Xác định đối tượng nuôi và hình thức nuô

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN Ở TỈNH THÁI BÌNH.doc (Trang 43 - 44)

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP

2.Xác định đối tượng nuôi và hình thức nuô

Xác định đối tượng nuôi và hình thức nuôi là việc rất quan trọng. Đối tượng nuôi nào phù hợp với điều kiện tự nhiên, phù hợp với vốn của mình. Chọn hình thức nuôi sao cho tận dụng được hết thức ăn tự nhiên. Đối với những vùng giàu thức ăn tự nhiên thì chọn hình thức nuôi quảng canh, bán thâm canh.

- Đối với nuôi tôm sú: hướng dẫn ngư dân cải tạo ao đầm, đảm bảo các điều kiện thuận lợi cho việc thả tôm vụ xuân – hè. Khuyến cáo ngư dân thả với mật độ thích hợp, phù hợp với cơ sở hạ tầng của vùng nuôi, trình độ kỹ thuật và khả năng đầu tư của người dân. Sớm ban hành lịch thời vụ, phối hợp với 2 huyện Thái Thuỵ, Tiền Hải và các xã ven biển để chỉ đạo việc thả giống theo chỉ đạo. Tăng cường công tác kiểm tra tình hình dịch bệnh trên diện rộng.

- Nuôi ngao: phối hợp với huyện Thái Thuỵ tiếp tục mở rộng diện tích nuôi ngao ở xã Thái Đô. Nuôi theo hình thức quảng canh là chủ yếu.

- Nuôi nước ngọt: ở những vùng chuyển đổi tập trung tùy theo điều kiện kinh tế, trình độ kỹ thuật của người dân để lựa chọn hình thức sản xuất cho phù hợp: cá – lúa, tôm – lúa, chuyên cá, VAC. Chỉ những chủ đầm, chủ hộ nuôi thủy sản có đủ trình độ kỹ thuật và khả năng đầu tư mới tổ nuôi theo hướng bán thâm canh và tiến tới thâm canh.

Con ngao, tôm sú trong thời gian trước mắt vẫn được ngành thủy sản cả nước nói chung và Thái Bình nói riêng xác định là đối tượng nuôi chủ yếu của các vùng nuôi thủy sản nước lợ trong và ngoài đê quốc gia, tôm sú do có lợi thế lớn nhanh, mùa vụ nuôi ngắn (100 – 120 ngày), giá cả sản phẩm tương đối cao, thị trường tiêu thụ rộng và tương đối ổn định. Ngoài đối tượng nuôi tôm sú, ngao vùng bãi triều, bổ sung tôm thẻ chân trắng nuôi ở những vùng có đủ các điều kiện và các đối tượng nuôi khác nhau phù hợp với đặc điểm từng vùng sinh thái như: cua xanh, cá vược, cá bớp, cá song, rô phi đơn tính… Cụ thể: vùng ngoài đê quốc gia nuôi rô phi lai xa, cua xanh, cá vược..; vùng chuyển đổi cần bổ sung nuôi 2 vụ cua xanh, cá vược, cá song, cá bớp, rô phi lai xa…

Hình thức nuôi: trước mắt vẫn lấy hình thức nuôi quảng canh cải tiến ít thay nước là chính, phù hợp với cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng cơ sở các vùng nuôi và trình độ quản lý sản xuất của ngư dân, tuy nhiên cần lưu ý mật độ thả giống tôm sú với khu vực ngoài đê chỉ nên 2 – 5 con/m2, khu vực chuyển đổi 5 – 7con/m2. Đồng thời cần áp dụng hình thức nuôi bán thâm canh tôm sú một số vùng chuyển đổi và tiến hành quy hoạch ở một số vùng nuôi có điều kiện như: chất đất, độ mặn của nước sao cho phù hợp để nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng đạt hiệu quả kinh tế cao.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN Ở TỈNH THÁI BÌNH.doc (Trang 43 - 44)