Chính sách đầu tư

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN Ở TỈNH THÁI BÌNH.doc (Trang 49 - 54)

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP

8. Chính sách đầu tư

Chính sách đầu tư làm cho cơ sở hạ tầng hoàn thiện hơn, làm cho người dân tham gia tích cực hơn. Đầu tư về cơ sở hạ tầng, về giống,…Hàng năm bố trí nguồn vốn cho địa phương thực hiện nhiệm vụ quy hoạch chi tiết vùng nuôi ngoài đê quốc gia. Trên cơ sở đó đầu tư xây dựng các hạng mục công trình theo tiến độ đã phê duyệt với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm. Trước mắt, trong 2 năm 2009 – 2010 tập trung đầu tư hoàn thiện hệ thống đường điện cho vùng nuôi chuyển đổi xã Thái Đô, đầu tư mới cho hệ thống đường điện ở Thuỵ Xuân, Thuỵ Trường và cống ngập mặn, nước ngọt. Hoàn chỉnh hạng mục công trình cống mới xây thuộc vùng chuyển đôir 3 xã Nam Thịnh, Nam Cường, Nam Thắng để sớm phát huy hiệu quả. Lựa chọn địa điểm và có chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho khu sản xuất giống thủy sản để kêu gọi các thành phần kinh tế phát triển sản xuất giống tại địa phương.

- Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước: nguồn vốn từ ngân sách chủ yếu đầu tu vào những hạng mục cần vốn lớn, có tính chất chung:

Đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi, đường giao thông, điện

- Vốn địa phương: sử dụng cho những việc như hỗ trợ về giống, xây dựng những công trình ở cấp huyện, xã.

Kết luận

Lợi ích của nuôi trồng thủy sản mang lại cho tỉnh Thái Bình không chỉ là lợi ích về mặt kinh tế, bên cạnh đó còn có những giá trị mang tính chất xã hội. Nuôi trồng thủy sản mang lại giá trị cao hơn so với việc trồng lúa, làm muối, làm tăng tổng giá trị sản phẩm, đồng thời tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho người dân. Tỉnh đầu tư cho ngành thủy sản làm cho cơ sở hạ tầng (đường giao thông, điện, hệ thống thủy lợi) phát triển. Các ngành liên quan cũng phát triển theo: ngành chế biến thức ăn, dịch vụ, …Nuôi trồng thủy sản đang ngày càng phát triển, mở rộng cũng góp phần nâng cao trình độ kỹ thuật cho người dân. Mặc dù ngành nuôi trồng tỉnh Thái Bình vẫn chưa phải là chủ yếu, nhưng chính sách của nhà nước phát triển nuôi trồng, kết hợp trồng xen kẽ với trồng lúa, một số vùng còn chuyển từ trồng lúa, làm muối sang nuôi trồng thủy sản. Để khai thác hết tiềm năng của tỉnh cần phát triển nuôi trồng ở ven biển. Nuôi trồng thủy sản đã phát triển đa dạng về loại hình, đối tượng nhưng hiệu quả nuôi trồng chưa cao. Vì

vậy trong thời gian tới tỉnh cần có những chính sách đầu tư, khuyến khích ngư dân phát triển nuôi trồng thủy sản để ngành thủy sản là một trong những ngành mũi nhọn của tỉnh.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN Ở TỈNH THÁI BÌNH.doc (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w