Đối tượng nuô

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN Ở TỈNH THÁI BÌNH.doc (Trang 26 - 27)

II. HIỆN TRẠNG NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN CỦA TỈNH THÁI BÌNH

1. Đối tượng nuô

Đối tượng nuôi trồng thuỷ sản rất phong phú cả ở nước mặn và nước ngọt. Tuy nhiên, việc lựa chọn đối tượng nuôi cho phù hợp với từng điều kiện cụ thể về tự nhiên và kinh tế là một việc làm rất cần thiết. Phải lựa chọn đối tượng nuôi nào vừa mang lại vừa mang lại giá trị kinh tế cao vừa đảm bảo được phù hợp với điều kiện của vùng biển Thái Bình để cho con giống sinh trưởng và phát triển tốt vừa đảm bảo phù hợp với khả năng của các ngư dân. Chính vì vậy trong ngành nuôi trồng thuỷ sản, không chỉ diện tích mặt nước mà cả xác định đối tượng nuôi cho phù hợp cũng không kém phần quan trọng.

Trong những năm qua các đối tượng sử dụng và đưa vào nuôi ở Thái Bình chủ yếu là các đối tượng nuôi truyền thống như tôm sú, ngao, vọp và một số loại rong biển. Tuy nhiên tôm vẫn được ưu tiên phát triển và thực tế đã chiếm tỷ trọng cao trong kim ngạch xuất khẩu.

Bảng 4: Kết quả nuôi tôm, ngao ( 2006 – 2008)

Danh mục Đơn vị tính Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 - Nuôi tôm sú

Diện tích ha 3002 3665 3561

Năng suất kg/ha 436,04 452,36 472,3

Sản lượng Tấn 1309 1358 1682

- Nuôi ngao

Diện tích ha 1081 1089 1089

Năng suất tấn/ha 17,0 18,26 25

Sản lượng Tấn 18377 19885 27225

Qua các năm diện tích nuôi tôm sú và ngao đều có xu hướng tăng lên. Như con tôm sú năm 2006 là 3002 ha nhưng đến năm 2008 là 3561 ha tăng 559 ha. Diện tích nuôi ngao tăng lên 8 ha so với năm 2006. Có thể nhận thấy qua các năm diện tích, sản lượng và năng suất đều tăng lên một cách đáng kể.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN Ở TỈNH THÁI BÌNH.doc (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w