Giống như các NHTM khác, trong thanh toán quốc tế, SCB cũng phải đối mặt với một loạt những rủi ro. Mặt khác, là một ngân hàng hoạt động theo hình thức bán bn nên khách hàng của SCB chủ yếu là những công ty lớn, hoạt động xuất nhập khẩu rất phát triển. Chính vì vậy, đối với SCB, thanh tốn quốc tế giữ một vai trị rất quan trọng, chiếm phần quan trọng trong lợi nhuận của ngân hàng. Tuy nhiên, do khách hàng là những khách hàng lớn, lượng ngoại tệ trong mỗi một giao dịch quốc tế là rất lớn, vì vậy, rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế của SCB là rất lớn. Chỉ cần một giao dịch trong thanh tốn quốc tế gặp rủi ro sẽ có nguy cơ gây tổn hại
nghiêm trọng cho hoạt động của SCB. Những rủi ro mà SCB gặp phải trong thanh toán quốc tế là: rủi ro cơng nghệ, rủi ro pháp lý, rủi ro tín dụng, rủi ro tác nghiệp, rủi ro uy tín và rủi ro lãi suất. Những rủi ro này được thể hiện thơng qua ba phương thức thanh tốn quốc tế chủ yếu của SCB là: phương thức nhờ thu, phương thức chuyển tiền bằng điện và phương thức tín dụng chứng từ.
2.2.2.1. Rủi ro pháp lý
Đây là một rủi ro mà bất kỳ ngân hàng nào cũng phải đối mặt và đều có nghĩa vụ và trách nhiệm thực hiện phịng chống rủi ro đó. Đó chính là việc xác định xem liệu giao dịch thanh toán quốc tế đó có phải là một hoạt động rửa tiền hay khơng, liệu người ra lệnh thanh tốn có nằm trong “Danh sách đen” của NHNN cũng như của chính phủ hay không. Đây là một rủi ro mà các ngân hàng rất dễ mắc phải và hậu quả của nó gây ra rất nghiêm trọng. Theo quy định của NHNN với SCB, nếu SCB chuyển tiền ra nước ngồi mà người đó nằm trong danh sách khủng bố, mức phạt nặng nhất đối với SCB lên tới 80 triệu USD. Chính vì vậy, trong q trình thực hiện thanh tốn quốc tế, các ngân hàng nói chung cũng như SCB nói riêng đều rất chú trọng trong việc phịng ngừa rủi ro này. Đối vớiSCB, là một ngân hàng nước ngồi đã có kinh nghiệm rất lâu trong hoạt động ngân hàng nên SCB thực hiện việc hạn chế rủi ro này rất hiệu quả. Để tránh tình trạng rủi ro này, SCB luôn cập nhật danh sách những thành phần được nghi ngờ là khủng bố hay rửa tiền mà NHNN cũng cấp.
Với hình thức chuyển tiền bằng điện: SCB hạn chế rủi ro này theo phương pháp: một giao dịch thanh toán quốc tế qua phương thức chuyển tiền bằng điện sẽ được thực hiện qua những bước kiểm tra sau:
- Kiểm tra xem tên người chuyển có nằm trong danh sách mà NHNN cung cấp hay không (Tuy nhiên, số liệu NHNN cung cấp vẫn còn nhiều
hạn chế, va thường chỉ giới hạn ở những người mang quốc tịch Việt Nam, thiếu tính cập nhật)
- Sau đó kiểm tra theo một hệ thống danh sách riêng của SCB.
- Cuối cùng, trước khi đẩy điện đi, SCB có một hệ thống kỹ thuật rất hiện đại, theo đó nếu tên người chuyển mà trùng với một trong những cái tên ở trong danh sách của hệ thơng, giao dịch đó sẽ tự động bị khóa lại và khơng ra được khỏi hệ thống ngân hàng.
Chính nhờ những bước kiểm tra nghiêm ngặt như vậy nên rủi ro này rất hiếm khi xảy ra ở SCB. Trong hơn 10 năm hoạt động, rủi ro này chỉ chiếm 0.05% trong tổng số giao dịch thanh toán quốc tế, và mức độ rất nhẹ.
