THỰC TRẠNG THU HÚT FDI CỦA HOA KỲ VÀO HÀ TÂY TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
2.2.1.2. Hoạt động FDI của Hoa Kỳ vào Hà Tây năm
Phó tổng Giám đốc Tập đoàn Novellus (Hoa Kỳ) thăm KCNC Hoà Lạc
Chiếu ngày 17/03/2007, Phó tổng Giám đốc Tập đoàn Novellus, đã đến thăm và làm việc với Ban quản lý KCNC Hoà Lạc. Cùng đi còn có Giám đốc phần mềm và Phó trưởng ban kinh doanh quốc tế kiêm Giám đốc thương mại khu vực Châu Á của Novellus. Ban quản lý KCNC Hoà Lạc đã chào mừng đoàn công tác của Tập đoàn Novellus đến thăm KCNC và tìm hiểu môi trường và cơ hội đầu tư tại Hà Tây.
Được thành lập từ năm 1984, Tập đoàn Novellus hiện là nhà cung cấp hàng đầu thế giới về CVD, PVD, ECD, CMP, UVTP và các thiết bị tạo tác bề mặt khác dùng trong công nghệ chế tạo chíp điện tử và các thiết bị bán dẫn vi điện tử cao cấp.
Ngoài ra Novellus còn cung cấp các thiết bị làm sạch, đánh bóng bề mặt con chíp… sau công đoạn chế tạo.
Tổng doanh thu của Novellus hàng năm đạt xấp xỉ 3 tỉ USD. Các sản phẩm của Novellus đóng góp vào sự phát triển của các dòng sản phẩm điện tử và các thiết bị bán dẫn vi điện tử cao cấp với tính năng ngày càng mạnh hơn.
Đồ thị 2.1 : Một số dự án FDI lớn nhất năm 2007 của Hoa Kỳ vào Hà Tây so với các quốc gia khác
Tập đoàn Novellus có trụ sở tại California, Hoa Kỳ, có chi nhánh trên 16 quốc gia và cũng đã bắt đầu có mặt tại Viêt Nam. Hiện tại, một chi nhánh của Novellus đã được thiết lập tại Hà Nội và Tập đoàn đang mong muốn mở rộng sự hiện diện của mình tại Hà Tây. Tập đoàn Novellus bày tỏ sự thán phục trước tốc độ đổi mới của nền kinh tế Việt Nam. Việt Nam đang thể hiện rõ ràng là một điểm đến đầu tư đầy tiềm năng và có sức thu hút mạnh mẽ. Tập đoàn Novellus rất quan tâm với mô hình KCNC Hoà Lạc- Thành phố Khoa học mà Ban quản lý Khu giới thiệu. Novellus cho rằng đây là một bước đi đúng hướng và chắc chắn sẽ có đóng góp và tác động mạnh mẽ đối với kinh tế và xã hội. Tập đoàn Novellus mong muốn có sự hợp tác với KCNC Hoà Lạc và hai bên sẽ tiến hành trao đổi cụ thể hơn để xúc tiến các dự án đầu tư của Novellus vào KCNC Hoà Lạc. KCNC Hoà Lạc hoan nghênh ý kiến của Novellus cũng như hoan nghênh sự có mặt của Novellus tại KCNC Hoà Lạc. Nếu Novellus quyết định đầu tư tại KCNC Hoà Lạc, Ban quản lý KCNC sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để Novellus xúc tiến triển khai dự án. Các chuyên viên của Ban quản lý sẽ giúp đỡ Novellus hoàn thiện hồ sơ và các giấy tờ, thủ tục hành chính một cách nhanh nhất và thân thiện nhất. Hai bên thống nhất sẽ tiến hành trao đổi sâu hơn và sẽ có lộ trình hợp tác cụ thể trong thời gian tới đây.
