Định hƣớng về khu vực kinh tế làm việc

Một phần của tài liệu Nghề của sinh viên sau khi tốt nghiệp - Định hướng và những con đường tiếp cận (Qua nghiên cứu tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia (Trang 44 - 49)

ĐỊNH HƢỚNG TÌM VIỆC LÀM CỦA SINH VIÊN 2.1 Sinh viên và những dự định sau khi tốt nghiệp

2.4.Định hƣớng về khu vực kinh tế làm việc

Nền kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế nhiều thành phần với nhiều khu vực kinh tế khác nhau như Nhà nước, tư nhân, liên doanh… Mỗi khu vực kinh tế đều có những ưu và nhược điểm riêng của mình. Sinh viên Việt Nam ngày nay không chỉ biết đầu quân vào các cơ quan Nhà nước mà đã có nhiều cơ hội lựa chọn hơn.

37.719.9 19.9

34.6

6.9 0.9

Cơ quan nhà nước Doanh nghiệp tư nhân Khu vực có yếu tố nước ngoài

Tổ chức xã hội Kinh tế hộ gia đình

Biểu đồ 2.7: Khu vực kinh tế mong muốn làm việc (đơn vị: %)

Số liệu điều tra cho thấy phần lớn sinh viên có dự định sẽ xin việc ở các cơ quan nhà nước. Từ trước đến nay, người dân Việt Nam luôn có thói quen thích xin việc vào khu vực Nhà nước, bởi quan niệm cho rằng công việc ở đây mang tính ổn định hơn so với các khu vực kinh tế khác.

“Làm trong cơ quan nhà nước bao giờ cũng ổn định hơn, bố mẹ cũng mong muốn em xin được vào một cơ quan nhà nước nào đó cho nhàn”

(Nữ, năm thứ 2, nông thôn, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn)

“Nếu có thể thì em mong muốn được vào cơ quan nhà nước làm việc, công việc ổn định, không sợ thất nghiệp, chế độ đầy đủ. Đi làm ngoài cũng vất vả lắm”

(Nam, năm thứ 4, miền núi, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn)

việc tại các cơ quan, công ty có yếu tố nước ngoài. Với nền kinh tế mở hiện nay, Việt Nam ngày càng thu hút được nhiều sự đầu tư của các tập đoàn, tổ chức và cá nhân nước ngoài… Nếu như khu vực kinh tế Nhà nước được đánh giá cao ở sự ổn định thì khu vực kinh tế có yếu tố nước ngoài được đánh giá cao bởi tính năng động, chuyên nghiệp, lương cao…

“Bố mẹ muốn sau khi tốt nghiệp em xin vào cơ quan Nhà nước làm việc cho ổn định, bảo là con gái nên ít tham vọng. Nhưng em muốn làm cho các công ty liên doanh, em nghĩ ở đó môi trường làm việc năng động hơn, lương cũng cao hơn”

(Nữ, năm thứ 2, nông thôn, Trường Đại học Dân lập Phương Đông)

Các doanh nghiệp tư nhân cũng được 19.9% sinh viên quan tâm. Ở Hà Nội hiện nay có rất nhiều công ty tư nhân được mở ra hàng ngày và cũng đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Ngoài ra, cũng có một số lượng nhỏ sinh viên muốn làm việc trong các tổ chức xã hội, kinh tế hộ gia đình.

Công việc hiện nay của bố mẹ cũng có tác động đến việc định hướng khu vực kinh tế dự định làm việc của sinh viên.

Bảng 2.8: Khu vực kinh tế mong muốn làm việc phân theo thành phần gia đình (đơn vị: %)

Khu vực kinh tế mong muốn làm việc

Thành phần gia đình Viên chức Nông dân Lao động tự do Công nhân Buôn bán, dịch vụ

Cơ quan nhà nước 39.3 34.8 32 50 35.7

Doanh nghiệp tư

nhân 26.2 13 28 8.3 32.1 Khu vực có yếu tố nước ngoài 26.2 41.3 40 33.3 28.6 Tổ chức xã hội 6.6 9.8 0 8.3 3.6 Kinh tế hộ gia đình 1.6 1.1 0 0 0 Tổng 100 100 100 100 100