Một biện pháp để SCB hạn chế rủi ro này đó là bất kỳ những giao dịch nước ngồi nào đều cũng cần phải có chứng từ, tờ khai hải quan.Tuy nhiên, đây cũng là một bài tốn khó cho ngân hàng. Rất nhiều khách hàng không hợp tác trong việc giao các chứng từ cho ngân hàng. Rất rất nhiều trong số đó đều là những khách hàng có uy tín lớn, và việc từ chối thực hiện giao dịch nếu khơng có ngay chứng từ có thể sẽ làm khách hàng khơng hài lòng và dần từ bỏ dịch vụ của SCB. Do vậy ngân hàng nhiều khi buộc phải thực hiện thanh tốn và cho khách hàng được nợ một số ít chứng từ trong một thời gian nhất định. Rủi ro sẽ xảy ra khi khách hàng không giữ đúng lời hứa, không chịu trả chứng từ đúng thời hạn, điều này được thể hiện rất rõ ở bảng dưới đây
Bảng 4: Thực trạng của phương thức chuyển tiền bằng điện tại SCB
Chỉ tiêu
2004 2005 2006
Thanh toán cho ngân
hàng nước ngồi 84.43 86.17 93.75 Nhận thanh tốn từ ngân hàng nước ngồi 213.74 244.97 262.54 Tổng thanh tốn bằng phương thức này 298.17 331.14 356.29 % so với tổng thanh toán quốc tế 67.40% 73.98% 68.58% % chứng từ còn nợ 12.25% 9.78% 6.92%
Nguồn: Báo cáo thường niên 2004-2006 2.2.2.2. Phương thức nhờ thu
Nhờ thu là một phương thức đơn giản nhưng cũng gây ra rủi ro đối với người xuất khẩu và người nhập khẩu. Cịn ngân hàng chỉ có vai trị làm trung gian thanh toán, thực hiện lệnh nhờ thu hoặc trả tiền cho khách hàng nên ít gặp rủi ro nhưng điều đó khơng có nghĩa là khơng có rủi ro tiềm ẩn khi thực hiện phương thức nhờ thu.
Đối với ngân hàng chuyển nhờ thu: rủi ro xảy ra khi ngân hàng cấp tín dụng cho người bán để sản xuất hàng hóa xuất khẩu mà người bán lại khơng được thanh tốn, dẫn đến khơng trả được tiền vay ngân hàng.
Đối với ngân hàng thu hộ, ngân hàng xuất trình: khi ngân hàng này khơng kiểm tra tính phù hợp và đầy đủ của chứng từ mà đã chuyển tiền cho ngân hàng chuyển nhờ thu trước khi người mua chấp nhận thanh tốn thì ngân hàng phải chịu mọi rủi ro.
Như vậy, rủi ro trong phương thức nhờ thu chủ yếu là do lỗi tác nghiệp của ngân hàng chứ không phải xuất phát từ phía người bán và người mua. Như vậy, để tránh được rủi ro trong phương thức nhờ thu, các nhân viên ngân hàng phải nắm rất vững về nghiệp vụ cũng như những quy định, điều luật trong thanh toán quốc tế để có thể kiểm tra tính xác thực của giấy nhờ thu, tránh những rủi ro ngồi dự đốn. Một rủi ro dễ thấy trong phương thức nhờ thu đó chính là trường hợp nội dung của phiếu nhờ thu khơng rõ ràng (ví dụ như khách hàng khơng nói rõ là ngân hàng phải làm gì trong trường hợp người mua khơng thanh tốn hoặc khơng chấp nhận thanh tốn, hay khi người mua khơng trả phí nhờ thu hoặc điạ chỉ liên lạc của người mua khơng chính xác) Nếu nhân viên thanh tốn của ngân hàng khơng kiểm tra rõ và cứ chuyển ln thư nhờ thu đó sang ngân hàng nước ngồi, sau đó do những hiểu lầm từ phiếu nhờ thu đó, ngân hàng có thể khơng nhận được phí nhờ thu.
Tuy nhiên, rủi ro này ảnh hưởng không lớn lắm đến thu nhập của ngân hàng, tuy nhiên nó cũng gây phiền hà, mất thời gian cho ngân hàng, đơi khi nó cịn làm giảm uy tín, lịng tin của khách hàng đối với ngân hàng. Đó chính là rủi ro lớn nhất. Với SCB, trong những năm đầu hoạt động, khi phương thức nhờ thu nói riêng và phương thức thanh tốn quốc tế nói chung cịn chưa phát triển rộng rãi ở Việt Nam, tình trạng khách hàng đưa những phiếu nhờ thu không đầy đủ thông tin là khá nhiều. Thêm vào đó, lúc bấy giờ, kỹ thuật nghiệp vụ của nhân viên ngân hàng nói chung và SCB nói riêng cịn nhiều hạn chế nên rủi ro trong phương thức thanh tốn nhờ thu cịn chiếm tỉ trọng cao (khoảng 15%). Hiện nay, với sự cố gắng không ngừng của ban lãnh đạo cũng như nhân viên SCB, rủi ro trong phương thức thanh toán nhờ thu đã được giảm đi đáng kể.
