TẾ QUỐC TẾ
3.1.1.2. Tác động của BTA tới hoạt động FDI của Hoa Kỳ vàoViệt Nam
Đánh giá toàn diện về tác động của BTA tới FDI từ Hoa Kỳ vào Việt Nam
Với BTA Hoa Kỳ hoàn tất quá trình bình thường hoá quan hệ giữa hai nước.BTA đã thúc đẩy thương mại hai nước phát triển vượt bậc, thúc đẩy luồng vốn FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam và là cơ sở để ký kết TIFA giữa hai nước.
Hoa Kỳ có vai trò nòng cốt, chi phối hoạt động của các định chế tài chính và thương mại quốc tế như IMF, WTO, WB, ADB… cho nên ký hiệp định thương mại với Hoa Kỳ tạo ra khả năng tăng cường sự ảnh hưởng thuận lợi của các tổ chức trên với nền kinh tế của Việt Nam và giúp đẩy nhanh tiến trình hội nhập của Việt Nam
với khu vực và thế giới. Hoa Kỳ là đối tác có tác động mạnh mẽ nhất tới sự thay đổi của luật pháp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
BTA được soạn thảo dựa vào các tiêu chuẩn nội dung của WTO dành cho các nước kém phát triển, cho nên ký được hiệp định thương mại với Hoa Kỳ là một bước tiến quan trọng giúp choViệt Nam sớm gia nhập WTO.Theo BTA,Việt Nam cam kết thực hiện theo lộ trình trong vòng 10 năm các thay đổi về luật pháp, chính sách, quy định và cải cách hành chính, chủ yếu theo các tiêu chuẩn của WTO và các thông lệ quốc tế. Các cam kết toàn diện trong Hiệp định thương mại của hai quốc gia sẽ không chỉ thúc đẩy thương mại hai chiều giữa hai nước mà còn tăng thêm tính hấp dẫn của môi trường đầu tư tạiViệt Nam đối với các nhà đầu tư Hoa Kỳ.
Dưới sự ảnh hưởng của BTA, hệ thống pháp luật điều tiết nền kinh tế và thương mại củaViệt Nam sẽ thay đổi theo hướng: đầy đủ, minh bạch, tiếp cận với các chuẩn mực chung của quốc tế để tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng, thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc các khu vực kinh tế phát triển. Môi trường đầu tư Việt Nam hấp dẫn hơn, vì tính bình đẳng, rõ ràng, không phân biệt đối xử và hàng hóa của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất tại Việt Nam đưa vào thị trường Hoa Kỳ cũng được hưởng Quy chế Tối huệ quốc.
Chương 4 của BTA là các điều khoản liên quan tới đầu tư giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Các điều khoản này tạo ra một hành lang pháp lý để các doanh nghiệp Hoa Kỳ hoạt động đầu tư ở Việt Nam được dễ dàng hơn.
Dưới đây là một số điều khoản liên quan tới đầu tư của BTA:
Bảng 3.1: Chương 4.Điều 1.Khoản7. của BTA
Chương 4.Điều 1.Khoản7. của BTA ghi: “thỏa thuận đầu tư” là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa các cơ quan quản lý nhà nước của một Bên với khoản đầu tư theo Hiệp định này hoặc với công dân hay công ty của Bên kia để: (i) trao các quyền liên quan đến tài nguyên thiên nhiên hoặc tài sản khác do các cơ quan nhà nước quản lý và (ii) làm cơ sở để khoản đầu tư, công dân hoặc công ty thành lập hoặc mua lại đầu tư theo Hiệp định này.
Nguồn: Bộ công thương
Bảng 3.2: Điều 11 của BTA “Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại” Khoản1. Phù hợp với các quy định tại khoản 2, không Bên nào được áp dụng bất kỳ biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại nào (sau đây gọi là TRIMs) không phù hợp với Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại của WTO. Danh mục minh họa các TRIMs được quy định tại Hiệp định WTO về TRIMs (sau đây gọi là Danh mục) được nêu tại Phụ lục I của Hiệp định này. TRIMs trong Danh mục được coi là không phù hợp với Điều này cho dù chúng được áp đặt trong các luật, quy định hoặc như là điều kiện đối với các hợp đồng hay giấy phép đầu tư cụ thể.
