Những kết quả đạt được
Thực hiện tốt chỉ đạo của NHĐT&PT Việt Nam, chi nhánh NHĐT&PT Quang Trung đã chú trọng phát triển công tác tín dụng theo hướng an toàn, hiệu quả và đã đạt được những thành tựu đáng kể. Trước sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng và tổ chức tín dụng khác, chi nhánh NHĐT&PT Quang Trung đã chủ động đổi mới trong hoạt động kinh doanh, mở rộng thị trường và mang nhiều lợi nhuận cho ngân hàng.Tổng doanh số cho vay tăng đáng kể qua 2 năm, cụ thể doanh số cho vay toàn chi nhánh tăng 44.5%, doanh số cho vay đối với DNV&N tăng 39.22% và chiếm tỷ trọng tương đối lớn. Tình hình nợ quá hạn giảm và hầu như không tồn tại nợ xấu, nợ khó đòi. Doanh số thu nợ của ngân hàng ngày càng tăng với con số cao, doanh số thu nợ toàn chi nhánh tăng 18.96%, doanh số thu nợ đối với DNV&N tăng 13.86%. Như vậy, doanh số cho vay tăng, tỷ lệ nợ quá hạn giảm, doanh số thu nợ tăng điều này chứng tỏ các DNV&N vay vốn ngân hàng làm ăn có hiệu quả, hoàn trả nợ gốc và lãi đúng hạn. Điều này cũng nói lên rằng chất lượng cho vay của
ngân hàng đối với khu vực DNV&N ngày càng tăng. Các DNV&N đang cố gắng tạo uy tín với ngân hàng cũng như khách hàng.
Bằng việc nâng cao chất lượng cho vay đối với các DNV&N, chi nhánh đã có những đóng góp nhất định về mặt xã hội như tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp trong khu vực nói riêng và xã hội nói chung, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế, thúc đẩy sự phát triển của các DNV&N, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế xã hội.
Đạt được kết quả như vậy có rất nhiều nguyên nhân cả khách quan cả chủ quan
Nguyên nhân chủ quan về phía ngân hàng
Trước tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính của nhiều doanh nghiệp còn gặp khó khăn, vốn ít, hiệu quả kinh doanh thấp, tiềm ẩn nhiều rủi ro trong tín dụng. Chi nhánh đã thực hiện chủ trương tiến hành công tác tín dụng theo nguyên tắc thận trọng, không tập trung tăng trưởng, chú trọng chất lượng cho vay.
Cùng với việc đánh giá thực trạng và chất lượng tín dụng của từng đơn vị vay vốn, chi nhánh đã tăng cường công tác rà soát đánh giá khách hàng, phát hiện khách hàng tiềm ẩn rủi ro, coi trọng kiên quyết thu hồi nợ xấu.
Ngân hàng tập trung chuyển dịch cơ cấu cho vay theo hướng an toàn: tỷ trọng cho vay ngắn hạn tăng, tỷ trọng cho vay cá nhân tăng, tỷ lệ nợ quá hạn thấp và không có nợ xấu.
Chi nhánh đã chủ động đưa ra cơ chế cho vay thay đổi linh hoạt theo chiều hướng đa dạng để phù hợp hơn với nhu cầu của doanh nghiệp.
Có biện pháp hữu hiệu tiếp cận doanh nghiệp làm ăn hiệu quả. Công tác đào tạo, tổ chức, tuyển dụng cán bộ đạt chất lượng cao.
Nguyên nhân khách quan
Sự ra đời của một loạt các thể chế pháp luật như Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư, …đã khuyến khích kinh tế phát triển, đặc biệt là những đãi ngộ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Nền kinh tế Việt Nam cũng có những biến chuyển về kinh tế xã hội trong quá trình hội nhập tham gia vào WTO.Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2006 khoảng 8%, vốn
đầu tư phát triển toàn xã hội trên 380 nghìn tỷ đồng, lạm phát dự kiến từ 6,5%-7%, thị trường chứng khoán với mức VN Index dao động quanh mức 1000 điểm.
Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước, tích cực đổi mới công nghệ, hiện đại hoá dịch vụ, phát triển nguồn nhân lực để rút ngắn khoảng cách, tăng năng lực cạnh tranh khi gia nhập WTO.
