Trước thực trạng phát triển hiện nay của các DNV&N ở nước ta cho thấy vai trò định hướng của Nhà nước là cực kỳ quan trọng. Trong thời gian qua, Đảng và nhà nước ta đã có nhiều quan tâm ưu đãi đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, thể hiện bằng việc ban hành Nghị định 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bên cạnh đó còn có các chính sách ưu đãi như:
Chính sách tài chính hỗ trợ sự ra đời và phát triển: Các DNV&N được ưu đãi đầu tư theo luật khuyến khích đầu tư trong nước và Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Các DNV&N được hưởng ưu đãi về tiền thuế đất trong 3 năm đến tiền thuê đất trong suốt thời gian thực hiện dự án. DNV&N được miến thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm đầu và giảm 50% thuế thu nhập trong 2 năm tiếp theo. Chính sách tài chính về vốn và xúc tiến thương mại. Sự ưu đãi này thể hiện thông qua việc thành lập và đi vào hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng DNV&N. Các DNV&N nếu có dự án đầu tư, có phương án sản xuất kinh doanh khả thi, có khả năng hoàn trả vốn vay, có tổng giá trị tài sản thế chấp tối thiểu bằng 30% giá trị khoản vay, không có các khoản nợ đọng thuế, nợ quá hạn sẽ được Quỹ bảo lãnh tín dụng cấp bảo lãnh tín dụng tối đa bằng 80% phần chênh lệch giữa giá trị khoản vay và giá trị tài sản thế chấp. Chính sách khuyến khích phát triển khoa học công nghệ: DNV&N được áp dụng chính sách khuyến khích đầu tư, phát triển công nghệ theo Nghị định số 119/ 1999/ NĐ - CP ngày 18/ 9/ 1999 của Chính Phủ. Trong đó qui định các ưu
đãi đối với hoạt động nghiên cứu, triển khai, ứng dụng các kết quả khoa học và công nghệ của mọi thành phần kinh tế.
Đa dạng hóa các hình thức đầu tư tài chính nhằm hỗ trợ cho các DNV&N. Để tăng khả năng tiếp cận của DNV&N với nguồn hỗ trợ tài chính chín thức, việc phát triển mạnh các hình thức đầu tư cũng là một hướng đi quan trọng. Trước mắt cần phải phát triển mạnh một số hình thức đầu tư tài chính đã phổ biến trên thế giới như: thuê mua tài chính, cấp tín dụng thanh toán bồi, hoàn, mua bán trả chậm bằng tín dụng xuất khẩu…
Nghiên cứu và thành lập Quỹ đầu tư rủi ro để hình thành một kênh hỗ trợ vốn và phát triển cho các DNV&N. Quỹ đầu tư rủi ro sẽ cấp vốn theo phương thức thỏa thuận cho các doanh nghiệp triển khai nghiên cứu, thử nghiệm và sản xuất kinh doanh những sản phẩm mới, thậm chí ngay cả khi còn ở dạng ý tưởng hoặc sáng kiến. Quỹ sẽ chia sẻ một phần hoặc gánh chịu toàn bộ rủi ro nếu dự án thất bại và ngược lại sẽ được phép thu hồi vốn và lợi nhuận theo thỏa thuận khi dự án thành công.
Khuyến khích thành lập các tổ chức, dịch vụ tài chính hỗ trợ các doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng, phát triển các dịch vụ hỗ trợ thông tin tư vấn tài chính doanh nghiệp nhằm lành mạnh hóa tình hình tài chính giúp các doanh nghiệp phát triển. Quan trọng hơn cả là Nhà nước cần tạo ra một môi trường kinh doanh bình đẳng thông qua các chính sách phát triển kinh tế xã hội, phát triển cơ sở hạ tầng, chính sách đầu tư, khai thác và huy động mọi tiềm năng sẵn có của các doanh nghiệp, phát huy thế mạnh và tinh năng động của DNV&N trong sử dụng lao động.
• Khắc phục tình trạng chính sách thiếu nhất quán, không đồng bộ, còn chồng chéo mâu thuẫn, thực hiện không thống nhất giữa các cấp, các ngành, chính sách thiếu ổn định làm đảo lộn các tính toán chiến lược của doanh nghiệp, dẫn đến rủi ro đầu tư cao.
• Tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về đất đai, tài chính, tín dụng nhất là khâu thực thi chính sách, tránh gây những khó khăn, phiền hà là doanh nghiệp làm ăn chân chính không thể vượt qua được.
• Đẩy mạnh cải cách hành chính, tiếp tục rà soát các giấy phép kinh doanh, đơn giản hóa các thủ tục thuế, hải quan, đất đai… xóa bỏ tình trạng gây khó khăn, nhũng nhiễu doanh nghiệp còn diễn ra ở khắp nơi làm nản lòng những người kinh doanh chân thực.
Tăng cường hỗ trợ việc nghiên cứu phát triển công nghệ của doanh nghiệp bao gồm cả thiết kế, kiểu dáng, mẫu mã… để ứng dụng trong sản xuất. Trợ giúp doanh nghiệp chuyển giao công nghệ, tiến tới cạnh tranh bằng sản phẩm có hàm lượng trí thức cao và tính độc đáo. Tăng cường đào tạo thế hệ giám đốc, đội ngũ cán bộ quản lý mới có kiến thức, có thực tế, có am hiểu kinh tế thị trường và sẵn sàng hội nhập quốc tế.