Ngoài ra còn có một số dự án FDI khác của Hoa Kỳ đầu tư vào Hà Tây khá tiêu biểu trong thời gian này có tính chất quan trọng giúp thay đổi cơ cấu FDI theo lĩnh vực của Hà Tây và nâng Hoa Kỳ lên thành đối tác FDI quan trọng của Hà Tây. Đó là:
Các công ty có tổng vốn đầu tư lớn đã hoàn chỉnh hồ sơ dự án đầu tư và sẽ được cấp chứng nhận đầu tư trong tháng 9/2007 gồm Công ty V- CAPS của Hoa Kỳ đầu tư 155 triệu USD xây dựng nhà máy đóng gói chip, Công ty cổ phần Thuận Phát đầu tư 70 triệu USD xây dựng bo mạch điện tử và điện thoại di động. Ngoài ra còn có các nhà đầu tư khác đã cam kết vào Hòa Lạc như Công ty APSS (Hoa Kỳ).
Nhà máy sản xuất đồ chơi của công ty đồ chơi Chee Wah Việt Nam tại cụm công nghiệp Nam Phú Nghĩa, là dự án FDI Hoa Kỳ với diện tích 6 ha, vốn đăng ký 11 triệu USD.
2.2.1.3. Hoạt động FDI của Hoa Kỳ vào Hà Tây năm 2008
200 triệu USD vào nhà máy sản xuất chip tại Hoà Lạc
Đáng chú nhất là dự án của V- Caps của một nhóm các nhà đầu tư ở thung lũng Silicon (Hoa Kỳ). Họ đã công bố quyết định đầu tư 200 triệu USD xây dựng nhà máy đóng gói chíp tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc. Công ty Tư vấn Tài chính Garret Group Technology, một trong những nhà đầu tư của V- Caps cho biết, sự sáng tạo, kiến thức, sự kiên trì, văn hóa, bên cạnh yếu tố chi phí đầu ra vào ở Việt Nam rẻ là lợi thế đáng kể của Việt Nam so với các nước láng giềng. Ngoài dự án xây dựng nhà máy đóng gói chíp tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc, V- Caps cũng đang có kế hoạch xây thêm hai nhà máy khác tại Việt Nam.
Nhằm mục đích thúc đẩy đầu tư vào nền kinh tế Việt Nam mới nổi, các nhà đầu tư ở Thung lũng Silicon đã thông báo rằng họ sẽ đầu tư xây dựng một nhà máy đóng gói chíp mới với tổng số vốn khoảng $200 triệu đô la Hoa Kỳ tại Hoà Lạc .
Công ty V- CAPS mới được thành lập sẽ do một nhóm các chuyên gia trong lĩnh vực bán dẫn điều hành. Mặc dù có những rủi ro trong việc đầu tư vào bất kỳ nước đang phát triển nào nhưng Việt Nam đang ngày được coi là một điểm đến mới cho việc “gia công” công nghệ và thậm chí là cung cấp dịch vụ công nghệ cao. Chính phủ Việt Nam dự báo rằng nền kinh tế năm nay sẽ tăng trưởng ở mức 9%.
Công ty Tư vấn tài chính “Garrett Group Technology” có trụ sở tại San Francisco cho biết chi phí cho kinh doanh tại Việt Nam chỉ bằng một nửa so với ở Trung Quốc. Garrett Group Technology cũng cho biết chi phí kinh doanh tại Việt Nam là rẻ nhưng đó không phải là động lực chính để Garrett Group Technology tới Việt Nam đầu tư. Khi Garrett Group Technology xem xét kỹ Việt Nam và văn hoá của con người Việt Nam, Garrett Group Technology thấy Việt Nam có một hệ thống
các giá trị dựa trên sự trung thành, tính sáng tạo, tri thức, sự ham hiểu biết, sự kiên trì... và tất cả những điều đó đã tạo lên một Việt Nam với những lợi thế hơn hầu hết các quốc gia khác.
