Quy hoạch manh mún, thụ động và thiếu tầm chiến lược

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG THU HÚT FDI TỪ HOA KỲ VÀO TỈNH HÀ TÂY TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ.DOC (Trang 77 - 79)

THỰC TRẠNG THU HÚT FDI CỦA HOA KỲ VÀO HÀ TÂY TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

2.2.3.3. Quy hoạch manh mún, thụ động và thiếu tầm chiến lược

Về quy hoạch khu công nghiệp thời gian qua, hầu như chưa có một khu, cụm, điểm công nghiệp nào được đầu tư đồng bộ, hoàn chỉnh, làm kéo dài tình trạng doanh nghiệp vào Hà Tây phải chờ mặt bằng.

Sở dĩ việc thu hút đầu tư các cụm, điểm CN còn chậm là do hệ thống giao thông còn nhiều khó khăn. Hiện nay, quốc lộ 32, con đường “huyết mạch” cho phát triển CN- TTCN của Hà Tây mới đang được nâng cấp, mở rộng, đường giao thông vào các điểm CN làng nghề còn chưa được đầu tư tương xứng để đáp ứng với nhu cầu thực tế phát triển CN làng nghề. Vì vậy, chưa thu hút được các dự án lớn vào đầu tư. Bên cạnh đó, cấp ủy, chính quyền một số xã còn chưa thật nhiệt tình với việc triển khai xây dựng, phát triển CN- TTCN, có tâm lý e ngại mất đất, hoặc gặp khó khăn trong công tác GPMB. Đồng thời với việc đó là các hộ SXKD của các làng nghề còn chưa thật thiết tha, mong muốn đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất tại các điểm CN làng nghề, một phần vì thiếu vốn, mặt khác, họ còn có tư tưởng e ngại về vấn đề liên quan đến quản lý thuế và hơn hết là các hộ chưa có sự chuẩn bị về phát triển quy mô ngành nghề, đáp ứng kịp thời trong lộ trình CNH- HĐH của thời kỳ hội nhập.

Một nguyên nhân cơ bản khiến cho việc thu hút đầu tư vào các cụm, điểm CN làng nghề còn hạn chế là: do cùng một lúc, huyện xây dựng quy hoạch quá nhiều các cụm, điểm CN dàn trải trên địa bàn, dự liệu về năng lực thu hút đầu tư từ ngoài địa phương vào, cũng như khả năng thực tế của các DN, chủ hộ SXKD trên địa bàn chưa sát với thực tế. Vì thế, các dự án vào các cụm, điểm CN vừa ít lại vừa dàn trải. Vấn đề huy động vốn để đầu tư xây cơ sở hạ tầng và hỗ trợ, bồi thường GPMB, tạo quỹ đất sạch, nhằm hấp dẫn các nhà đầu tư còn nhiều nan giải. Trên thực tế, có một số dự án ở các điểm CN làng nghề đã được phê duyệt, nhưng tình trạng GPMB còn chưa giải quyết xong cho nên dự án chưa triển khai được, gây tâm lý chờ đợi mệt mỏi cho nhà đầu tư.

Có thể nói việc quy hoạch các khu công nghiệp khu công nghệ cao khu đô thị còn chưa có chiến lược định hướng cụ thể, thiếu tầm nhìn dẫn tới cơ sở hạ tầng không xây dựng kịp tiến độ, các nhà đầu tư trong đó có các nhà đầu tư Hoa Kỳ không biết rõ được định hướng đầu tư của mình và rất khó lập, triển khai các dự án đầu tư.

Ví dụ điển hình là Intel ban đầu định đầu tư ở Hoà Lạc nhưng lại chuyển vào Thành phố Hồ Chí Minh vì ở đấy có quy hoạch rõ ràng và cơ sở hạ tầng tốt hơn.

Hà Tây hiện chưa có chiến lược, qui hoạch tổng thể để ứng dụng những lĩnh vực then chốt, tạo sự đột phá trong phát triển công nghệ cao cho các nhà đầu tư Hoa Kỳ. Tại KCNC Láng Hoà Lạc, số dự án đầu tư từ Hoa Kỳ và các đối tác khác còn ở mức độ khiêm tốn, chủ yếu thuộc các ngành bán dẫn, tin học, viễn thông, sinh học và cơ khí, tự động hoá. Sự gắn kết giữa đào tạo- nghiên cứu- sản xuất chưa thực sự hiệu quả, các kết quả nghiên cứu chậm được đưa vào ứng dụng và thương mại hoá, trang thiết bị cho nghiên cứu và đào tạo cũng còn khá lạc hậu.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG THU HÚT FDI TỪ HOA KỲ VÀO TỈNH HÀ TÂY TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ.DOC (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(148 trang)
w