Về hình thức đầu tư, để đảm bảo có được lợi ích lâu dài ở nước nhận đầu tư và có được ảnh hưởng đối với hoạt động của cơ sở mới thành lập, Hoa Kỳ muốn đầu tư với tỷ lệ góp vốn cao.
Từ quan điểm đó, các nhà đầu tư Hoa Kỳ rất muốn thành lập các chi nhánh 100% vốn. Theo số liệu điều tra, đến 80% số các chi nhánh ở nước ngoài là các chi nhánh có 100% vốn của Hoa Kỳ. Nếu gộp cả các chi nhánh mà Hoa Kỳ sở hữu đa số vốn (trên 50%) thì con số tương ứng sẽ lên tới 89%.
Phần lớn các công ty Hoa Kỳ chọn hình thức đầu tư vốn 100%. Đây là hình thức phổ biến mà Hoa Kỳ lựa chọn không chỉ ở Việt Nam, mà còn ở tất cả các khu vực khác trên thế giới. Hình thức thứ hai mà Hoa Kỳ lựa chọn là liên doanh. Còn lại là hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh. Đây là hình thức mà Hoa Kỳ lựa chọn bước đầu để tiến tới xây dựng nhà máy và tiến hành đầu tư kinh doanh lâu dài ở Việt Nam.
Có rất nhiều tập đoàn lớn của Hoa Kỳ đang tiến hành đầu tư theo hình thức này ở Việt Nam. Hiện đã có hơn 1000 DN Hoa Kỳ, trong đó nhiều tập đoàn lớn của Hoa Kỳ hoạt động tại Việt Nam như: IBM, Citigroup, Boeing, Intel... Nhiều tập đoàn lớn của Hoa Kỳ đã đầu tư mạnh vào Việt Nam như: Coca Cola, Procter & Gamble, Unocol, Conoco... thông qua các chi nhánh và công ty con ở nước thứ 3. Các địa điểm mà công ty đóng trụ sở thường là Hồng Kông, Singapore, British Virgin Island...
Nguồn: Bộ Kế hoạch và đầu tư
Một số công ty Hoa Kỳ khác đã đến Việt Nam đầu tư như Intel, CoCa Cola, Procter & Gamble, Caltex, American Standards. Các tập đoàn này là những hãng có uy tín,thương hiệu lâu đời và nổi tiếng trên thế giới với số vốn từ lớn đến rất lớn, có ưu thế trong lĩnh vực thực phẩm, công nghệ cao và giải trí.
Có thể thấy rằng dòng vốn đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam trong giai đoạn này thông qua 3 hình thức. Thứ nhất là hình thức trực tiếp, thứ hai là hình thức gián tiếp bằng việc các DN Hoa kỳ mua cổ phần của các DN Việt Nam và trở thành những đối tác chiến lược; hình thức thứ 3 là cung cấp tín dụng cho XNK, phục vụ các dự án đầu tư cho DN Việt Nam. Việc đầu tư mạnh mẽ của các DN Hoa Kỳ vào Việt Nam sẽ đẩy mạnh nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng kỹ thuật cao vào Việt Nam trong thời gian tới. Một xu hướng mới về đầu tư trong chuyến thăm lần này là bên cạnh việc các DN Hoa Kỳ đầu tư mua cổ phần của các DN Việt Nam, thì đã có một số DN Việt Nam đã có hướng đầu tư ngược lại, mua cổ phần của các DN Hoa Kỳ. Điều này cũng thể hiện sự đa dạng hoá về đầu tư, thương mại giữa cộng đồng DN hai nước sang thị trường của nhau. Các DN lớn của Việt Nam đang trong quá trình tái cấu trúc DN, và
cổ phần hoá do vậy mà xu hướng các DN này tìm đối tác chiến lược trong đó có các DN Hoa Kỳ đang là một xu hướng tất yếu.
Đồ thị 1.3: FDI đăng ký của Hoa Kỳ qua các năm (kể cả đầu tư qua nước thứ 3) tính tới năm 2008
Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài
Hoa Kỳ muốn đầu tư 100% vốn vào Việt Nam
Dưới đây là một số ý kiến của các tập đoàn Hoa Kỳ:
• Tập đoàn chuyển phát nhanh FedEx Express cho biết đã đầu tư vào Việt Nam từ năm 1994 và đang có những kế hoạch lớn cho tương lai. FedEx Express mong muốn được Bộ Công thương và Chính phủ Việt Nam giúp đỡ để tập đoàn có thể sở hữu 100% vốn đầu tư vào Việt Nam. Không chỉ FedEx Express mà các tập đoàn khác của Hoa Kỳ sẽ do dự khi đầu tư vào Việt Nam nếu họ không thể kiểm soát được tất cả các công đoạn trong cả hệ thống, để từ đó có thể đảm bảo phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.
• Đại diện Ford quan tâm đến các chính sách phát triển ô tô, kế hoạch cải cách, giảm thuế, khả năng tham gia phân phối xe nhập khẩu... để xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn trên thị trường Việt Nam.
• Trong khi đó, đại diện tập đoàn thực phẩm hàng đầu thế giới Cargill lại quan tâm tới việc Chính phủ Việt Nam đã cho phép cổ phần hóa trong lĩnh vực đồ uống rượu bia và liệu họ có cơ hội để mở rộng hơn nữa thị trường tại Việt Nam.