Lĩnh vực dịch vụ

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG THU HÚT FDI TỪ HOA KỲ VÀO TỈNH HÀ TÂY TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ.DOC (Trang 90 - 94)

TẾ QUỐC TẾ

3.1.2.2. Lĩnh vực dịch vụ

Khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, các nhà cung cấp dịch vụ của Hoa Kỳ sẽ tiếp thị trường Việt Nam một cách dễ dàng hơn và sẽ được hưởng quy chế đãi ngộ quốc gia trên nhiều lĩnh vực như bảo hiểm, ngân hàng, chứng khoán, viễn thông, năng lượng, chuyển phát nhanh, xây dựng... Ngoài ra, Việt Nam cũng đã đồng ý xem xét việc mở cửa thị trường một cách rộng hơn so với những gì đã được thỏa thuận.

Ngân hàng và chứng khoán

Hiện tại, Việt Nam cho phép các ngân hàng nước ngoài nắm giữ mức cổ phần tối đa là 49%. Các ngân hàng nước ngoài được phép thành lập chi nhánh tại Việt Nam nhưng các công ty chứng khoán nước ngoài chỉ được phép thành lập văn phòng đại diện tại đây. Thỏa thuận giữa Việt Nam và Hoa Kỳ bao gồm:

Kể từ ngày 1/4/2007, các ngân hàng Hoa Kỳ và các ngân hàng nước ngoài khác sẽ được phép thành lập các chi nhánh 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Cũng như các pháp nhân Việt Nam, các chi nhánh và văn phòng đại diện này sẽ được hưởng chế độ đối xử không phân biệt (đãi ngộ quốc gia) ngay sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Các ngân hàng của Hoa Kỳ sẽ được phép thành lập chi nhánh 100% vốn

nước ngoài, nhận tiền gửi bằng VND không giới hạn từ các pháp nhân đồng thời phát hành thẻ tín dụng.

Kể từ ngày Việt Nam gia nhập WTO, các công ty chứng khoán nước ngoài trong đó có Hoa Kỳ có thể tham gia thành lập liên doanh với số cổ phần tối đa là 49%. 5 năm sau đó, số cổ phần tối đa của phía nước ngoài tại các liên doanh này có thể được tăng lên tới 100% và các công ty chứng khoán này có thể đưa vào Việt Nam một số hoạt động chứng khoán của mình như quản lý tài sản, tư vấn…Các công ty đầu tư nước ngoài sẽ được hưởng chế độ đãi ngộ quốc gia trong lĩnh vực tài chính. Các quy chế về tiếp cận thị trường nước ngoài sẽ tương tự hoặc cao hơn so với các quy chế này của các nước OECD.

Bảo hiểm

Hiện tại, các công ty bảo hiểm nước ngoài được phép hoạt động ở Việt Nam dưới dạng liên doanh với một công ty Việt Nam. Hoạt động của các công ty này cũng bị giới hạn trong một số lĩnh vực. Việc thành lập chi nhánh trực tiếp không được chấp nhận. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, các công ty bảo hiểm nước ngoài sẽ được phép hoạt động tại đây theo những quy tắc như sau:

Việt Nam sẽ cho phép các công ty bảo hiểm nước ngoài thành lập chi nhánh 100% vốn nước ngoài và 5 năm sau khi Việt Nam gia nhập WTO, các công ty này sẽ được phép cung cấp dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ. Các giới hạn đối với hoạt động của các công ty bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam sẽ ở mức thấp nhất. Chẳng hạn, trong vòng 1 năm sau khi Việt Nam gia nhập WTO, các công ty bảo hiểm nước ngoài sẽ không được phép cung cấp một số loại bảo hiểm bắt buộc nhưng sau đó sẽ không còn giới hạn nào nữa.

Việt Nam sẽ cho phép các công ty bảo hiểm nước ngoài hưởng chế độ đãi ngộ quốc gia một cách đầy đủ. Hơn nữa, Việt Nam sẽ thực thi cam kết của mình về chi nhánh của các công ty bảo hiểm nước ngoài theo cách phù hợp với các tiêu chuẩn được công nhận quốc tế của Hiệp hội các nhà quản lý bảo hiểm quốc tế.

Viễn thông

Việt Nam sẽ mở cửa thị trường viễn thông của mình và cho phép các công ty mà cổ phần nước ngoài chiếm đa số cung cấp trong 4 lĩnh vực phản ánh những ưu tiên thương mại chính của Hoa Kỳ, đó là: các dịch vụ viễn thông công cộng cơ bản mà phía nhà cung cấp không có cơ sở hạ tầng (cung cấp dịch vụ điện thoại cố định và di động nhờ đường truyền thuê của một công ty Việt Nam); mạng dữ liệu nội bộ (trước hết để phục vụ các nhà đầu tư nước ngoài; cung cấp các dịch vụ dựa trên mạng Internet); dịch vụ vệ tinh và dịch vụ cáp ngầm đường biển.

