Giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất khẩu

Một phần của tài liệu Luận văn - Phân tích hoạt động xuất khẩu gạo của Công ty Cổ phần Mê Kông (Trang 64)

Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí xuất khẩu

Để tăng lợi nhuận, Công ty cần phải nâng cao doanh thu và giảm chi phí

xuất khẩu. Muốn tăng doanh thu thì phải tăng sản lượng tiêu thụ hoặc là tăng giá bán, đồng thời có thể kết hợp tăng sản lượng và giá bán. Tuy nhiên, muốn tăng

sản lượng hay giá bán thì yêu cầu đầu tiên là phải nâng cao chất lượng, phát triển

sản phẩm. Để giảm chi phí xuất khẩu thì Công ty phải giảm chi phí nguyên vật

liệu đầu vào, hiệu quả sản xuất đạt năng suất cao...

Từ một số yêu cầu cơ bản như trên, Công ty cần thực hiện một số chiến lược như sau:

- Chiến lược phát triển sản phẩm

Công ty tận dụng sự hỗ trợ của Nhà nước về việc đầu tư nghiên cứu cho ra

những giống lúa mới có năng suất cao, chất lượng cao để mở rộng kinh doanh

thêm nhiều loại gạo có chất lượng cao khác, cải thiện chất lượng sản phẩm hiện

có của mình.

- Chiến lược đa dạng hóa đồng tâm

Công ty tận dụng cơ hội Chính phủ hỗ trợ vốn vay cho doanh nghiệp để mở

rộng quy mô sản xuất, tiến hành kinh doanh thêm những sản phẩm mới có giá cao liên quan đến gạo như nếp thơm để phục vụ nhu cầu đa dạng của khách hàng.

- Chiến lược kết hợp

+ Chiến lược kết hợp về phía sau: Công ty cần mở rộng mạng lưới thu

mua nguyên liệu và thực hiện bao tiêu sản phẩm ở những vùng nguyên liệu có

chất lượng để nắm quyền kiểm soát tốt nguồn nguyên liệu để đảm bảo tốt chất lượng thành phẩm làm ra đúng theo tiêu chuẩn.

+ Chiến lược kết hợp về phía trước: Công ty tận dụng cơ hội chính sách

hỗ trợ của Hiệp hội lương thực để xây dựng mạng lưới tiêu thụ trong và ngoài

nước đảm bảo quá trình phân phối và kinh doanh có hiệu quả cao.

- Chiến lược suy giảm

Chiến lược này yêu cầu Công ty giải quyết tốt lượng hàng tồn kho đồng thời

ạt động xuất khẩu gạo của Công ty Cổ phần M

bằng dây chuyền công nghệ mới để tiết kiệm chi phí sản xuất đồng thời nâng cao

chất lượng sản phẩm tạo vị thế cạnh tranh so với các đối thủ.

Bên cạnh đó, mở rộng thị trường xuất khẩu cũng là một giải pháp hữu hiệu để nâng cao doanh số, mang lại hiệu quả cao cho Công ty.

5.2 Giải pháp cho thị trường xuất khẩu

Thị trường ngày càng thu hẹp (theo phân tích ở trên) là một tổn thất lớn cho

Công ty, muốn kinh doanh có hiệu quả, Công ty cần có những chiến lược thích

hợp để giữ vững thị trường đang có, lấy lại những thị phần đã mất và mở rộng ra

những thị trường có tiềm năng mới. Với những điểm mạnh, điểm yếu bên trong, Công ty nên tận dụng những cơ hội có được bên ngoài để thực hiện chiến lược

thâm nhập và phát triển thị trường xuất khẩu bằng các biện pháp:

- Thực hiện định giá theo phân khúc thị trường để phù hợp với từng thị trường, mang lại hiệu quả kinh doanh.

+ Đối với những thị trường mà Công ty có ưu thế về sản lượng, chủng loại,

quan hệ cấp Nhà nước cần định giá tương đương với giá đối thủ cạnh tranh (Thái Lan...) như gạo xuất khẩu vào thị trường Philippines,...

+ Đối với các thị trường thông thường, thì dựa vào quan hệ cung cầu và thông tin về hoạt động xuất khẩu gạo của các đối thủ cạnh tranh là chủ yếu.

+ Đối với các sản phẩm gạo chất lượng cao, nếp thơm, đặc sản riêng biệt thì

định giá theo hướng tối đa hóa lợi nhuận.

- Thiết lập Website đặc trưng riêng cho Công ty. Đầu tư một hoặc vài nhân viên quản trị Website này để tiến hành hình thức mua bán trực tuyến và cung cấp

thông tin cho khách hàng thông qua việc thường xuyên cập nhật thông tin về sản

phẩm trên website.