Nguồn: Bộ công thương
Trên thực tế sau hơn 4 năm thực thi BTA, cho tới 30/6/2006 tổng vốn đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam (kể cả qua nước thứ 3) mới chỉ là 4,042 tỷ USD. Khoản đầu tư này còn quá nhỏ, chỉ chiếm gần 0,72% tổng đầu tư của Hoa Kỳ vào Đông Nam Á. Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này xuất phát từ quy mô thị trường của Việt Nam còn nhỏ, chưa đáp ứng được đòi hỏi của các nhà đầu tư Hoa Kỳ. Các nhà đầu tư còn chờ thị trường Việt Nam mở cửa khu vực dịch vụ và một số lĩnh vực khác theo lộ trình gia nhập WTO, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính- tiền tệ và ngân hàng. Mặt khác môi trường kinh doanh ở Việt Nam là điều khiến các nhà đầu tư Hoa Kỳ còn ngần ngại, bởi họ rất quan tâm đến các chính sách đầu tư của Việt Nam có minh bạch và nhất quán hay không. Tuy nhiên, cho dù vì lý do gì đi nữa thì thực tế đầu tư không cao lắm của Hoa Kỳ ở Việt Nam cũng khiến cho cả hai nước đều chịu thiệt thòi, bởi Hoa Kỳ là nước có công nghệ nguồn, có tiềm lực tài chính mạnh, có nhiều tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia hàng đầu thế giới. Các dự án đầu tư của họ thường lớn gấp nhiều lần so với các đối tác từ các nước khác và thường tập trung vào mảng công nghệ cao- là lĩnh vực mà Việt Nam đang có nhu cầu lớn.
Để đánh giá một cách toàn diện về tác động của BTA đối với môi trường đầu tư tại Việt Nam, năm 2006, Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch- Đầu tư đã gửi 4.000 phiếu điều tra tới các nhà đầu tư nước ngoài trong đó có Hoa Kỳ. Kết quả có hơn một nửa DN khẳng định, BTA đã tác động quan trọng tới quyết định đầu tư của họ tạiViệt Nam, với lý do BTA là bước đệm cho, mở ra nhiều cơ hội kinh doanh hơn.
Các nhà đầu tư nước ngoài đều ghi nhận tầm quan trọng của các cam kết trong BTA, đặc biệt là các DN có vốn đầu tư nước ngoài của Hoa Kỳ. Hầu hết các DN có vốn đầu tư nước ngoài đều xuất hàng hóa sang Hoa Kỳ. Khoảng một nửa số DN có vốn đầu tư nước ngoài đều cho rằng, BTA có tác động quan trọng đối với các quyết định đầu tư của họ vàoViệt Nam. Theo đánh giá của những DN này thì các cam kết của BTA có tác dụng thu hút nhiều nhất đầu tư nước ngoài bao gồm: đối xử công bằng giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước, mở cửa nhiều ngành dịch vụ hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài, quy trình đăng ký đơn giản hơn cho nhà đầu tư nước ngoài, minh bạch hơn, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đã được củng cố, các yêu cầu với nhà đầu tư nước ngoài không phù hợp với quy định WTO đã được xóa bỏ.
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc thực hiện thành công BTA đã mở đường cho việc gia nhập WTO của Việt Nam hiệu quả và nhanh chóng hơn. Việt Nam đã sử dụng các hiệp định thương mại như một bước tiến trong công cuộc đổi mới có hệ thống các cơ chế pháp luật và tư pháp của mình, khiến môi trường kinh doanh trong nước được cải thiện. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng chỉ ra vẫn còn những thách thức chủ yếu như củng cố cơ cấu tổ chức, động lực làm việc và các thủ tục áp dụng của các cơ quan quản lý nhà nước, phát triển nguồn nhân lực là những yếu tố cần thiết để thực hiện và thực thi có hiệu quả các luật và quy định mới ban hành. Trong 3 năm từ năm 2005 đến năm 2007, các chuyên gia đã đánh giá rất cao nỗ lực của Việt Nam trong việc thực hiện BTA và cải thiện môi trường đầu tư về xây dựng Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp chung; xoá bỏ chính sách hai giá, xoá bỏ hạn chế về chuyển giao công nghệ; thực hiện các cam kết mở cửa thị trường... nhằm tạo ra một môi trườn kinh doanh bình đẳng giữa doanh nghiệp và ngoài nước.
Bên cạnh đó, các biện pháp nâng cao năng lực bộ máy quản lý, minh bách hoá chính sách và luật pháp, thực hiện bảo hộ sở hữu trí tuệ cũng như các giải pháp làm trong sạch môi trường đầu tư, giảm chi phí kinh doanh... đang củng cố niềm tin của các nhà đầu tư vào Việt Nam, trong đó có các nhà đầu tư Hoa Kỳ.