Một rủi ro nữa thường hay xảy ra khi thực hiện phương thức chuyển tiền bằng điện đó là chuyển sai đơn vị hưởng. Chỉ cần một lỗi sơ ý nhỏ của nhân viên ngân hàng là có thể đánh sai địa chỉ cũng như các chi tiết khác có liên quan đến người hưởng. Điều này có thể gây rủi ro rất nghiêm trọng nếu như người hưởng được hưởng nhầm đó nhận số tiền và khơng trả lại.Rất may, trường hợp đó ởSCB chưa xảy ra, nhưng tình trạng gửi nhầm vẫn cịn xảy ra. Trong năm 2006, số lượng giao dịch nhầm ngân hàng chiếm khoảng 0.9%., trong khi năm 2005 là 11.2%. Như vậy,SCB cũng đã có những bước tiến rõ rệt trong việc han chế rủi ro qua phương thức chuyển tiền bằng điện.
2.2.2.3.Rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ
Thanh toán bằng L/C là phương thức được sử dụng phổ biến tại SCB. Các doanh nghiệp tìm đến SCB để thanh toán quốc tế phần lớn là mở L/C nhập khẩu. Thanh toán L/C nhập khẩu năm 2004 là 111.38 triệu USD trong khi L/C xuất khẩu là 11.24 triệu USD, gấp gần 10 lần; năm 2005 L/C nhập khẩu là 115.9triệu USD trong khi L/C xuất khẩu là 10.01 triệu USD và 2006, L/C nhập khẩu là 124.83 triệu USD, L/C xuất khẩu là 13.34 triệu USD. Vì thế, các rủi ro về thanh tốn qua phương thức L/C chủ yếu thuộc về L/C nhập khẩu với một số rủi ro cụ thể sau:
Rủi ro do khách hàng gây ra: Những năm đầu với phương thức nghiệp vụ
thanh tốn quốc tế tại SCB, có nhiều khách hàng khơng hiểu về nghiệp vụ thanh toán L/C, đã chây ỳ trong thanh toán, khiến ngân hàng cũng phải trì hỗn với ngân hàng nước ngồi. Hiện nay, với sự phát triển của thanh toán quốc tế, nhận thức của khách hàng về thanh toán quốc tế cũng như hình thức L/C đã nâng cao, ngân hàng cũng có những quy định chặt chẽ hơn để ràng buộc khách hàng nên tình trạng này đã được giảm thiểu rất nhiều.
Rủi ro về nghiệp vụ nhân viên thanh tốn: tín dụng chứng từ là một hình thức
nghiệp vụ cao. Hiện nay, đội ngũ nhân viên của SCB có rất nhiều người trẻ tuổi, có trình độ cao, năng động. Bên cạnh những ưu điểm trên, một số nhân viên cịn có nhược điểm,đó là thiếu kinh nghiệm thực tế. Một ví dụ cụ thể là vào tháng 7 năm 2006, một nhân viên thanh toán quốc tế mở cho khách hàng một L/C nhập khẩu đã không đọc kỹ bảo lãnh thực hiện hợp đồng từ ngân hàng của nước người xuất khẩu gửi sang nên đã soạn thảo L/C có thời gian bảo lãnh thực hiện hợp đồng không phù hợp với đơn xin mở L/C của khách hàng. Sau khi người bán và người mua ký phụ lục hợp đồng thì người bán khơng thấy người mua mở L/C theo đúng ngày thỏa thuận nên đơn phương chấm dứt hợp đồng. Còn người mua lại cho rằng thời hạn bỏa lãnh thực hiện hợp đồng của ngân hàng là trái với hợp đồng đã ký nên xin gia hạn thêm nhưng cũng chưa nhận được chấp nhận gia hạn này, khi đó người mua chưa thể mở L/C. Từ đó nảy sinh tranh chấp giữa người bán va người mua, làm giảm uy tín và lịng tin của khách hàng với ngân hàng.
Ngồi ra, đơi khi vẫn xảy ra những lỗi do sự bất cẩn,khơng thận trọng của nhân viên thanh tốn như chuyển nhầm ngân hàng, đánh đúp điện hay kiểm tra chứng từ không hợp lý, vừa gây bất lợi cho ngân hàng trong việc đòi lại khoản tiền thanh tốn nhầm cũng như gây khó chịu cho khách hàng. Hiện nay, tỉ lệ % sai sót này được SCB cho phép trong giới hạn 1%/năm.
Rủi ro về L/C trả chậm: Tại SCB thì L/C trả chậm ngày càng được sử dụng
nhiều. Năm 2004, số lượng L/C trả chậm là 1.98 triệu USD thì năm 2005 là 2.75 triệu USD và 2006 là 3.49 USD.
Sở dĩ như vậy vì do những đặc điểm có lợi cho khách hàng của L/C trả chậm, đó là: khách hàng chỉ phải thanh tốn tiền hàng khi đến hạn thanh toán, và trong thời gian chưa phải thanh tốn thì hầu hết khách hàng đều đã xoay vịng được vốn để kiếm lợi nhuận. Nhưng nhiều khi gần đến hạn thanh
toán, khách hàng lại đến xin gia hạn vay. Điều này đã gây cho ngân hàng những khó khăn khi trong việc thu hồi nợ đọng.
