Chương III: GIẢI PHÁP NGĂN NGỪA VÀ HẠN CHỂ RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠi NGÂN HÀNG
3.1.2. Nâng cao chất lượng, kỹ thuật nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng, đặc biệt là kỹ thuật nghiệp vụ trong thanh toán quốc tế.
đặc biệt là kỹ thuật nghiệp vụ trong thanh toán quốc tế.
Thanh toán quốc tế là một nghiệp vụ rất phức tạp, đòi hỏi người cán bộ ngân hàng phải nắm rất vững nghiệp vụ. Thực trạng về rủi ro thanh toán quốc tế của ngân hàng SCB cho thấy những rủi ro xuất phát từ lỗi tác nghiệp của nhân viên thanh toán là khá lớn. Mặc dù ngân hàng đã thực hiện tuyển chọn rất kỹ đầu vào của nhân viên, các nhân viên ngân hàng của SCB hoặc ốt nghiệp những trường Đại học có tiếng của Việt Nam, những trường mà
nghiệp vụ thanh toán quốc tế được đào tạo khá sâu và bài bản (chủ yếu là từ hai trường Đại học Kinh tế quốc dân và Đại học ngoại thương) hoặe là những người đã du học ở nước ngồi về, có kinh nghiệm làm việc trong ngân hàng. Tuy nhiên, những lý thuyết thì thường rất khác với thực hành, hơn nữa, những nhân viên của SCB hầu hết đều rất trẻ nên kinh nghiệm cịn hạn chế. Vì vậy, SCB nên chú trọng hơn nữa vào việc đào tạo nghiệp vụ của nhân viên. Hiện nay, SCB đã có những nỗ lực rất lớn trong việc nâng cao nghiệp vụ của nhân viên thơng qua các hình thức: u cầu nhân viên phải qua được bài kiểm tra căn bản, tổ chức cho nhân viên đi học ở nước ngoài, tổ chức những lớp học nhỏ tại ngân hàng do chính những giám đốc ở những chi nhánh khác của SCB ở nước ngồi về giảng dạy. Có thể thấy, SCB rất chú trọng trong việc nâng cao nghiệp vụ của nhân viên,đặc biệt rất chú trọng vào việc cho nhân viên học tập tại những chi nhánh khác của SCB ở nước ngồi. Điều này rất tốt vì những chi nhánh của SCB ở nước ngồi, ví dụ như ở Singapore, Malaysia rất phát triển. Nhân viên của SCB sang đó sẽ tiếp thu được rất nhiều điều mới lạ, tiếp thu được công nghệ hiện đại, cách thức làm việc cũng như kỹ thuật nghiệp vụ. Tuy nhiên, ở mỗi nước, các quy định, tập quán kinh tế cũng như pháp luật lại khác nhau. Chính vì thế, nếu chỉ tiếp thu những kỹ thuật nghiệp vụ ở nước ngồi thơi thì khơng đủ, đơi khi khơng phù hợp khi áp dụng ở Việt Nam. Do đó, SCB nên phối hợp với các NHTM khác của Việt Nam cũng như với NHNN để mở lớp tập huấn, đào tạo và nâng cao nghiệp vụ, cập nhật và phổ biến các kỹ thuật thanh toán mới, đặc biệt là các biện pháp phịng ngừa rủi ro trong thanh tốn quốc tế; thường xuyên trao đổi kinh nghiệm trong thanh tốn quốc tế vị rủi ro trong thanh tốn quốc tế. Có như vậy mới tạo điều kiện để các nhân viên thanh toán quốc tế hiểu rõ hơn về thanh toán quốc tế tại Việt Nam, mặt khác còn tạo được mối quan hệ tốt
hơn với các ngân hàng trong nước, từ đó nâng cao khả năng tác nghiệp giữa các ngân hàng.
Mặt khác, ngoài việc tổ chức những lớp học do chuyên gia nước ngồi hưóng dẫn, ngân hàng nên tổ chức những lớp học nhỏ, có thể định kỳ 1-2 tháng một lần, mời những chuyên gia người Việt Nam hướng dẫn. Sở dĩ ngân hàng nên làm vậy vì các chuyên gia Việt Nam mới hiểu rõ về những quy định của Việt Nam, từ đó có thể chỉ ra những hạn chế của thơng lệ quốc tế với luật pháp Việt Nam, bảo đảm rằng nhân viên thanh toán quốc tế của SCB khơng những có đủ trình độ về các phương thức thanh tốn quốc tế mà cịn am hiểu về Luật pháp và tập quán kinh doanh quốc tế.
Ngân hàng cũng cần chất lượng nhân viên thẩm định và đánh giá khách hàng, thường xun đưa ra các tình huống có thật ở các ngân hàng khác hay của các chi nhánh khác trong chính ngân hàng để các nhân viên cùng nhau đưa ra một cách giải quyết hợp lý nhất, đồng thời đó cũng là cách học tập và để rút kinh nghiệm cho chính bản thân nhân viên thanh tốn quốc tế.