BTA dẫn lối cho dòng chảy FDI vào Việt Nam
Trung bình 3 năm trước BTA (1999- 2001), mỗi năm lượng vốn FDI đăng ký hiện thời của Hoa Kỳ vào Việt Nam không kể qua nước thứ 3 là 111 triệu USD/năm. Sau BTA (2002- 6/2006) con số này đã tăng lên 2 lần, lên 218 triệu USD. Vốn đầu tư đăng ký của Hoa Kỳ thông qua nước thứ 3 còn tăng cao hơn, tăng gần 3 lần, từ 158 triệu USD/năm trong 3 năm trước BTA lên 442,6 triệu USD sau BTA. Có thể thấy đầu tư của Hoa Kỳ tăng đáng kể sau khi Hiệp định có hiệu lực, đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam tăng mạnh đặc biệt từ năm 2003 và đến nay. Trong khoảng thời gian trước khi Hiệp định có hiệu lực (từ năm 1996-2001), vốn thực hiện của Hoa Kỳ là rất nhỏ. Nhưng từ năm 2001 đến năm 2008, FDI thực hiện của Hoa Kỳ bắt đầu tăng nhanh.
Có nhiều yếu tố góp phần làm choViệt Nam trở thành một điểm đến ngày càng hấp dẫn để thu hút vốn FDI, đó là các cam kết sâu rộng và có tính ràng buộc của Việt Nam theo BTA và các hiệp định khác của WTO. Cụ thể, BTA đòi hỏi phải thực hiện căn bản về chính sách và thủ tục đầu tư. Khái niệm đầu tư đã được mổ rộng để bao quát hết mọi hình thức đầu tư của BTA, dỡ bỏ cơ chế định giá kép và các biện pháp có tính phân biệt đối xử… Năm 2006, Việt Nam đã thu hút tổng vốn FDI tới 12 tỷ USD, tăng 375%, trong năm 2007, FDI tăng lên tới gần 20 tỷ USD. Theo đó nhiều dự án “tỷ USD” của Hoa Kỳ đã được đăng ký tại Việt Nam.
BTA không chỉ có ý nghĩa đối với nhà đầu tư Hoa Kỳ trong quyết định đầu tư vào Việt Nam mà còn đối với các nhà đầu tư khác. Hơn một nửa số công ty được điều tra cho biết, BTA có ảnh hưởng đến quyết định đầu tư và mở rộng đầu tư của các doanh nghiệp tại Việt Nam.
Chính điều đó đã giúp bức tranh thu hút FDI của Việt Nam trở nên rất sáng sủa và đầy khả quan, đặc biệt là khi xem xét trong bối cảnh quốc tế. BTA đã góp phần đáng kể trong việc giúp Việt Nam thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Mặc dù nằm trong khu vực năng động nhưng vốn FDI vào khu vực Đông Á và Đông Nam Á giảm gần 1/3 trong giai đoạn 2000-2003. Trừ Trung Quốc, Việt Nam là một trong số ít các nước trên thế giới có sự tăng trưởng về đầu tư trực tiếp trong giai đoạn này. Đáng chú ý là sau năm 2000, luồng vốn FDI đổ vào ngành dệt may, đồ gỗ và thuỷ sản của Việt Nam tăng rất mạnh. Tỷ trọng của các ngành này trong tổng vốn đăng ký FDI tăng từ 3% năm 1998 lên 25% năm 2001, sau đó ổn định ở mức 16% giai đoạn 2003-2004.
BTA làm tăng FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam qua nước thứ 3
FDI thực hiện của Hoa Kỳ kể cả qua nước thứ 3 tăng trưởng cao và đều sau BTA, tăng 6,5% năm 2002 lên 20% trong năm 2005 và nửa đầu năm 2006. Tỷ trọng vốn đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ kể cả qua nước thứ 3 tăng từ 9,3%/năm trước BTA lên 16,4% sau BTA. Trong khi đó vốn đầu tư thực hiện của Hoa Kỳ không kể qua nước thứ 3 giảm trong năm 2004 và tăng trong năm 2004 và đầu năm 2006. Và đặc biệt trong 6 tháng đầu năm 2006, vốn FDI của Hoa Kỳ vàoViệt Nam thông qua nước thứ 3 tăng một cách đột biến, đó là do khoản đầu tư với số vốn 605 triệu USD của Intel vào Việt Nam để xây dựng nhà máy sản xuất vi mạch tại TP Hồ Chí Minh. Dự án này được ghi nhận là từ Hồng Kông vì đây là dự án do chi nhánh Intel ở Hồng Kông thực hiện. Dự án đầu tư của Intel vàoViệt Nam là một ví dụ điển hình về việc một dự án lớn của Hoa Kỳ có thể thay đổi tình hình đầu tư tại Việt Nam. Như vậy, các số liệu thống kê về đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam qua các năm kể từ khi BTA được ký kết giữa hai nước có hiệu lực đã đưa ra một bức tranh sáng sủa về lượng vốn đầu tư của các nhà đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam và rõ ràng là các nhà đầu tư Hoa Kỳ đã có phản ứng rất tích cực đối với BTA .