Số liệu cho thấy có đến 39.3% sinh viên có bố mẹ là viên chức và 50% sinh viên có bố mẹ là công nhân mong muốn làm việc trong cơ quan Nhà nước. Trong khi đó, những sinh viên có bố mẹ làm nghề lao động tự do lại quan tâm hơn đến khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Sinh viên có gia đình làm nghề buôn bán, dịch vụ quan tâm nhất đến khu vực kinh tế Nhà nước và các doanh nghiệp tư nhân. Như vậy, môi trường xã hội hóa là gia đình cũng có những tác động nhất định đến những dự định việc làm của sinh viên. Sự tiếp xúc từ nhỏ với ngành nghề của các thành viên khác trong gia đình, đặc biệt là của bố mẹ đã giúp họ có sự hiểu biết, yêu thích nhất định đối với những công việc đó. Từ những kinh nghiệm đó, sinh viên sẽ có cơ hội hơn khi xin việc.

“Bố mẹ em đều là viên chức Nhà nước nên cũng hướng em sau này xin việc ở cơ quan Nhà nước”

(Nữ, năm thứ 3, miền núi, Trường Đại học Dân lập Phương Đông)

Bên cạnh sự tác động của yếu tố thành phần gia đình chúng tôi cũng rất quan tâm đến sự tác động của những dự định về nơi làm việc đến những dự định về khu vực kinh tế làm việc của sinh viên.

Bảng 2.9: Khu vực kinh tế dự định làm việc phân theo dự định về nơi làm việc (đơn vị: %)

Khu vực kinh tế mong muốn làm việc

Dự định về nơi làm việc Hà Nội Về địa phương Các thành phố lớn khác Bất cứ nơi nào miễn có việc làm Chưa định rõ nơi làm việc

Cơ quan nhà nước 25.8 60.8 10 42.6 38.5 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Doanh nghiệp tư

nhân 16.5 21.6 30 19.1 26.9 Khu vực có yếu tố nước ngoài 49.5 11.8 40 29.8 30.8 Tổ chức xã hội 7.2 5.9 20 8.5 0 Kinh tế hộ gia đình 1 0 0 0 3.8 Tổng 100 100 100 100 100

Những số liệu thống kê cho thấy, trong khi phần lớn sinh viên mong muốn làm việc tại Hà Nội và các thành phố lớn khác dự định sẽ xin việc ở khu vực có yếu tố nước ngoài thì một số lượng lớn sinh viên có mong muốn về lại địa phương sau khi học xong lại có dự định làm việc trong cơ quan Nhà nước. Những sinh viên cho rằng sẽ làm ở bất cứ nơi đâu miễn là có việc làm

hoặc chưa định rõ nơi làm việc cũng dành sự quan tâm lớn đến khu vực Nhà nước. Chúng ta biết rằng Hà Nội và các thành phố lớn khác như Thành phố Hồ Chí Minh… là nơi tập trung nhiều công ty có vốn đầu tư nước ngoài nên những sinh viên quan tâm đến thành phần kinh tế này đều có ý định ở lại đây. Những sinh viên có dự định về quê đều là những sinh viên mong muốn một sự ổn định, không ưa bon chen. Trong thực chất, họ còn e ngại khái niệm “cạnh tranh”. Vì vậy họ lựa chọn các cơ quan Nhà nước như một giải pháp an toàn. Dựa trên những nhu cầu khác nhau, căn cứ trên những lợi ích mà họ sẽ nhận được, sinh viên đã đưa ra những dự định về khu vực kinh tế làm việc.

“Bố em có mối quen biết xin vào cơ quan Nhà nước nên đã nhắm sẵn, khi nào tốt nghiệp thì em về quê đi làm. Về nhà chẳng phải lo. Ở ngoài này biết bao giờ mới mua được nhà”

(Nữ, năm thứ 3, thành thị, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn)

Bên cạnh khu vực kinh tế Nhà nước là truyền thống, sinh viên thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa đã có thêm nhiều lựa chọn làm việc trong các thành phần kinh tế khác nhau. Tùy theo sở thích, năng lực, nhu cầu của từng người họ đã và đang hình thành nên những dự định tương lai cho riêng mình. Điều này đã được tác giả Trương An Quốc nêu lên trong một nghiên cứu vào năm 1997 mà chúng tôi đã đề cập đến ở phần trên và hiện nay đã ngày càng thể hiện rõ nét.

Một phần của tài liệu Nghề của sinh viên sau khi tốt nghiệp - Định hướng và những con đường tiếp cận (Qua nghiên cứu tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia (Trang 44 - 49)