Thủ đô Hà Nội vẫn luôn giữ được nhịp độ tăng trưởng khá cao, GDP đạt trên 11%, SXCN tăng gần 20%, tổng mức lưu chuyển hàng hoá trên 20%, kim ngạch XNK tăng 23,5%, nhập khẩu tăng 16,4%. Chỉ số giá tiêu dùng có xu hướng tăng chậm hơn năm 2005 với trọng tâm vào những mặt hàng thiết yếu của cuộc sống. Giá vàng và USD có xu hướng tăng, đặc biệt là giá vàng.
Môi trường đầu tư và kinh doanh hấp dẫn.
Sự chỉ đạo thông suốt giữa các cấp, ngành từ TƯ đến địa phương, từ NHNNVN đến NHĐT&PT Việt Nam.
2.2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân.
Bên cạnh những kết quả đạt được rất đáng khích lệ trên, hoạt động cho vay đối với các DNV&N của chi nhánh còn tồn tại nhiều hạn chế cần được khắc phục triệt để: Tổng dư nợ cho vay của toàn chi nhánh, và dư nợ cho vay đối với DNV&N tuy đạt mức tăng trưởng cao nhưng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro thể hiện ở doanh số thu nợ còn ở mức thấp.
Mặc dù các DNV&N hiện nay đang là một thị trường khai thác hứa hẹn nhiều tiềm năng nhưng số lượng khách hàng doanh nghiệp cả lớn và DNV&N đến với ngân hàng còn chưa nhiều, số lượng khách hàng là doanh nghiệp đến với ngân hàng hiện nay là 474 doanh nghiệp chiếm 23% trong tổng số lượng khách hàng.
Tỷ trọng cho vay trung và dài hạn đối với DNV&N còn chưa cao. Nhìn chung dư nợ trung và dài hạn chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng dư nợ cho vay đối với các DNV&N cũng như trong tổng dư nợ của ngân hàng, tỷ lệ này chỉ khoảng 27.8% trên tổng dư nợ toàn chi nhánh và 23% trên tổng doanh số cho vay đối với DNV&N. Trong khi đó trên thực tế DNV&N thiếu vốn trầm trọng mà chủ yếu là
vốn trung và dài hạn để cải tiến thiết bị máy móc, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.
Ngoài ra các doanh nghiệp khi vay vốn để thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh, cải tiến kỹ thuật, mở rộng sản xuất, đầu tư xây dựng cơ bản phải có vốn chủ sở hữu tham gia vào việc thực hiện phương án từ 10% đến 20% tổng nhu cầu vốn thực hiện dự án đó. Với nguồn vốn tự có nhỏ bé, rất nhiều khách hàng là DNV&N còn chưa đáp ứng yêu cầu đảm bảo tiền vay.
Thêm một hạn chế còn tồn tại nữa là công tác kiểm tra định kỳ khách hàng chưa được thực hiện đầy đủ theo kế hoạch.
Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó.
Nguyên nhân chủ quan Về phía ngân hàng:
Do mới thành lập được chưa đầy 2 năm, thời gian hoạt động chưa nhiều nên số lượng khách hàng cũng như thị phần trên thị trường ngân hàng còn nhỏ bé dẫn đến doanh số cho vay cũng như khả năng kiểm soát thị trường còn thấp năng lực cạnh tranh, kinh nghiệm còn chưa cao.
Mặc dù đã có nhiều nỗ lực song Ngân hàng chưa xây dựng được một qui định cụ thể về cho vay riêng đối với DNV&N mà vẫn áp dụng quy chế cho vay chung đối với mọi khách hàng trong hệ thống Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam, do đó chưa đề ra những qui định cụ thể phù hợp khi cho vay các DNV&N.
Về hình thức cho vay đối với DNV&N, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Quang Trung mới chỉ áp dụng hình thức cho vay theo món và cho vay theo hạn mức tín dụng. Mặc dù hình thức này giúp ngân hàng quản lý được vốn vay một cách tốt nhất nhưng lại gây khó khăn cho doanh nghiệp, vì mỗi lần vay ngân hàng các doanh nghiệp lại lặp lại tất cả các thứ tự cần thiết, dẫn đến tốn nhiều thời gian công sức.
Ngân hàng chưa có nhiều thông tin về hoạt động của DNV&N trong khu vực hoạt động của mình, công tác Marketing đến các doanh nghiệp còn chưa hiệu quả. Có thể nói việc thu thập thông tin về tình hình tài chính, các quan hệ kinh doanh của
các doanh nghiệp vừa và nhỏ là rất khó khăn, bởi một đặc điểm của DNV&N là hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau, sản xuất kinh doanh đa dạng và có thể chuyển đổi mặt hàng sản xuất kinh doanh rất nhanh. Hầu hết ngân hàng mới chỉ dựa vào các báo cáo tài chính cũng như các tài liệu có liên quan do khách hàng cung cấp nên cán bộ tín dụng phải cẩn trọng khi cho vay.