Tiếp tục hoàn thiện môi trường sản xuất kinh doanh, tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh, tăng cường các biện pháp đấu tranh chống hàng giả, hàng lậu, hàng nhái mẫu mã, hàng kém chất lượng.
Hoàn thiện khuôn khổ pháp luật liên quan đến việc phá sản các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, kém hiệu quả…
Các DNV&N cần được Nhà nước giúp đỡ để có thể dễ dàng tiếp cận với nguồn lực tài chính, đặc biệt là nguồn vốn trung dài hạn. Hiện nay, các DNV&N khu vực quốc doanh không cần thế chấp được vay ưu đãi từ các Quỹ hỗ trợ, còn các DNV&N ngoài quốc doanh phải có kế hoạch phát triển khả thi, có tài sản thế chấp và khi đã có tài sản thế chấp doanh nghiệp cũng chỉ được vay tối đa là 80% giá trị tài sản thế chấp (trong thực tiễn, hầu hết các doanh nghiệp chỉ được vay khoảng 50% giá trị thế chấp…) Những điều kiện này, phần lớn các doanh nghiệp không đáp ứng được. Do vậy, Chính phủ tiến tơi xây dựng hệ thống đang ký thế chấp,
tiến tới nối mạng toàn quốc để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và phòng chống việc lạm dụng, lừa đảo trong hoạt động thế chấp.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng Thương mại mở rộng hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhà nước cần ban hành, hướng dẫn và sửa đổi các văn bản pháp luật có liên quan cho phù hợp, đặc biệt là các văn bản liên quan đến tài sản thế chấp, cầm cố. Cụ thể:
• Các ngân hàng cần phải được quyền chủ động hơn nữa trong việc xử lý, phát mại tài sản thế chấp cầm cố để việc thu hồi nợ được kịp thời, giảm được những chi phí không cần thiết trong quá trình phát mại.
• Đơn giản hóa công tác công chứng nhà nước.
Chính phủ cần tiến tới dần dần xóa bỏ chính sách lãi suất ưu đãi trong một số chương trình và đẩy nhanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất để tạo điều kiện cho DNV&N tiếp cận được với vốn của ngân hàng.Hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng: Các nguồn mà ngân hàng thương mại có thể tiếp cận để thu thập thông tin về khách hàng và các thông tin có liên quan còn rất hạn hẹp, do vậy mà rủi ro tín dụng còn rất cao. Để có thể hỗ trợ ngân hàng thương mại trong việc thu thập, tìm kiếm thông tin, ngân hàng Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng của mình, mà cụ thể và trước tiên là chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng (CIC) từ khâu cập nhật dữ liệu, cung cấp số liệu, bảo đảm thông tin kịp thời, chính xác, tin cậy. Phải có sự kết hợp chặt chẽ, bảo đảm tăng cường mối quan hệ thông tin hai chiều giữa CIC và ngân hàng thương mại.
PHẦN KẾT LUẬN
Việt Nam gia nhập WTO trong năm 2006 là một sự kiện lịch sử mở ra một thời kì phát triển mới cho đất nước với thách thức cạnh tranh ngày càng gay gắt đang từng ngày, từng giờ tác động tới mỗi doanh nghiệp. Thách thức rất nặng nề nhưng cơ hội mở ra trước mắt cũng rất lớn. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các DNV&N với những ưu thế của mình đã và đang tăng trưởng không ngừng đóng góp tích cực vào công cuộc công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước. Mở rộng và phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm khai thác tiềm năng, nguồn lực, vào sự nghiệp xây dựng phát triển kinh tế đất nước, phù hợp với quá trình hội nhập khu vực và quốc tế. Tín dụng là một “kênh” chủ yếu để cung cấp vốn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là DNVVN. Đây là một lợi thế để các ngân hàng đẩy mạnh cho vay DNVVN. Đông thời, nâng cao chất lượng tín dụng đối với các DNV&N là một vấn đề hết sức bức thiết đặt ra cho các nhà kinh tế, đặc biệt là người làm công tác ngân hàng góp phần đẩy nhanh quá trình CNH – HĐH.
Qua quá trình thực tập tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển chi nhánh Quang Trung, với sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị cán bộ tại Phòng Tín dụng II đã giúp em được tìm hiểu sâu sát hơn vào thực tế hoạt động cho vay đối với DNV&N tại Chi nhánh. Qua đó, em cũng đã tìm hiểu nguyên nhân của những hạn chế còn tồn tại để đề ra một số giải pháp thiết thực và nêu một số kiến nghị đối với các cơ quan chức năng, có thẩm quyền để cùng hợp tác đẩy mạnh hiệu quả đầu tư vốn đối với các DNV&N, nâng cao chất lượng cho vay để góp phần đưa nền kinh tế Đất nước phát triển, xứng đáng là một con hổ Châu Á hướng tới mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam trở thành một nước công nghiệp hiện đại.
Tuy nhiên do điều kiện thời gian thực tập còn ngắn và còn hạn chế trong trình độ lí luận, hiểu biết thực tế có hạn, hơn nữa cải tiến qui trình nghiệp vụ cho vay, nâng cao hiệu quả đầu tư vốn đối với các DNV&N là một vấn đề lớn, một việc làm cần được sự phối kết hợp của nhiều cơ quan chức năng khác nhau, trong thời gian dài, đặc biệt là cần tới các giải pháp nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu
sót nhất định. Em rất mong được sự quan tâm góp ý của các thầy cô, các cán bộ ngân hàng cũng như các bạn để em có thể hoàn thiện đề tài nghiên cứu của mình!