- Tăng cường đội ngũ cán bộ chuyên trách về nghiên cứu thị trường và thiết

lập phòng nghiên cứu Marketing để thường xuyên nghiên cứu thị trường nhằm xác định nhu cầu thị trường và nắm bắt kịp thời các thay đổi của thị trường như

về xu hướng tiêu dùng, các thay đổi trong chính sách xuất nhập khẩu... từ đó tham mưu cho Ban giám đốc ra các quyết định kinh doanh kịp thời đáp ứng nhu

cầu khách hàng.

- Tham gia các hội chợ triển lãm Quốc tế nhằm giới thiệu sản phẩm và tiềm

ạt động xuất khẩu gạo của Công ty Cổ phần M

thị trường mục tiêu, đây là cầu nối giữa Công ty với khách hàng, để cung cấp

thêm thông tin một cách đầy đủ để chủ động trong việc ký kết hợp đồng mua

bán.

- Công ty nên tham gia đấu thầu Quốc tế ở các nước nhập khẩu để giành hợp đồng cung cấp ổn định lâu dài, cũng là biện pháp xây dựng thương hiệu cho

ạt động xuất khẩu gạo của Công ty Cổ phần M

Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1 Kết luận

Với cơ cấu kinh tế hiện nay, ngành sản xuất lúa gạo là một trong những

ngành giữ vai trò chủ lực của nước ta. Nó vừa đảm bảo an ninh lương thực quốc

gia, bảo toàn truyền thống văn hoá dân tộc vừa giải quyết vấn đề lao động trong nước và mang lại giá trị gia tăng lớn.

Qua phân tích hoạt động xuất khẩu gạo của Công ty cổ phần Mê Kông Cần Thơ cho thấy mặc dù thời gian qua Công ty phải hoạt động trong tình trạng thiếu

vốn và kỹ thuật, lại phải đương đầu với thị trường đầy biến động và cạnh tranh

gay gắt. Nhưng Công ty đã có nhiều nỗ lực kinh doanh và thu được những thành

công như Công ty đã bước đầu đáp ứng được yêu cầu của những khách hàng có

đòi hỏi cao như Thụy Sỹ, Anh... Bên cạnh những thành công thì Công ty đang đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức đòi hỏi cần phải có những chiến lược

và giải pháp phù hợp để phát triển Công ty hơn nữa.

6.2 Kiến nghị

6.2.1 Đối với Nhà nước

- Nhà nước cần xem xét điều chỉnh một số chủ trương, chính sách cho phù

hợp với tình hình thực tế. Chính sách điều hành xuất khẩu gạo phải được ổn định cho hàng năm để làm cơ sở doanh nghiệp thu mua và hợp đồng xuất khẩu gạo

thuận lợi.

- Giúp các doanh nghiệp xuất khẩu gạo thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài. Các văn phòng này là cầu nối giữa thị trường và Hiệp hội Lương thực Việt

Nam

- Xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông giúp cho việc lưu thông hàng hoá được nhanh chóng và thuận tiện.

6.2.2 Đối với Công ty

-Tuyển dụng và đào tạo thêm nhân viên cho công tác Marketing, nhân viên có trình độ ngoại ngữ và nghiệp vụ ngoại thương cao.

- Xây dựng Website của Công ty có những thông tin được cập nhật thường

xuyên.

- Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch giá thành từng khâu, từng bộ phận

ạt động xuất khẩu gạo của Công ty Cổ phần M

- Liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp chế biến khác để đảm bảo nguồn

cung ổn định khi có những đơn đặt hàng lớn hoặc những biến động của thị trường.

- Công ty cần có nhiều cố gắng hơn nữa trong việc giữ vững mối quan hệ

với các khách hàng truyền thống. Bên cạnh đó, Công ty cần hoạch định các chiến lược phù hợp với năng lực và tình hình bên ngoài.

ạt động xuất khẩu gạo của Công ty Cổ phần M

TÀI LIỆU THAM KHẢO



Sách tham khảo

- TS. Lưu Thanh Đức Hải, (2007), “Marketing ứng dụng”, Nhà xuất bản

Thống Kê

- TS. Nguyễn Văn Sơn, (2000), “Các giải pháp chiến lược nâng cao hiệu

quả xuất khẩu gạo Việt Nam”, Nhà xuất bản Thống Kê

Trang web http://www.agrivn.com/modules.php?name=News&op=viewst&sid=632 http://cafef.vn/2009022305376770CA36/gentraco-chao-ban-hon-880000- co-phieu.chn http://ecvn.com.vn/?ssoft=2&region_id=82&profile_id=2#thongtincoban http://www.khuyennongvn.gov.vn/f1-nn-the-gioi/hai-mat-trong-chinh-sach- tro-gia-gao-cua-thai-lan http://www.gentraco.com.vn/index.php?option=com_content&task=view&i d=462&Itemid=225 http://www.vietnamenterprises.com.vn/mainsp.php?actsp=ctdn&iddn=202 &b=tt http://vietnamville.ca/?view=News&file=save&sid=2074

Một phần của tài liệu Luận văn - Phân tích hoạt động xuất khẩu gạo của Công ty Cổ phần Mê Kông (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)