Nguyên nhân khách quan
Năm 2005, nền kinh tế thế giới cũng như nền kinh tế Việt Nam chứng kiến nhiều diễn biến phức tạp. Giá xăng dầu đã tăng cao, dịch cúm gia cầm không chỉ mối lo của Châu Á mà của toàn thế giới, tình hình khủng bố, chiến tranh... đã ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế của thế giới và Việt Nam. Bên cạnh đó chỉ số giá tiêu dùng trong nước tăng cao, việc FED tăng lãi suất lên cao nhất trong bốn mươi năm qua đã ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế và hoạt động của các tổ chức tín dụng. Cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng ngày càng gay gắt đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động của Chi nhánh Quang Trung.
Bên cạnh đó, trong năm 2006 tính hiệu quả và khả năng cạnh tranh, chất lượng tăng trưởng kinh tế của Hà Nội chưa cao. Kinh tế tư nhân và hoạt động xuất nhập khẩu còn nhiều hạn chế. Khả năng hấp thụ vốn của các doanh nghiệp còn thấp. Tiến trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước, tình hình nợ đọng vốn XDCB chưa được giải quyết triệt để đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động ngân hàng nói riêng.
Về phía các DNV&N
Khả năng quản lý và tiếp cận thị trường còn yếu kém.: các DNV&N trong thời gian qua tuy đã có những thay đổi và thành tựu đáng kể nhưng sự phát triển này chưa thực sự vững chắc, tăng trưởng mạnh về số lượng nhưng chưa đi đôi với chất lượng. Các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả đã tạo ra hình ảnh không tốt về DNV&N với ngân hàng, gây hiệu quả xấu đối với các doanh nghiệp khác làm ăn có hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó trình độ đội ngũ quản lý doanh nghiệp chưa cao, các DNV&N còn chưa thực hiện công tác kế toán nghiêm túc và đúng pháp luật.
Các dự án của doanh nghiệp còn chưa thực sự thuyết phục và hiệu quả, thiếu các dự án khả thi cả về kỹ thuật lẫn tài chính, hệ thống thong tin sổ sách chưa thực sự đáng tin cậy để ngân hàng quyết định cho vay.
Về phía nhà nước:
Công tác quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn nhiều sơ hở, lơi lỏng dẫn đến tình trạng phát triển tràn lan nhưng không hiệu quả của các doanh nghiệp trong thời gian qua. Nhiều doanh nghiệp có biểu hiện làm ăn phi pháp, trốn thuế…ảnh hưởng xấu đến môi trường kinh doanh. Hơn nữa, bộ máy theo dõi và quản lý của Nhà nước chưa bắt kịp nhịp độ phát triển của các doanh nghiệp này. Hệ thống pháp luật chung cho toàn bộ nền kinh tế chưa thực sự hoàn thiện, thiếu đồng bộ và còn nhiều qui định không phù hợp với thực tế.
3/. Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHĐT&PT chi nhánh Quang Trung.
3.1/. Định hướng hoạt động của NHĐT&PT chi nhánh Quang Trung trong thời gian tới.
Với nền tảng tạo dựng được trong 2 năm qua, Chi nhánh Quang Trung đang dự thảo kế hoạch kinh doanh 2007 với một số chỉ tiêu lớn có khả năng thực hiện được như sau:
- Tổng tài sản cuối kỳ: 4.000 đến 4.500 tỷ. - Huy động vốn cuối kỳ: 3.900 đến 4.000 tỷ - Dư nợ tín dụng cuối kỳ: 1.500 đến 2.000 tỷ - Thu dịch vụ: 8 tỷ.
- Số lao động: 170 người.
- Thu nhập bình quân: >200tr/người. Các công tác cụ thể như sau:
Công tác huy động vốn:
Theo sát biến động về lãi suất trên thị trường, chỉ đạo của HSC về lãi suất chỉ đạo, kịp thời điều chỉnh LS HĐV;
Tiếp tục triển khai công tác tiếp thị đối với một số khách hàng có tiềm năng về tiền gửi; Chú ý tới những tổ chức có tiềm năng tiền gửi lớn hoặc những khách hàng mới; xây dựng các chương trình ứng dụng cụ thể để quản trị nguồn vốn hiệu quả khoa học.