Việt Nam cũng đã chấp nhận những quy định tham chiếu cơ bản về viễn thông của WTO, thiết lập một cơ quan giám sát độc lập và các quy chế bắt buộc nhằm phòng ngừa các hành vi hạn chế cạnh tranh của các nhà cung cấp chính trên thị trường. Tài liệu này quy định một cách rõ ràng các quy chế bắt buộc cũng như những yêu cầu có quan hệ qua lại chặt chẽ.

Năng lượng

Việt Nam đã đưa ra hàng loạt các cam kết về mở cửa thị trường năng lượng của mình theo từng giai đoạn. Việt Nam sẽ cho phép các công ty dịch vụ năng lượng của Hoa Kỳ tham gia vào các dự án năng lượng liên quan đến khảo sát và phát triển dầu khí, tư vấn quản lý, phân tích và kiểm định kỹ thuật, sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị.

Sau khi gia nhập, Việt Nam sẽ cho phép các công ty nước ngoài trong lĩnh vực này thành lập liên doanh với một công ty Việt Nam trong thời hạn 3 hoặc 5 năm tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động. Sau thời gian đó, các công ty dịch vụ năng lượng nước ngoài sẽ được phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Việt Nam cũng đã cam kết sẽ cho phép các công ty dịch vụ năng lượng nước ngoài hưởng chế độ đãi ngộ quốc gia một cách đầy đủ.

Ngay sau khi gia nhập WTO, Việt Nam sẽ cho phép các công ty cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh nước ngoài thành lập liên doanh với các công ty Việt Nam trong đó phía nước ngoài nắm đa số cổ phần. 5 năm sau đó, các nhà cung cấp nước ngoài có thể thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.

Địa vị thành viên WTO của Việt Nam sẽ cho phép dịch vụ chuyển phát không hạn chế đối với các loại tài liệu, bao gói, hàng hóa… theo mọi phương thức. Đồng thời, các nhà cung cấp nước ngoài cũng sẽ được đối xử như các nhà cung cấp của Việt Nam.

Dịch vụ vận tải

Việt Nam sẽ mở cửa thị trường trong các lĩnh vực sửa chữa và bảo dưỡng máy bay, cho phép các công ty nước ngoài thành lập liên doanh với phía Việt Nam ngay sau khi gia nhập và 5 năm sau đó, các nhà cung cấp nước ngoài có thể thành lập 100% vốn nước ngoài.

Dịch vụ kinh doanh

Việt Nam sẽ mở cửa thị trường rộng hơn nữa cho các nhà cung cấp dịch vụ kinh doanh như tư vấn luật, kế toán, kiến trúc, quảng cáo, thị trường, thú y… Doanh nghiệp nước ngoài trong phần lớn các lĩnh vực này được phép thành lập công ty 100% vốn nước ngoài ngay sau thời điểm gia nhập hoặc một thời gian ngắn sau đó.

Việt Nam cũng sẽ mở cửa thị trường rộng hơn cho dịch vụ máy tính và các dịch vụ liên quan khác, cho phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài trong lĩnh vực đang tăng trưởng rất nhanh chóng mà các công ty Hoa Kỳ có khả năng cạnh tranh toàn cầu này.

Dịch vụ phân phối

Việt Nam sẽ tự do hóa lĩnh vực bán buôn, bán lẻ và nhượng quyền kinh doanh. Sau thời điểm gia nhập WTO, các doanh nghiệp Hoa Kỳ trong lĩnh vực này

được phép thành lập liên doanh với phía Việt Nam và từ 1/1/2009, các doanh nghiệp Hoa Kỳ được phép thành lập công ty 100% vốn nước ngoài. Các doanh nghiệp phân phối có vốn đầu tư nước ngoài sẽ được cung cấp cả các hàng hóa nhập khẩu và sản xuất trong nước.

Dịch vụ môi trường

Việt Nam sẽ tự do hóa thị trường dịch vụ môi trường, cho phép các công ty của Hoa Kỳ cung cấp nhiều loại dịch vụ từ thoát nước đến hạn chế tiếng ồn, với tư cách là liên doanh với phía Việt Nam ngay sau thời điểm gia nhập và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài 5 năm sau thời điểm gia nhập. Việt Nam cũng đã cam kết sẽ cho phép các doanh nghiệp nước ngoài trong lĩnh vực này được hưởng chế độ đãi ngộ quốc gia một cách đầy đủ.

Khách sạn- Nhà hàng

Việt Nam sẽ mở cửa thị trường rộng hơn nữa cho đầu tư của các doanh nghiệp Hoa Kỳ vào ngành công nghiệp này ở Việt Nam đồng thời tạo cơ hội cho các công ty quản lý khách sạn của Hoa Kỳ.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG THU HÚT FDI TỪ HOA KỲ VÀO TỈNH HÀ TÂY TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ.DOC (Trang 90 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(148 trang)
w