2.2.2.4. Rủi ro công nghệ:
Công nghệ là một yếu tố được SCB đánh giá là rất quan trọng, nó có tác động mạnh mẽ đến hoạt động của SCB. Chính vì vậy, SCB đã đầu tư hơn 1 triệu USD để thực hiện dự án đổi mới công nghệ. Hệ thống mới đã giúp cho hoạt động của SCB được đẩy nhanh hơn, tiện lợi hơn,. Tuy nhiên, nó cũng gây ra những rủi ro nhất định. Khởi đầu hoạt động, do còn nhiều bỡ ngỡ, chưa quen với cách vận hành của hệ thống nên các nhân viên SCB vẫn còn lúng túng, thao tác nghiệp vụ chậm, và vẫn để xảy ra sai sót. Chính vì vậy, trong tháng 8, tháng 9 năm 2006, tỉ lệ sai sót trong giao dịch tăng đột biến (4.2% so với 1.4 % 6 tháng đầu năm 2006). Chính vì điều này đã làm nhiều khách hàng khơng hài lịng. Riêng từ tháng 8 đến tháng 10 năm 2006 đã có tới 15 khách hàng xin đóng tài khoản tại SCB (trong khi 6 tháng đầu năm 2006 chỉ có 3 khách hàng xin đóng tài khoản).
Đặc biệt, do cơng nghệ thay đổi vào tháng 8 cho nên đến tháng 12, còn một số vấn đề mà nhân viên thực hiện giao dịch thanh tốn quốc tế vẫn cịn bỡ ngỡ. Mà đây lại là đợt cuối năm, lượng giao dịch rất lớn, những khoản thanh tốn quốc tế của các cơng ty rất nhiều, nhân lực của phòng thanh tốn cịn hạn chế nên tình trạng cơng việc quá tải, sai sót xảy ra tăng hơn so với 6 tháng đầu năm. Trong tháng 12, tỉ lệ sai sót của các giao dịch thanh toán quốc tế là 5.1%, tăng gấp nhiều lần so với 6 tháng đầu năm 2006. Chính vì thế, cuối tháng 12, nhân viên của SCB thường phải ở lại rất muộn để hồn thành cơng việc.
Tuy nhiên, sau một thời gian làm quen dần với hệ thống, hệ thống mới đã biểu hiện những tiến bộ hơn so với hệ thống trước. Ví dụ, trước đây, khi làm lệnh lương chuyển ra nước ngồi cho các cơng ty, các nhân viên
thanh toán phải thực hiện làm từng giao dịch một thì bây giờ, các nhân viên có thể gộp cả bảng lương, đi thành một giao dịch, điều này đã giúp giảm đáng kể thời gian thực hiện giao dịch, đồng thời làm giảm rủi ro trong q trình thanh tốn. Nhưng bên cạnh đó, cho tới tận bây giờ, hệ thống mới vẫn còn những sai sót.
Thứ nhất, khi lệnh chuyển tiền từ nước ngoài về qua hình thức chuyển tiền bằng điện, đơi khi vẫn xảy ra sai sót như: tên người thụ hưởng và tài khoản khơng khớp nhau. Đã có một số trường hợp nhân viên thanh tốn khơng để ý đến trường hợp này, cứ đi theo tài khoản trên lệnh. Và khi phát hiện ra thì ngân hàng lại phải gửi tra sốt địi tiền. Tuy nhiên, đã từng có trường hợp xảy ra, người thụ hưởng khi nhận được tiền đã lập tức đóng tài khoản, gây khó khăn cho việc địi tiền, và nhiều khi khơng địi được. Theo thống kê, từ tháng 8 đến nay, đã xảy ra 7 trường hợp như vậy, trong đó có 4 trường hợp phát hiện ra trước khi thanh tốn, cịn 3 trường hợp ngân hàng phải đi đòi tiền lại của khách hàng. Rất may trong cả 3 trường hợp ngân hàng đều đã đòi được tiền.
Rủi ro thứ hai xảy ra với hệ thống là số tiền ghi trên lệnh chuyển có từ nước ngồi về với số tiền ngân hàng nước ngồi chuyển thực chất khơng khớp nhau. Trường hợp này SCB cũng đã gặp, nhưng rất may, nhờ có cơ cấu tổ chức một cách chặt chẽ, SCB đã sớm phát hiện ra điều này. Sở dĩ như vậy vì cơ cấu kiểm sốt rủi ro của phịng thanh toán ngân hàng SCB khá chặt chẽ. Ở phịng thanh tốn có một người ln làm nhiệm vụ kiểm tra lại những giao dịch đã đi xem liệu có khớp với những báo cáo ghi nợ ngân hàng nước