Khảo sát lãi suất huy động vốn của các NHTM trên địa bàn, đặc biệt là lãi suất VNĐ để chủ động có hướng huy động phù hợp, giữ vững nền vốn trong những tháng cuối năm.
Công tác tín dụng và thẩm định:
- Tiếp tục nghiên cứu các sản phẩm mới và hoàn thiện các quy trình thao tác, mẫu biểu để giảm thiểu thời gian giao dịch cho khách hàng.
- Chuẩn hoá các quy trình kiểm tra, giám sát và quản lý khách hàng vay vốn đối với từng loại hình kinh doanh;
- Tiếp tục công tác đào tạo cán bộ bằng nhiều hình thức thảo luận và các lớp đào tạo tập trung.
- Phát triển khách hàng mới, với từng sản phẩm cho vay sẽ có từng đối tượng khách hàng mục tiêu được đề ra, phấn đấu trong năm 2006 sẽ có thêm 60 khách hàng doanh nghiệp mới và sẽ đẩy mạnh phát triển khách hàng cá nhân thông qua công tác triển khai các sản phẩm tín dụng: cho vay mua ôtô, mua nhà, du học, XKLĐ,...
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, tìm kiến khách hàng mục tiêu cho giai đoạn tiếp theo.
- Thực hiện phân nhóm công tác trên cơ sở phân nhóm, trên cơ sở định hướng phát triển của năm từ đó sẽ quán triệt và giao chỉ tiêu cho từng nhóm, từng cán bộ.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu tài sản đảm bảo, hệ thống thông tin nhà đất. - Triển khai công tác quản lý tín dụng theo đúng quy định của TW.
Công tác tiếp thị và dịch vụ khách hàng:
- Tìm hiểu thị trường xác định khách hàng mục tiêu đưa ra chương trình tiếp thị và lôi kéo.
Công tác kế hoạch nguồn vốn và kinh doanh ngoại tệ
Cân đối nguồn vốn, đảm bảo mọi yêu cầu chi trả thường xuyên và thanh toán lãi trái phiếu các đợt tiếp theo tại Chi nhánh. Thực hiện hoạt động đầu tư có lãi.
Đẩy mạnh hoạt động mua bán ngoại tệ kinh doanh, triển khai các sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, phục vụ công tác TTQT, mục tiêu góp phần hoàn thành chỉ tiêu thu dịch vụ năm 2006 của Chi nhánh.
Nghiên cứu, xây dựng mô hình quản lý và dự báo luồng tiền vào ra tại CN, tính kỳ hạn bình quân.
Hoàn tất thủ tục và tiến hành nghiệp vụ chiết khấu trái phiếu xây dựng thủ đô tại chi nhánh, quản lý vốn góp tại Công ty CPTB Bưu điện;
Thực hiện các báo cáo điều hành hàng ngày, định kỳ cũng như đột xuất theo yêu cầu công tác.
Thực hiện nghiệp vụ mua bán ngoại tệ kinh doanh đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đảm bảo lợi nhuận và an toàn trạng thái.
Công tác thanh toán & an toàn kho quỹ:
Tiếp tục đảm bảo cân đối tiền mặt VNĐ, ngoại tệ nhằm đảm bảo đáp ứng kịp thời nhu cầu chi trả của khách hàng, đồng thời duy trì đúng mức tồn quỹ cuối ngày cho phép;
Hướng dẫn và đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ ngân quỹ, chuẩn bị nguồn cho các đợt thanh toán lớn của Chi nhánh.
Công tác tài chính kế toán
Thực hiện kiểm soát kịp thời chứng từ và các báo cáo hàng ngày của các phân hệ Hạch toán kịp thời các chứng từ phát sinh hàng ngày thuộc phân hệ GL và hỗ trợ hạch toán các bút toán điều chỉnh của các Phòng.
Hoàn thành các báo cáo định kỳ, báo cáo quyết toán, tính và hạc toán khấu hao TSCĐ, đóng và lưu trữ chứng từ theo quy định, thanh toán nhanh chóng và kịp thời đúng chế đọ các khoản chi tiêu của Chi nhánh,...
Tổ chức thảo luận, tham gia các lớp đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ nhân viên, tối thiểu 6 tháng thực hiện việc luân chuyển công việc cho cán bộ.