Nhà máy với tổng diện tích khoảng 300.000 ft2 sẽ được xây dựng ở Khu Công nghệ cao Hoà Lạc và sẽ có tổng số công nhân là 1.500 người. V- Caps cũng sẽ cân nhắc việc xây dựng thêm hai nhà máy tương tự như vậy nữa. Công ty sẽ tiến hành đóng gói và kiểm tra chip điện tử để cung cấp cho các công ty bán dẫn trong một loạt các sản phẩm như điện thoại di động, máy tính cá nhân...
Dự án sản xuất vật liệu mới trong ngành công nghiệp sử dụng năng lượngmặt trời với tổng số vốn đầu tư 1.472 tỷ đồng do Công ty TNHH SilliconThái Dương Hằng Chính Việt Nam (Hoa Kỳ) làm chủ đầu tư.
Ngày 15/03/2008, Công ty TNHH Thái dương Hằng chính Việt Nam (APSS Vietnam) đã tổ chức lễ động thổ xây dựng “Nhà máy sản xuất nguyên liệu và các bán thành phẩm chế tạo sản phẩm sử dụng năng lượng mặt trời” tại KCNC Hòa Lạc. Đến dự buổi Lễ có Thứ trưởng Bộ KH&CN kiêm Trưởng ban Ban quản lý KCNC Hoà Lạc, lãnh đạo UBND Tỉnh Hà Tây, đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban quản lý KCNC Hoà Lạc, công ty FPT Hoà Lạc, các đối tác của APSS và các quan khách. Công ty APSS có trụ sở tại thung lũng Silicon- Hoa Kỳ, sở hữu nhiều bằng sáng chế, bản quyền trong lĩnh vực năng lượng mặt trời. APSS đã phát triển thành công một công nghệ mới cho phép công ty có thể cung cấp nguyên liệu polysilicon, một nguyên liệu thiết yếu trong ngành công nghiệp năng lượng mặt trời, với giá cạnh tranh tốt nhất trên thế giới. Các khách hàng lớn của APSS là những tập đoàn tên tuổi hàng đầu thế giới như Sharp, Q-Cells, Suntech, Kyocera, Motech, Mitsubishi, Sanyo, SunPower… Dự án “Nhà máy sản xuất nguyên liệu và các bán thành phẩm chế tạo sản phẩm sử dụng năng lượng mặt trời” tại KCNC Hòa Lạc với tổng vốn đầu tư 92.000.000 USD, dự kiến sẽ mang lại doanh số cho giai đoạn hoàn chỉnh là 400 triệu USD/năm và sẽ sử dụng khoảng 900 lao động .
Với sự hỗ trợ mạnh mẽ từ phía Ban quản lý KCNC Hoà Lạc và Công ty FPT Hoà Lạc, lãnh đạo công ty APSS tin tưởng một kết quả tốt đẹp khi triển khai nhà máy sản xuất tại KCNC Hoà Lạc.
Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ KH&CN chúc mừng Ban lãnh đạo công ty APSS, chúc công ty sẽ có nhiều thành công hơn nữa trong tương lai. Thứ trưởng nhấn mạnh Ban quản lý sẽ hỗ trợ hết mức để các nhà đầu tư có thể triển khai dự án của họ một cách nhanh chóng và thuận lợi nhất. Cũng tại buổi lễ, Trưởng Ban quản lý KCNC Hoà Lạc quyết định ký Giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty cổ phần truyền thông Kim Cương, một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ truyền thông và các dịch vụ giá trị gia tăng trên nền mạng Internet, ngay sau khi Doanh nghiệp hoàn thiện Hồ sơ theo tiêu chí của một dự án công nghệ cao. Đây là bước đột phá về việc cải cách thủ tục hành chính đang được Ban Quản lý KCNC Hòa Lạc thực hiện, đó là cơ chế “một cửa, một dấu và một chữ ký”, điều này làm các