II. HIỆN TRẠNG NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN CỦA TỈNH THÁI BÌNH
4. Diện tích nuôi trồng
Đối với ngành thuỷ sản thì diện tích mặt nước là một yếu tố rất quan trọng để hiểu rõ hơn về vai trò của diện tích mặt nước, tìm hiểu sự biến động của diện tích mặt nước qua các năm.
Bảng 6: Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ (2004 – 2008)
Năm Đơn vị Diện tích mặt nước So với năm 2004 (%)
2004 Ha 3709
2005 Ha 3709 100
2006 Ha 3723 100,38
2007 Ha 3745 100,97
2008 Ha 3760 101,38
( Nguồn: Sở NN & PTNT tỉnh Thái Bình)
Hiện nay diện tích nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh có xu hướng tăng nên qua các năm. Bên cạnh đó, diện tích nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh luôn đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Có được kết quả như vậy là do các nguyên nhân sau:
Thứ nhất: một số hộ ngư dân đã chuyển thói quen đánh bắt, khai thác thủy sản tự nhiên sang nuôi trồng thuỷ sản theo quy trình nhất định. Ngoài ra, một số diện tích trồng lúa, làm muối năng suất thấp cũng được người dân ở đây chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản. Vì vậy hiệu quả của việc nuôi trồng thuỷ sản lớn hơn rất nhiều so với hiệu quả của việc khai thác, đánh bắt thuỷ sản tự nhiên và trồng lúa, làm muối. Thêm vào đó, đây là một nghề có thể làm giàu được, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống cho các ngư dân ở đây.
Thứ hai: trong mấy năm trở lại đây Nhà nước đã chú trọng đầu tư vào Thái Biình nhiều dự án, chương trình nuôi trồng thuỷ sản để đánh thức tiềm
năng, thế mạnh ở đây như: các dự án nuôi tôm sú, nuôi ngao,.. Bên cạnh đó, nhiều công ty tư nhân đã đầu tư vào nuôi trồng thuỷ sản ở Thái Bình kết hợp với kinh doanh du lịch.
Bảng 7: Diện tích nuôi trồng thuỷ sản năm 2007 – 2008
STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2007 Năm 2008
A Nuôi trồng mặn, lợ ha 4812 4813
1 Diện tích nuôi cá ha 50 110
2 Diện tích nuôi tôm ha 3665 3606
Trong đó diện tích tôm sú ha 3665 3561
3 Diện tích nuôi ngao ha 1089 1089
4 Diện tích ương nuôi thuỷ sản
ha 8 8
B Nuôi nước ngọt ha 8216 8311
1 Diện tích nuôi cá ha 8105 8200
2 Diện tích nuôi tôm ha 55 55
3 Diện tích ương nuôi giống ha 56 66
(Nguồn: Sở NN & PTNT tỉnh Thái Bình)
Nhìn chung diện tích nuôi trồng thuỷ sản các loại có xu hướng không thay đổi. Tuy nhiên diện tích nuôi tôm, ngao, cá chiếm tỷ lệ lớn. Như năm 2008 tổng diện tích nuôi trồng là 13124 ha trong đó diện tích nuôi tôm 3661 ha, diện tích nuôi ngao là 1089 ha, diện tích cá 8310 ha. Có được kết quả trên là do:
Thứ nhất: được sự quan tâm của Nhà nước và lãnh đạo Tỉnh, người dân nuôi trồng thuỷ sản và sản xuất ươm tạo nhân giống Thái Bình được hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, chính sách đất đai, chính sách cho vay vốn và hỗ trợ ngân sách…Do đó họ đã mạnh dạn đầy tư vốn vào phát triển nuôi tôm, ngao, chính vì vậy mà nghề nuôi tôm sú và ngao của tỉnh Thái
Bình đã phát triển một bước đi khá dài về diện tích nuôi trồng, năng xuất và hiệu quả kinh tế.
Thứ hai: Diện tích nuôi cá nước ngọt trên địa bàn tỉnh cũng phát triển mạnh qua các năm là do Thái Bình có mật độ sông ngòi, ao, hồ dày đặc, con giống cũng dễ ương tạo, dễ nuôi, lượng đầu tư vốn thấp phù hợp với những hộ nghèo cho phát triển kinh tế nông thôn.
Thứ ba: do có sự ưu đãi khuyến khích đầu tư các mô hình trang trại đang được nhân rộng trong toàn tỉnh với hàng nghìn trang trại có quy mô lớn mà hình thức nuôi trồng chủ yếu là đào ao thả cả, kết hợp với các loại cây con khác.