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, từ năm 1988 đến cuối tháng 12-2004 tổng vốn đăng ký đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Việt Nam là 1,3 tỉ USD, trong đó
số vốn thực hiện là 730 triệu USD với 215 dự án thuộc các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và dịch vụ, Hoa Kỳ đứng thứ 11 trong tổng số 75 nước có đầu tư vào Việt Nam.
Điều này cho thấy đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam có tăng trưởng nhưng tốc độ tăng trưởng không thể hiện rõ như trong thương mại. Mặc dù vậy, theo các chuyên gia kinh tế thì con số trên không phản ánh đúng tiềm năng của các nhà đầu tư Hoa Kỳ. Riêng đầu tư từ Hoa Kỳ ở Việt Nam kể cả qua nước thứ 3 tới năm 2005 đạt khoảng 4 tỷ USD đối với các dự án đã đăng ký và 3,3 tỷ USD đối với các dự án đã thực hiện. Con số này đã đặt Hoa Kỳ vào hàng các nhà đầu tư lớn nhất ở Việt Nam.
Lý giải cho điều này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam cho rằng, trên thực tế các công ty Hoa Kỳ đã tăng cường đầu tư vào Việt Nam qua các công ty con của họ ở nước ngoài mạnh mẽ hơn rất nhiều so với đầu tư trực tiếp từ công ty mẹ. Nếu kể cả đầu tư qua nước thứ 3, tổng vốn đầu tư đăng ký của các nhà đầu tư Hoa Kỳ từ năm 1988 đến 2004 là 2,602 tỉ USD. Đặc biệt, từ khi BTA có hiệu lực, FDI từ Hoa Kỳ tăng mạnh, trung bình 27% năm từ 2002 đến 2004 so với khoảng 3% năm từ 1996 đến 2001. Trong năm 2004 với số vốn thực hiện là 531 triệu USD, tính cả đầu tư qua nước thứ 3, Hoa Kỳ trở thành nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam.
Mặc dù vậy, đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ, kể cả đầu tư qua nước thứ 3 vào Việt Nam chỉ chiếm khoảng gần 1% tổng đầu tư của Hoa Kỳ trong khu vực và chỉ bằng 28% đầu tư vào Thái Lan, 20% vào Inđônêxia trong năm 2003. Đánh giá về tác động của BTA tới thương mại song phương, sau khi ký Hiệp định thương mại song phương, Hoa Kỳ đã trở thành bạn hàng số 1 củaViệt Nam về thương mại nhưng đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam thì còn khiêm tốn dù tiềm năng đầu tư còn rất lớn.
BTA quy định không chỉ đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp từ Hoa Kỳ mà cả các công ty con ở các nước thứ 3 cũng được hưởng ưu đãi. Bên cạnh đó, pháp luật thuế của Hoa Kỳ khuyến khích đầu tư từ các công ty con ở nước ngoài. Hơn nữa, về mặt quản lý và điều hành thì việc thông qua các công ty con, nhất là các công ty ở Châu Á sẽ thuận lợi hơn nhờ gần gũi và hiểu biết về thị trường và luật phápViệt Nam.
Sở dĩ các doanh nghiệp Hoa Kỳ đầu tư vàoViệt Nam thông qua các công ty con ở Châu Á là vì BTA quy định không chỉ FDI của doanh nghiệp từ Hoa Kỳ mà cả các công ty con ở các nước thứ 3 cũng được hưởng ưu đãi của hiệp định, bên cạnh đó luật pháp Hoa Kỳ khuyến khích đầu tư từ các công ty con ở nước ngoài. Hơn nữa, về mặt quản lý và điều hành thì việc thông qua các công ty con, nhất là các công ty ở