KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Đặc điểm của các hợp chất hữu cơ chứa clo (Trang 127 - 129)

- Mẫu làm giàu trên đất ô nhiễm

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN

1. Đối với các mẫu thuộc sân bay Biên Hòa và Đà Nẵng:

(a)đã phát hiện được cả 3 nhóm vi khuẩn hô hấp loại khử clo bao gồm loại khử clo bắt buộc như Dehalococcoides, Dehalogenimonas; loại khử clo không bắt buộc như Desulfovibrio, Desulfitobacterium, Desulfuromonas,

Desulfobacterium và loại khử clo đồng trao đổi chất như Pseudomonas,

Shewanella, Clostridium v.v. Đồng thời, đã chứng minh được sự có mặt của cả ba nhóm vi khuẩn hiếu khí, kỵ khí tùy tiện và kỵ khí bắt buộc tham gia vào quá trình phân hủy và chuyển hóa các hợp chất là thành phần của chất diệt cỏ/dioxin trong mẫu làm giàu vi khuẩn trên nguồn ô nhiễm chất diệt cỏ/dioxin với độ độc rất cao.

(b)đã xác định được sự đa dạng VK KSF (bao gồm các chi Desulfovibrio,

Desulfococcus, Desulfobacterium, Desulfosarcinar) trong các lô xử lý bằng phương pháp DGGE đồng thời các điều kiện sinh trưởng tốt nhất cho quần xã VK KSF tại các lô xử lý của Đà Nẵng và Biên Hòa cũng đã được xác định.

(c)Đã xác định sự đa dạng Dehalococcoides bằng phương pháp DGGE và làm giàu được VK này từ lô xử lý cũng như tại vị trí ô nhiễm chất diệt cỏ/dioxin. Các dòng Dehalococcoides trong các lô xử lý và trong mẫu làm giàu có độ tương đồng cao với các chủng Dehalococcoides mccartyi 195, VS, CBDB1 đã phân lập có khả năng loại khử clo của các hợp chất hữu cơ chứa clo vòng thơm.

2. Bằng công cụ Metagenomics đã xác định được 30/1883 gene chức năng mã hóa cho enzyme xúc tác cho phản ứng phân hủy các hợp chất vòng thơm, bao gồm: (a) các gene tham gia chuyển hóa các hợp chất trung gian chìa khóa của quá trình phân hủy hiếu khí (gentisate, homogentisate, protochatechuate, catechol) và kỵ khí (benzoate) các hợp chất vòng thơm chứa hay không chứa clo; (b) các

gene mã hóa cho enzyme tham gia vào quá trình hô hấp, trao đổi chất lưu huỳnh.

3. Quần xã vi khuẩn kỵ khí hô hấp loại khử clo trong mẫu sau 1 năm làm giàu trên chất diệt cỏ/dioxin đã chuyển hóa và phân hủy được 55% tổng độ độc với nồng độ độc ban đầu là 41.265 pg TEQ/g đất, trong đó 2,3,7,8-TCDD và OCDD đã bị phân hủy 55% và 57,3%. Các hợp chất như 2,4,5-T, 2,4-DCP với nồng độ 100 ppm đã bị chuyển hóa 100% sau 12 tuần nuôi cấy bởi quần xã vi khuẩn kỵ khí hô hấp loại khử clo.

4. Chủng vi khuẩn khử sulfate BDN10T đã phân hủy trên 86% các hợp chất hữu cơ chứa clo (2,4,5-TCP, 2,4-DCP) và tạo ra các sản phẩm chuyển hóa trung gian như acid hữu cơ, các sản phẩm bị cắt vòng thơm sau 7 tháng.

KIẾN NGHỊ

1. Xác định vai trò của các VK nhóm hô hấp loại khử clo đồng trao đổi chất và vai trò của VK Bacteroides trong quá trình chuyển hóa hay phân hủy chất diệt cỏ/dioxin.

2. Phân tích metagenome của mẫu đất ở lô xử lý để so sánh với mẫu làm giàu để thấy được vai trò của các VSV trong quá trình xử lý chất diệt cỏ/dioxin ở quy mô hiện trường.

3. Tiếp tục nuôi cấy và phân lập VK DehalococcoidesDesulfitobacterium trong các mẫu làm giàu. Từ đó xác định gene chức năng tham gia loại khử clo của VK này khi sinh trưởng trên đất nhiễm chất diệt cỏ/dioxin.

4. Xác định động học quá trình chuyển hóa PCDD/PCDF và một số hợp chất vòng thơm như 2,4-DCP, 2,4,5-T, từ đó xác định con đường phân hủy kỵ khí các hợp chất này bởi quần xã VK KK hô hấp loại khử clo.

Một phần của tài liệu Đặc điểm của các hợp chất hữu cơ chứa clo (Trang 127 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)