị đánh thuế từ 800.000 đồng/tấn trở lên. Nhìn

chung, đây là một ưu đãi cho các nhà xuất khẩu như Công ty, vì giá xuất bán đa

số thấp hơn mức quy định phải nộp thuế.

- Chính sách Nhà nước

Nhà nước luôn quan tâm đầu tư cho mặt hàng gạo từ việc khâu sản xuất ở

hộ nông dân cho đến khâu tiêu thụ sản phẩm, việc kinh doanh xuất khẩu ra nước

ngoài của các doanh nghiệp. Nhờ vào những đầu tư trong khâu giống, áp dụng

những giống lúa mới, cải tiến áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào các giai

đoạn gia công sau vụ mùa thu hoạch, chế biến, tích trữ và vận chuyển cho nên chất lượng của gạo xuất khẩu Việt Nam nói chung và Công ty nói riêng đã được

nâng lên một cách đều đặn trong suốt thời gian qua và đã thoả mãn thị hiếu của

người tiêu dùng, xâm nhập được một số thị trường có yêu cầu chất lượng cao. Ngoài ra nhà nước cũng có chính sách hỗ trợ vốn và tín dụng cho các doanh

nghiệp xuất khẩu.

Gạo là mặt hàng nằm trong những hàng hoá để tính chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam. Hơn hai năm qua, chỉ số giá tiêu dùng nhóm hàng lương

thực, trong đó có gạo, luôn tăng mạnh hơn so với tốc độ tăng chung của CPI. Vì vậy, trong những năm qua, Chính phủ đã áp dụng biện pháp chỉ tiêu sản lượng

xuất khẩu gạo mà bản chất là hạn ngạch để điều tiết sản lượng gạo xuất khẩu, với

mong muốn vừa kiểm soát được giá gạo trong nước không tăng quá cao, vừa đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Việc áp dụng hạn ngạch đã ảnh hưởng rất

lớn đến hoạt động xuất khẩu của Công ty.

- Năm 2006 điều hành xuất khẩu gạo có một số yếu kém, ảnh hưởng đến

ạt động xuất khẩu gạo của Công ty Cổ phần M

sản lượng gạo xuất khẩu. Điều này đã gây nhiều lúng túng cho hầu hết các doanh

nghiệp trong đó có Công ty Mê Kông vì họ không chủ động trong việc đàm phán và ký kết hợp đồng. Nguyên nhân là do bộ ngành cấp trên đã tính sai cơ cấu lương thực tiêu dùng trong nước.

- Năm 2007, những tháng đầu năm có kết quả xuất khẩu trong cả nước cũng như Công ty khá cao là nhờ Chính phủ đã có quyết định đúng trong việc giao cho

Tổ điều hành xuất khẩu điều phối lượng và tiến độ giao hàng để vừa thu kim

ngạch cao vừa bảo đảm an ninh lương thực trong nước. Hiệp hội Xuất khẩu lương thực Việt Nam (VFA) đã phối hợp khá chặt với Bộ Thương mại chỉ đạo tốt các đợt đấu thầu cung cấp gạo ở nước ngoài để có cơ sở nâng mặt bằng giá xuất

khẩu gạo Việt Nam cả hợp đồng tập trung và các hợp đồng thương mại xuất khẩu

gạo thơm, gạo cao cấp do doanh nghiệp tự kiếm nguồn. Tuy nhiên, đến cuối năm

do tình hình sâu bệnh trong nước nên Chính phủ ra lệnh tạm ngưng xuất khẩu.

- Năm 2008 Chính phủ đã ra lệnh tạm ngưng xuất khẩu gạo trong quý hai và quý ba của năm để đảm bảo an ninh lương thực trong nước. Đây là giai đoạn mà

các nước có nhu cầu nhập khẩu gạo cao tiến hành thu mua. Điều này đã làm giảm đáng kể kim ngạch xuất khẩu của Công ty.

Trong những năm qua Nhà nước rất quan tâm hỗ trợ cho các doanh nghiệp

xuất khẩu nói chung và Công ty nói riêng. Tuy nhiên những chính sách của

Chính phủ đôi khi ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu của Công ty.

Một phần của tài liệu Luận văn - Phân tích hoạt động xuất khẩu gạo của Công ty Cổ phần Mê Kông (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)