1.5.1. Kinh nghiệm của Thái Lan
Từ một nước phát triển nông nghiệp là chủ yếu, Thái Lan đã trở thành một nước công nghiệp mới nhờ vai trò quan trọng của chính sách thu hút FDI thích hợp và hiệu quả trong giai đoạn đầu.
Chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài được ban hành vào năm1954, đến năm 1972 ban hành luật đầu tư nước ngoài và sau đó sửa đổi vào năm 1986, 1989. Luật đầu tư nước ngoài Thái Lan không cho phép người nước ngoài đầu tư vào nghành trồng lúa, nghề khai thác muối (muối mỏ), buôn bán nông sản trong nước, buôn bán bất động sản, xây dựng…
Thời kỳ 1961-1971: là thời kỳ nền kinh tế thiếu cả vốn lẫn kỹ thuật để phát triển kinh tế trong nước của Thái Lan. Vì thế trong giai đoạn này chính sách đầu tư của Thái Lan tập trung khuyến khích phát triển các liên doanh với nước ngoài.
Thời kỳ 1972-1986: là thời kỳ Thái Lan thực thi chính sách giảm nhập khẩu, chỉ cho phép nhập khẩu chủ yếu là máy móc, trang thiết bị và nguyên vật liệu chưa sản xuât được trong nước. Trong giai đoạn này, chính sách đầu tư tập trung vào khuyến khích các dự án làm hàng xuất khẩu, các dự án phải tạo ra 80% sản phẩm phục vụ xuất khẩu.
Thời kỳ 1987-1997: là thời kỳ khuyến khích mạnh mẽ các dự án sản xuất hàng xuất khẩu. Những công ty có 50% sản phẩm làm ra để xuất khẩu thì các nhà đầu tư nước ngoài có thể chiếm phầm lớn cổ phần, còn các công ty có 100% sản phẩm phục vụ xuất khẩu thì có quyền bỏ 100% vốn để mua cổ phần công ty đó. Giảm bớt các dự án tập trung ở Bangkok, đồng thời cũng cho phép các nhà tư bản Thái Lan đầu tư ra nước ngoài.
Thời kỳ 1998-2008: Thái Lan chú trọng đối tác Hoa Kỳ cả về chính trị kinh tế và đầu tư để phát triển đất nước. Rất nhiều doanh nghiệp Hoa Kỳ đã hoạt động tốt ở nước này nhất là lĩnh vực chế xuất và du lịch.
xuất và dự án du lịch giải trí như ở Phú Quốc hay Đà Nẵng chẳng hạn.